Dân thiết kế vẫn đang loay hoay chọn lựa các phần mềm thiết kế nội thất ưng ý? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để trang bị cho mình những phần mềm thiết kế nội thất như dân chuyên nghiệp nhé!
Xu hướng trang trí nhà cửa ngày càng trở nên phổ biến, kéo theo đó ngànhnghề thiết kế nội thấtcũng trở thành “miếng mồi” ngon cho nhiều bạn trẻ theo đuổi. Bạn đang học ngành thiết kế nội thất? Bạn đang làm kiến trúc sư nhưng vẫn muốn lấn sân sang “lãnh địa” trang hoàng nội thất? Dù bạn có là ai đi chăng nữa, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này thì chần chừ gì mà không đọc ngay bài viết để “sắm” cho mình những phần mềm thiết kế nội thất hiệu quả dành cho dân chuyên nghiệp.
I. Autodesk Autocad – Phần mềm thiết kế nội thất cơ bản nhất
Phần mềm thiết kế nội thất Autodesk Autocad có “xuất thân” từ hãng Autodesk. Autodesk nổi tiếng là một hãng sản xuất các phần mềm công nghệ thiên về lĩnh vực đồ họa và kỹ thuật, ví dụ như: giải trí, trò chơi, cơ khí, điêu khắc, phim hoạt hình, nội thất và kiến trúc.
Là một hãng công nghệ được nhiều người biết tới, Autodesk Autocad là phần mềm thiết kế nội thất hướng đến nhiều đối tượng - những người có quan tâm đến trang trí nhà cửa và muốn khám phá các phần mềm thiết kế nội thất. Mọi người có thể thấy rõ các tính năng, bước thực hiện ở phần mềm thiết kế nội thất này đều đơn giản và dễ sử dụng, ngay cả đối với người mới bắt đầu. Phần mềm được thực hiện chủ yếu bằng các thao tác đơn giản có sự kết hợp với các nút lệnh và sử dụng linh hoạt chuột.
Autodesk Autocad được coi là phần mềm thiết kế nội thất cơ bản và là bước đầu làm quen với ngành thiết kế nội thất. Đối với một bạn có trình độ dùng máy tính thông thường, bạn ấy chỉ mất kém một chút hoặc nhỉnh hơn 3 tiếng đồng hồ đã có thể thực hành các thao tác cơ bản. Sau 6 tiếng đồng hồ, bạn có thể sử dụng phần mềm thiết kế nội thất Autodesk Autocad thành thạo rồi.
Phần mềm thiết kế nội thất Autodesk Autocad
II. Google Sketchup – Phần mềm thiết kế nội thất 3D cơ bản
Google chẳng phải là một cái tên nào xa lạ đối với mọi người nữa. Google nổi tiếng với nhiều ứng dụng công nghệ thông minh và trong lĩnh vực trang trí nhà cửa, “ông lớn” lại xây dựng được một phần mềm hữu ích không kém.
Việc đặt tên phần mềm thiết kế nội thất kèm theo từ “Sketchup” (sơ phát) giúp cho mọi người mường tượng ra dễ dàng hơn đối tượng Google đang nhắm tới là những ai.
“Đụng độ” với “anh bạn” Autodesk Autocad khi cùng khai thác phần mềm thiết kế nội thất cơ bản nhưng Google lại có bước tiến tối ưu hóa hơn. Nếu bạn đã từng thử dùng Google Sketchup, bạn sẽ hình dung nó đơn giản thế nào. Với phần mềm thiết kế nội thất này, bạn dễ dàng thiết kế hóa các ý tưởng trong đầu bằng thao tác chuột. Đôi khi, Google Sketchup còn tạo ra những khối đa dạng hình thù, hình dạng phức tạp đến cả bản thân người thiết kế lâu năm cũng không thể nào hình dung và mô tả nổi.
Google Sketchup là phần mềm thiết kế nội thất vô cùng tốt để “khai phóng” ý tưởng cho người thiết kế. Chẳng khó hiểu khi ví von phần mềm thiết kế nội thất này như “phù thủy” làm sống dậy sự sáng tạo trong lúc đầu bạn trống rỗng.
Phần mềm thiết kế nội thất Google Sketchup
III. 3D Max – Phần mềm thiết kế nội thất 3D chuyên nghiệp
Phần mềm thiết kế nội thất 3D Max được chia thành hai phần chính là Modeling (dựng hình) và Render - Vray. Vì vậy, các bạn có thể tạm phân phần mềm thiết kế nội thất này thành Vray Chaosgroup và Autodesk 3DS Max.
Modeling giúp bạn thiết kế nội thất dưới dạng mô phỏng công trình thực tế trong không gian 3D trên máy tính. Nói rõ hơn, bạn muốn trang trí một phòng khách trong căn hộ chung cư thì mọi vật dụng ở đó, ví dự như: đèn, quạt, tường, trần, bàn, ghế,..., đều phải được dựng 3D lên.
Sau phần dựng hình, Render - Vray dùng để xuất ảnh, xuất cảnh từ không gian 3D trên máy tính ra các bức ảnh. Nếu bạn vừa dựng 3D phòng khách căn chung cư cho người khác xem, bạn phải chụp lại các bức hình thì người xem mới hiểu. Người khác chỉ hiểu rõ ý tưởng thiết kế nội thất bạn đang xây dựng khi họ xem các góc chụp khung cảnh nội thất.
Cần phải chọn góc nào để chụp khi dùng Render - Vray? Một cách cơ bản mà nhiều người vẫn sử dụng, đó là bạn đặt nội thất trong khung cảnh hiện thực bao gồm cả ánh sáng, vật liệu, đồ đạc,.. trong không gian đó.
Điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát, chú ý và tập trung nhiều đến các không gian thực tế để dựng mô hình nội thất 3D không bị vô lý và xa rời hiện thực.
Công cụ Render của Vray Chaosgroup có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau ngoài thiết kế nội thế, ví dụ như sản xuất phim, trò chơi,... Vray Chaosgroup thành công trong việc giúp dân thiết kế nội thất sản xuất ra những sản phẩm đẹp long lanh từ ánh sáng gián tiếp và sự tương tác của các tia sáng kết hợp và tia sáng phản xạ vạ đập với nhau.
Dạo gần đây, sức cạnh tranh trong lĩnh vực này quá lớn, một công cụ Render mới trình làng mang tên Corona Render đã chính thức về dưới một mái nhà với Vray. Nói kĩ hơn là Chaosgroup bị mua.
Phần mềm thiết kế nội thất 3D Max
IV. Adobe Photoshop – Ông trùm trong giới thiết kế nội thất
Lúc nào cũng được dân thiết kế chăm chút cho đến tận cùng cũng những công đoạn hoàn tất sản xuất ý tưởng. Một bước mà designer không thể bỏ qua thường được gọi với cái tên “Ghép Shop”. Đây là bước xử lý công đoạn hậu kỳ và “tỉa tót”, bổ sung thêm một vài chi tiết hay đôi khi chỉ là chỉnh sửa lại bức hình. Tất cả những bước đó đều hướng đến việc sản xuất ra bức ảnh hoàn thiện không gian nội thất trong một khung cảnh. Dân thiết kế muốn thực hiện nó thường tìm đến phần mềm thiết kế nội thất Adobe Photoshop.
Điều này không quá khó hiểu bởi khách hàng thường có xu hướng chọn những bản thiết kế có hình thức ưu nhìn, hình ảnh rõ ràng, sắc nét hơn. Do đó, phần mềm thiết kế nội thất Adobe Photoshop chẳng khác nào công cụ xử lý ảnh chuyên nghiệp, giải quyết hết những vấn đề tồn đọng trong bản thiết kế trước khi xuất ra ảnh.
Nếu các bạn có các ứng dụng chụp ảnh làm đẹp vậy thì dân thiết kế cũng có Adobe Photoshop để biến sản phẩm của mình trở nên lộng lẫy.
Phần mềm thiết kế nội thất Adobe Photoshop
V. Excel – Phần mềm thiết kế nội thất tối giản hàng đầu
Khi nghe đến Excel, chẳng ai còn lạ lẫm gì với mọi người. Nó được nhắc tới như là một trợ lý tin cậy cho các những người chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến tính toán các con số như nhân viên tài chính, nhân viên kế toán,... Vậy thì nó có sự liên kết nào đối với lĩnh vực thiết kế nội thất?
Mình nói cho bạn nghe, một bản thiết kế hoàn chỉnh không phải chỉ cần “chăm chút” hình thức dưới dạng bức ảnh mà bạn còn cần biết cách biết nó thành vật trong thực tế. Với một bức ảnh đẹp đẽ, liệu bạn có thể xây thành công công trình hay không? Đây là lúc “vị cứu tinh” Excel xuất hiện.
Muốn thực hiện hóa ý tưởng ra thực tế, bạn phải chuẩn bị các bước dự đoán khối lượng nguyên vật liệu, tính toán kích thước xây dựng, đơn giá cho toàn bộ dự án.
Làm được điều ấy, Excel được xem như “họ hàng” gần xa của phần mềm thiết kế nội thất. Excel sẽ giúp bạn hoàn thành tốt quy trình tính toán, dự đoán, đơn giá chi phí cho công trình. Với một số dự án, kinh phí bị giới hạn, bạn cần biết cách cân đối chi tiêu mua vật liệu, nhân công,... cho hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng, hình thức theo ý khách hàng.
VI. Kết luận
Hiện nay, có rất nhiều bạn thích thú và mong muốn khám phá các phần mềm thiết kế nội thất với ý tưởng trang hoàng cho công trình của mình thật đẹp. Đó là lý do các phần mềm thiết kế nội thất không chỉ phổ biến ở trong giới thiết kế nữa mà còn nâng tầm phủ sóng đến tất cả mọi người. Bài viết trên mang đến cho các bạn cái nhìn khái quan về các phần mềm thiết kế nội thất, hi vọng bạn có thể tìm, lựa chọn và áp dụng phần mềm đúng với ý tưởng bạn đang muốn thực hiện.