Kế toán kho có lẽ không còn là công việc quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện tốt nghiệp vụ của 1 kế toán kho lại không phải điều dễ dàng. Ngoài kiến thức chuyên môn, người kế toán kho cần nắm được những lưu ý quan trọng.

I. Kế toán kho là gì? 

Trước hết, bạn cần hiểu được định nghĩa kế toán kho là gì? Đúng theo như tên gọi, kế toán kho được hiểu là kế toán làm việc tại bộ phận kho hàng của các doanh nghiệp. Những người kế toán kho sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát số lượng hàng tồn kho, theo dõi tình hình xuất - nhập hàng hóa, đối chiếu với số liệu thực tế nhằm hạn chế những thất thoát, rủi ro cho doanh nghiệp phát sinh từ những sai số không đáng có. Nhiều người sẽ lầm tưởng kế toán kho cũng giống như nhân viên kho, nhưng sự thật không phải như vậy. Tuy rằng làm việc tại kho hàng hóa, nhưng kế toán kho cũng là 1 nhân viên trực thuộc phòng kế toán, giống như: Kế toán tiền lương, kế toán doanh thu…  

II. Công việc của kế toán kho

Mỗi doanh nghiệp sẽ kinh doanh dưới những loại hình khác nhau, ví dụ như: Khách sạn, nhà hàng, sản xuất… Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp đều cần có kế toán kho để có thể kiểm soát lượng hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Dưới đây là 1 vài mô tả công việc cụ thể mà người kế toán kho cần làm:

  • Xác định và kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện quá trình thực hiện Nhập - Xuất kho.
  • Kiểm tra hóa đơn nhập hàng bởi các nhà sản xuất, nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp sai sót, thiếu hụt hàng hóa và đề ra những phương án giải quyết.
  • Nhập các chứng từ cùng với số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống.
  • Kiểm soát việc nhập - xuất hàng tồn kho.
  • Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho, sắp xếp hàng hóa vật liệu trong kho, quy trình tuân thủ các quy định của công ty của thủ kho.
  • Cập nhật tình hình hàng hóa trong kho và lên kế hoạch xuất - nhập hàng hóa.
  • Phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho theo định kỳ. Cần kịp thời xử lý những hàng hóa hư hỏng.
  • Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, lập biên bản đề xuất nhằm xử lý nếu như phát hiện có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách.
  • Thực hiện hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí; Hạch toán việc xuất - nhập hàng hóa, nguyên vật liệu.
  • Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định.
  • Kiểm kê số lượng hàng nhập xuất cùng thủ kho, bên giao và bên nhận.
  • Nộp chứng từ và báo cáo theo quy định

Công việc của kế toán kho là gì

Công việc của kế toán kho

III. Những sai sót thường gặp khi làm kế toán kho

Nhiệm vụ chính của người làm kế toán kho là đảm bảo tính đúng đắn của số liệu, chứng từ của hàng hóa. Và để làm tốt nhiệm vụ kế toán kho, cần lưu ý những sai sótsau đây để tránh xảy ra những trường hợp không đáng có:

  • Không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ khi ghi nhận hàng tồn kho: Không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho; Mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn 
  • Ghi sai giá gốc hàng tồn kho
  • Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho; Chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán do không có sự đối chiếu thường xuyên với thủ kho.
  • Lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời, không đúng theo quy định; Hạch toán xuất kho trước khi nhập.
  • Xuất kho nội bộ theo giá ấn định.
  • Chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị khi xuất vật tư cho sản xuất
  • Luân chuyển chứng từ chậm, viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho làm số lượng hàng bị âm.
  • Không lập bảng kê chi tiết, phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất, từng loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa.
  • Không lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn theo định kỳ.
  • Không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.
  • Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập lại kho.
  • Hạch toán sai.
  • Sử dụng phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp.
  • Nhầm lẫn trong việc phân loại tài sản cố định là hàng tồn kho.
  • Không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc trích lập không dựa trên cơ sở giá thị trường. 
  • Thiếu việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm ngày cuối cùng của năm tài chính.
  • Không xử lý vật tư, hàng hóa khi phát hiện thừa, thiếu trong quá trình kiểm kê.
  • Có xuất kho nhưng không hạch toán vào chi phí. Xuất vật tư cho sản xuất chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị.
  • Không có chứng từ phù hợp hoặc theo giá tạm tính khi hàng về chưa có hóa đơn nhưng đã xuất dùng ngay khi hạch toán tạm nhập - xuất.
  • Chưa có biện pháp xử lý hàng hóa, các thành phẩm ứ đọng và tồn kho lâu với giá trị lớn
  • Không quản lý chặt chẽ khâu mua hàng, bộ phận mua hàng khai khống giá mua (giá mua cao hơn giá thị trường).

IV. Lưu ý khi làm kế toán kho

1. Khi xuất - nhập hàng

  • Với mỗi lần nhập hay xuất hàng, cần đảm bảo kiểm tra kỹ các chứng từ theo đúng quy định đã đề ra.
  • Cần chú ý nhận các chứng từ giao hàng hay yêu cầu xuất hàng và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định.
  • Thực hiện việc nhập, xuất hàng cho cá nhân có liên quan. 

2. Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn

  • Trên các kệ chứa hàng trong kho, cần ghi rõ và đầy đủ phiếu nhập, xuất, hay phiếu ghi chú về các loại hàng.
  • Khi đã ghi phiếu xuất, cần nhập trực tiếp vào phần mềm. 
  • Thường xuyên theo dõi số lượng xuất, nhập, tồn hàng hóa và so sánh với định mức tồn kho tối thiểu.

3. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

  • Người kế toán kho phải đảm bảo hàng hóa có định mức tồn kho tối thiểu.
  • Trong trường hợp số lượng hàng hóa xuất - nhập biến động, kế toán kho cần đề xuất phương án thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp.
  • Cần thường xuyên theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu.

4. Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho

  • Người kế toán kho cần lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu 1 cách định kỳ theo như kế hoạch đã đề ra
  • Chú trọng vào việc theo dõi quá trình nhập hàng thông qua phiếu ghi chú trên giá kệ hàng, đôn đốc việc mua hàng.
  • Khi doanh nghiệp nhập hàng về kho, kế toán kho sẽ trực tiếp làm thủ tục và theo dõi quá trình mua, nhận hàng.

5. Sắp xếp hàng hóa trong kho

  • Khi làm kế toán kho, bạn cần trực tiếp sắp xếp các loại hàng vào kho. Cần lưu ý tránh tình trạng làm hư hỏng hàng hóa.
  • Cần lập sơ đồ hàng hóa trong kho và cập nhật khi có phát sinh hàng hóa.

6. Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho

  • Khi sắp xếp hàng hóa trong kho, kế toán kho cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Phải quản lý theo nguyên tắc FIFO với loại hàng dễ hư hỏng, có hạn sử dụng ngắn hạn.

7. Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho

  • Cần chắc chắn đảm bảo các quy tắc PCCC trong kho.
  • Cần kiểm tra lại các giá kệ chứa hàng theo định kỳ để tránh tình trạng gãy đổ, gây tổn hại đến hàng hóa.

V. Mức lương kế toán kho 

Thực chất thù lao trả lương cho người lao động luôn xứng đáng, phù hợp, biến động với những trách nhiệm, công sức của người lao động đã bỏ ra trong rất nhiều ngành nghề. Tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm , cũng như kiến thức làm việc mà mỗi người làm việc tại mỗi vị trí khác nhau tại doanh nghiệp hưởng những mức lương kế toán kho khác nhau.
Hiện nay, với vị trí kế toán kho trên thị trường lao động kế toán viên tại các doanh nghiệp đang được khẳng định với thu nhập ở mức khá với những đòi hỏi cao về chế độ xã hội, mức lương thưởng.
Với những sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường 2019 chưa có kinh nghiệm làm việc, thì công việc, trách nhiệm ít hơn nên mức lương còn dao động từ 3.500.000 đến 5.000.000, còn những người làm kế toán kho đã được 2 năm kinh nghiệm thì sẽ được hưởng với mức lương cao hơn, kéo theo trách nhiệm và công việc cũng nặng hơn, mức thu nhập rơi vào khoảng từ6.000.000 đến 8.000.000.
Bạn có thể tham khảo mức lương kế toán kho tại đây.

Lương kế toán kho

Mức lương của kế toán kho

VI. Cơ hội việc làm của kế toán kho

1. Cơ hội việc làm kế toán kho ở Hà Nội  

Tại Hà Nội, kế toán kho được đánh giá là 1 nghề luôn được các nhà tuyển dụng mở rộng cơ hội vì sự cần thiết của nghề này. Bất cứ doanh nghiệp nào, dù là về khách sạn, nhà hàng, hay sản xuất… đều cần có kế toán kho. Không chỉ vậy, mức lương được trả cho kế toán kho cũng rất hấp dẫn. Dưới đây là 1 vài ví dụ về cơ hội việc làm kế toán kho tại Hà Nội:

  • Công ty sản xuất: Mức lương dao động từ 5 - 7 triệu
  • Công ty thực phẩm: Mức lương dao động từ 6 - 8 triệu
  • Công ty về thời trang: Mức lương dao động từ 5 - 9 triệu
  • … 

2. Cơ hội việc làm kế toán kho ở Hồ Chí Minh

Ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn với nhiều mô hình kinh doanh. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp về sản xuất thương mại, đồ điện máy, nội thất,.. đều đang khá cần những kế toán kho. Vì vậy, cơ hội việc làm kế toán kho ở Hồ Chí Minh cũng rất rộng mở. Có thể xét 1 vài ví dụ dưới đây:

  • Kế toán kho làm việc tại công ty TNHH Dinh Dưỡng Việt: Mức lương từ 7 - 10 triệu
  • Kế toán kho làm việc tại công ty CP Cơ Khí: Mức lương từ 7- 10 triệu
  • Kế toán kho làm việc tại công ty Xây Dựng: 5 - 7 triệu
  • ... 

Kế toán kho là công việc không quá phức tạp. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nghiệp vụ của 1 kế toán kho, bạn cần nắm được những lưu ý nhất định khi làm nghề này. Bên cạnh đó, khi đã trở thành 1 kế toán kho xuất sắc, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến rõ ràng, và việc bạn nhận được mức lương cao sẽ không gì là không thể.