Bạn đang cần thiết kế cv xin việc ngành TƯ VẤN - CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG ấn tượng với phong cách riêng biệt dành cho sinh viên, người đi làm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những điểm mấu chốt để tạo nên một bản CV chuyên nghiệp.

I. Khái quát về CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng

CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng là lời giới thiệu đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng, nó cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản nhất về bạn từ địa chỉ liên lạc, trình độ học vấn và mục tiêu nghề nghiệp đến kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và các thông tin khác cho người đọc biết được giá trị bản thân bạn. CV xin việc còn được coi là cánh cửa đầu tiên bạn cần bước qua nếu muốn có cơ hội việc làm ưng ý, vậy nếu muốn qua được vòng loại hồ sơ, bạn cần một bản CV như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi trên nhé!

II. Cách viết CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng

Một CV xin việc chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp là vũ khí sắc bén nhất để hạ gục nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp đầu tiên. Vì vậy bạn cần một CV ấn tượng cả về kết cấu và nội dung để có được những cơ hội việc làm tốt nhất trong ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng. Có nhiều mẫu CV đẹp chăm sóc khách hàng được đăng tải miễn phí trên các trang web tuyển dụng uy tín như 123job.vn, timviec365.vn… để bạn tham khảo. Bài viết này sẽ giúp bạn viết một CV xin việc chăm sóc khách hàng thu hút nhà tuyển dụng với kết cấu 5 phần sau đây:

1. Thông tin liên lạc

Phần thông tin cá nhân trong CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng như một lời giới thiệu bản thân đến với nhà tuyển dụng, vì vậy bạn cần viết đầy đủ các thông tin liên lạc cần thiết như: tên, năm sinh, giới tính, số điện thoại thường xuyên liên lạc, địa chỉ email và địa chỉ nhà ở. Phần mô tả bản thân này rất quan trọng và là căn cứ để công ty có thể liên hệ lại trực tiếp với bạn. Do đó, hãy trình bày rõ ràng theo những gạch đầu dòng và sử dụng số điện thoại và gmail mình dùng thường xuyên nhất nhé.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Một bản CV xin việc chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp phải được trình bày gọn gàng, logic, nêu bật được các mục tiêu và định hướng nghề nghiệp rõ ràng theo từng giai đoạn làm việc. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, hay chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục tiêu ngắn hạn là những định hướng về ý chí quyết tâm cao, tinh thần làm việc hết mình để cống hiến cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, mục tiêu dài hạn của bạn là những nguyện vọng muốn thăng tiến trong công việc và muốn gắn bó lâu dài với công ty. Việc đưa ra những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng là những lời hứa ngàn vàng của ứng viên gửi gắm vào một bản CV tư vấn và chăm sóc khách hàng với mong muốn nhà tuyển dụng tạo cơ hội để thực hiện lời hứa đó.

3. Trình độ Học vấn

Keep it short and Simple” là nguyên tắc trình bày phần trình độ học vấn đối với tất cả các bản CV từ CV nhân viên chăm sóc khách hàng, CV xin việc chăm sóc khách hàng, CV chuyên viên chăm sóc khách hàng đến CV quan hệ khách hàng ưu tiên. Ở phần này, bạn chỉ cần trình bày 3 nội dung sau:

  • Trường đại học, cao đẳng bạn từng theo học
  • Chuyên ngành bạn học
  • Xếp loại tốt nghiệp

Với 3 nội dung trên đã đủ để biểu đạt được hết quá trình học tập của bạn đối với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.

4. Kỹ năng

Kỹ năng mềm là điều cần được ưu tiên khi bạn viết CV ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng. Bạn nên làm nổi bật một số kỹ năng cần thiết nhất cho công việc chăm sóc khách hàng bao gồm như: kỹ năng giao tiếp và lắng nghe khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, tính kiên nhẫn cao, kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý…Và bạn cũng nên trình bày các kỹ năng trên theo các ý gạch đầu dòng để tạo khoảng cách giãn dòng cho CV trông khoa học hơn, logic hơn. 

5. Kinh nghiệm làm việc 

Kinh nghiệm làm việc chính là ưu thế của mọi ứng viên trong tất cả các kỳ phỏng vấn, vì thế trong bản CV ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng bạn cần trình bày cụ thể những kinh nghiệm liên quan đến ngành tuyển dụng mà bạn đã tích lũy được trong suốt khoảng thời gian trước đây.

Ở phần này, ứng viên có thể sử dụng những kinh nghiệm mình có để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí này xứng đáng thuộc về bạn. Như vậy, bạn nên chọn lựa thật tỉ mỉ những kinh nghiệm xương máu của mình để đưa vào CV xin việc chăm sóc khách hàng nhé.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên đưa vào CV những thành tựu mà bạn đã đạt được từ những kinh nghiệm trên. Đi đôi với thành tựu luôn có niềm đam mê và sự yêu thích của bạn dành cho công việc, vì vậy hãy nói thêm một chút về những sở thích bản thân để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn nhé.

Mẫu cv chăm sóc khách hàngMẫu cv chăm sóc khách hàng

III. Những sai sót cần tránh khi viết CV ngành Ngân hàng/Tài chính 

1. Nội dung CV chung chung, không có điểm nhấn

Một trong những lỗi phổ biến nhất mà các ứng viên thường gặp phải khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng, CV chuyên viên chăm sóc khách hàng, CV quan hệ khách hàng ưu tiên, CV khách hàng hay CV tư vấn và chăm sóc khách hàng là “trăm bản như một”. Mặc dù cùng là ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng nhưng đặc thù mỗi công việc khác nhau nên bạn cần tìm hiểu rõ ràng từng việc làm rồi hãy bắt tay vào viết CV nhé. 

2. Sắp xếp sai trật tự các mục thông tin

Thông tin trong bản CV ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng phải được sắp xếp theo tuần tự ưu tiên những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp tới công việc đến những thông tin mang tính cá nhân của bạn như sở thích, hoạt động ngoại khóa. Việc sắp xếp này sẽ khiến kết cấu chung của CV dễ nhìn, khoa học, giúp nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái khi đọc vì có thể dễ dàng nắm được những thông tin mà họ đang cần ngay trong những dòng đầu tiên. 

3. Sai lỗi chính tả

Đây được coi là lỗi sai ngớ ngẩn nhất của mọi ứng viên, nó đại diện cho sự cẩu thả trong cách làm việc của bạn. Chính vì vậy hãy cố gắng viết đúng và soát kỹ trước khi gửi CV xin việc chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.

IV. 4 tiêu chí phải có của một CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng

1. Kết hợp kỹ năng

Khi viết CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng bạn cần tham khảo các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên của mình, sau đó khéo léo lồng ghép những nguồn lực mà bạn có vào với những điều kiện từ phía công ty sao cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là ứng viên phù hợp nhất với những tiêu chí mà họ đưa ra.

2. Độ dài tối ưu

Độ dài thích hợp của một bản CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thường có độ dài là 2 trang A4. Để đảm bảo được độ dài này, bạn cần tóm tắt thông tin cá nhân một cách súc tích nhất và tập trung vào phần mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên với tất cả các phần trong CV, bạn đều cần phải trình bày ngắn gọn, tránh dài dòng, miên man khiến nhà tuyển dụng thấy lòng vòng khi đọc.

3. Trung thực

Hãy cố gắng thể hiện bản thân một cách trung thực nhất bằng cách đưa ra các thông tin chính xác về bản thân bạn cũng như công ty cũ mà bạn từng làm việc. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có cái nhìn khái quát nhất về bạn và trao cho bạn những cơ hội việc làm phù hợp.

4. Thể hiện tối đa kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là điều không thể thiếu dù bạn làm việc làm ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng hay bất kỳ ngành nghề nào khác. Vì vậy bạn nên đưa ra các kỹ năng cần thiết để nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên mà họ đang tìm kiếm. Dưới đây là một số kỹ năng mềm quan trọng của nhân viên ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng:  

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp được coi là kỹ năng quan trọng nhất với một nhân viên ngành tư vấn/chăm sóc khách hàng vì nhiệm vụ chính của họ là phải khiến khách hàng cảm thấy hài lòng bằng cách nói chuyện và thuyết phục để khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm của mình. 
  • Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt: Để trở thành nhân viên C chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống nhanh chóng, thông minh và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của công ty. 
  • Kỹ năng hiểu tâm lý khách hàng: Một bản CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng ấn tượng không thể thiếu kỹ năng thấu hiểu tâm lý khách hàng vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong quá trình làm việc và là một điểm cộng để nhà tuyển dụng yên tâm hơn về trình độ của bạn.

V. Mẫu CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng đã có kinh nghiệm

Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều bản mẫu CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp trên các trang web tuyển dụng như 123job.vn, topCV… Đối với bản CV xin việc dành cho những người đã có kinh nghiệm, bạn cần chú trọng vào phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc để nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn và đưa ra một cơ hội phù hợp với năng lực ấy. Trong bản CV của mình, bạn cần đưa ra thông tin chính xác về công việc bạn đảm nhận và toàn bộ những kỹ năng bạn có được qua quá trình làm việc, ưu tiên các vị trí có liên quan đến ngành nghề tuyển dụng và những kỹ năng cần thiết cho ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng.

VI. Mẫu CV xin việc ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng cho sinh viên mới ra trường

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn/Chăm sóc khách hàng, bạn hãy yên tâm vì có rất nhiều mẫu CV xin việc Tư vấn/Chăm sóc khách hàng chưa có kinh nghiệm trên website 123Job.vn để bạn tham khảo. Một số lưu ý cho bạn khi viết CV là hãy tập trung trình bày những nguồn lực mà bạn có thông qua 2 mục chính là trình độ học vấn và kỹ năng bạn được học. Bên cạnh đó, bạn cần nói về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình một cách chi tiết nhất và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng mục tiêu của bạn luôn hướng đến chính là sự phát triển của doanh nghiệp họ.

VII. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã điểm qua những lưu ý cần thiết khi viết một bản CV ngành Tư vấn/Chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh. Bạn hãy tham khảo thêm các mẫu CV khác trên website 123Job.vn và bắt tay vào thiết kế một bản CV ấn tượng cho riêng mình nhé.