Công việc Kiểm toán viên nội bộ là gì? Kiểm toán viên nội bộ có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ mô tả một cách chi tiết nhất về các công việc cũng như vai trò của Kiểm toán viên nội bộ.
Kiểm toán viên nội bộ được xem là vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động cũng như kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay là hầu hết chủ doanh nghiệp tại Việt Nam đều chưa nhận thức đúng rõ về kiểm toán viên nội bộ là gì, vai trò, nhiệm vụ và mô tả công việc kiểm toán viên nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy công việc cần làm của kiểm toán viên nội bộ là gì? Họ có giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn? Làm gì để kiểm toán nội bộ giúp chủ công ty dự đoán, phòng ngừa rủi ro cũng như kiểm soát bộ máy hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định nào đó. Bài viết đây 123job sẽ tập trung phân tích và làm rõ kiểm toán viên nội bộ là gì và mô tả công việc kiểm toán viên nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
I. Kiểm toán viên nội bộ là gì?
Kiểm toán nội bộ là gì?
Kiểm toán viên nội bộ là gì? Kiểm toán viên nội bộ là một công việc về ngành kế toán của nhân viên trong một doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp những đánh giá độc lập và thật khách quan về hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.
Kiểm toán viên nội bộ là vị trí giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận theo nguyên tắc và mang tính hệ thống cao nhằm đánh giá và nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro cũng như các quy trình về kiểm soát và các quy trình quản trị.
II. Mẫu 1 mô tả công việc Kiểm toán viên nội bộ
Mẫu 1 mô tả công việc Kiểm toán viên nội bộ
1. Mô tả công việc
Kiểm toán viên nội bộ là vị trí phụ trách các công việc kiểm tra thông tin và là người giám sát hệ thống vận hành của doanh nghiệp. Đây còn là vị trí có thể làm tăng thêm về giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tiếp cận có hệ thống và kỷ luật về chất lượng và hiệu quả của các quy trình quản lý sự rủi ro, kiểm soát và quản trị
2. Trách nhiệm
Các chức năng và trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ là gì? Nó bao gồm:
Kiểm toán viên nội bộsẽ phải thực hiện đánh giá tính chính xác của các nhà quản lý ở cấp đơn vị kinh doanh và đánh giá liên kết giữa các đơn vị kinh doanh
Kiểm toán viên nội bộ sẽ trực tiếp các minh và đảm bảo về sự an toàn cho tài sản cũng như uân thủ các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm toán viên nội bộ sẽ là người điều tra gian lận hay các hành vi nội bộ vi phạm về chính sách của công ty.
3. Quyền hạn
Quyền hạn có được khi bạn trở thành một kiểm toán viên nội bộ chính thức là:
Được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ về phúc lợi theo nội quy và quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…)
Được hưởng các chế độ về thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo như chính sách đãi ngộ của Công ty
Được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Mức lương cũng như thu nhập tốt.
4. Báo cáo uỷ quyền
Trong bước báo cáo uy quyền này, tất cả các kết quả nghiên cứu thực tế được các kiểm toán viên nội bộ biên soạn, trình bày và trực tiếp thảo luận với khách hàng. Khách hàng sẽ phải cung cấp kế hoạch làm việc với những khung thời gian phù hợp để giải quyết tất cả các đề xuất.
Một số báo cáo tóm tắt cuối cùng sẽ được gửi tới các quản lý cấp cao để được xem xét. Và dựa trên khung thời gian trong kế hoạch đề ra việc giám sát được thực hiện để nhằm đảm bảo rằng các biện pháp ấy cần thiết đã thực sự được thực hiện.
5. Tiêu chuẩn ứng tuyển
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành như Kế toán, Tài chính, Thống kê, Ngân hàng,…
Kiểm toán viên nội bộ phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực về kế toán – kiểm toán, kiểm toán nội bộ
Kiểm toán viên nội bộ phải có khả năng và sử dụng thành thạo phần mềm MS Office và các thiết bị tin học văn phòng để phục vụ công việc
Kiểm toán viên nội bộ phải có kiến thức và hiểu biết chung về pháp luật, phương pháp và các quy định về mô tả công việc kiểm toán nội bộ
Kiểm toán viên nội bộ phải có khả năng về đo lường, đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khắc phục tùy kiến nghị kiểm toán
Kiểm toán viên nội bộ phải có phán đoán độc lập, trung thực và khách quan
Kiểm toán viên nội bộ phải có khả năng về thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin
Kiểm toán viên nội bộ phải có khả năng trong việc xử lý số lượng lớn dữ liệu và lập báo cáo chi tiết
6. Bộ câu hỏi phỏng vấn Kiểm toán viên nội bộ
Khi làm việc với các số liệu lớn, sai sót là điều khó tránh khỏ. Khi sai sót xảy ra khiến các số liệu giữa báo cáo không trùng khớp với nhau, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Mô tả về một ngày làm việc điển hình của một nhân viên kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp.
Nêu quy trình, bản mô tả công việc kiểm toán viên nội bộ chính xác, tuân thủ pháp luật và tính trung thực trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Thông thường, là một nhân viên kiểm toán viên nội bộ, bạn cần theo dõi các thông tin về bản báo cáo trình giám đốc điều hành và các giám đốc chức năng trong doanh nghiệp.
Bạn chắc hẳn đã có kinh nghiệm làm việc với các bên kiểm toán nhà nước, bạn có gặp khó khăn gì trong việc đó không? Bạn đã vượt qua nó hay xử lý nó như thế nào?
Download bản mô tả công việc Kiểm toán viên nội bộ tại đây
III. Mẫu 2 mô tả công việc của Kế toán viên nội bộ
Mẫu 2 mô tả công việc Kiểm toán viên nội bộ
1. Mô tả công việc
Kiểm toán viên nội bộ là người trực tiếp phụ trách công việc kiểm tra các thông tin và giám sát hệ thống vận hành của công ty hay doanh nghiệp, giúp cho hệ thống thông tin & vận hành đó của doanh nghiệp được hoạt động trơn tru, chính xác và hợp pháp.
2. Các công việc chính
Kiểm toán viên nội bộ sẽ kiểm toán các số liệu kinh doanh, thông số kinh doanh cho cho giám đốc điều hành và các giám đốc chức năng trong doanh nghiệp.
Giám sát về hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất biện pháp cải tiến hệ thống này
Đánh giá về nguồn lực của công ty để nhằm tránh lãng phí, thất thoát
Trực tiếp làm việc với các kiểm toán độc lập của công ty về vấn đề có liên quan
Đề xuất chính sách về bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro
Kiểm toán viên nội bộ sẽ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và chính sách điều hành giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, hợp đạo đức kinh doanh
Hỗ trợ trong thực hiện chức năng kiểm soát tài chính, kiểm tra chất lượng, độ trung thực và tính hợp lý của các thông tin báo cáo kế toán
3. KPI công việc
Các chỉ số KPI công việc đặt ra trong bản mô tả công việc kiểm toán viên nội bộ phải có là:
Số lượng báo cáo về tài chính định kỳ
Sự chênh lệch so với tiến độ (Project Schedule Variance - PSV)
Chênh lệch về chi phí dự án (Project Cost Variance - PCV)
Đo lường các giá trị thu được (Earned Value Metric)
Tỷ lệ giải quyết vấn đề ngay từ lần đầu tiên (First Contact Resolution - FCR)
4. Quyền hạn
Quyền hạn có được khi bạn trở thành một kiểm toán viên nội bộ chính thức là:
Được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ về phúc lợi theo nội quy và quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…)
Được hưởng các chế độ về thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo như chính sách đãi ngộ của Công ty
Được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Mức lương cũng như thu nhập tốt.
5. Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc cao đẳng các ngành Kế toán - Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng hoặc là các ngành liên quan
Có kinh nghiệm ít nhất là 1 năm trong vị trí Kiểm toán viên hay các vị trí tương tự
Kiểm toán viên nội bộ là người hiểu biết pháp luật về Kế toán - Kiểm toán, vững chuyên môn về Kế toán - Kiểm toán
Kiểm toán viên nội bộ là người tỉ mỉ, cẩn thận và nghiêm khắc, có khả năngphân tích và đánh giá thông tin số liệu
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng
Trình độ ngoại ngữ đạt mức khá, ngoài ra phải trung thực, dễ hòa nhập với môi trường doanh nghiệp
6. Những năng lực liên quan
Để trở thành một nhân viên kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện cho mình các năng lực liên quan đến ngành kiểm toán như: hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ ngôn ngữ. Bên cạnh đó, các kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, kỹ năng quản trị xung đột và kỹ năng làm việc đội nhóm là những kỹ năng rất quan trọng.
Ngoài ra, bạn cần rèn kỹ năng đối mặt với áp lực, kỹ năng quản trị rủi ro và sự tỉ mỉ, cẩn thận, trung thực trong mọi việc
7. Bộ câu hỏi phỏng vấn Kiểm toán viên nội bộ
Khi làm việc với các số liệu lớn, sai sót là điều khó tránh khỏ. Khi sai sót xảy ra khiến các số liệu giữa báo cáo không trùng khớp với nhau, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Mô tả về một ngày làm việc điển hình của một nhân viên kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp.
Nêu quy trình, mô tả công việc kiểm toán viên nội bộ chính xác, tuân thủ pháp luật và tính trung thực trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Thông thường, là một nhân viên kiểm toán viên nội bộ, bạn cần theo dõi các thông tin về bản báo cáo trình giám đốc điều hành và các giám đốc chức năng trong doanh nghiệp.
Bạn chắc hẳn đã có kinh nghiệm làm việc với các bên kiểm toán nhà nước, bạn có gặp khó khăn gì trong việc đó không? Bạn đã vượt qua nó hay xử lý nó như thế nào?
Download bản mô tả công việc Kiểm toán viên nội bộ tại đây
IV. Kết luận
Tóm lại, công việc kiểm toán viên nội bộ là một vị trí có khối lượng công việc rất lớn. Ngoài những yêu cầu kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ thì nắm được kiểm toán viên nội bộ là gì và các mô tả công việc kiểm toán viên nội bộ là điều quan trọng.
Trên đây là 123job đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất bạn cần nắm được để ứng tuyển kiểm toán viên nội bộ tại doanh nghiệp. Vị trí này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bạn mà còn giúp bạn nâng cao năng lực, trình độ. Vậy bạn hãy không ngừng học tập trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để sớm thực hiện ước mơ nhé.