Liệu bạn đã hiểu rõ về thuật ngữ R&D hay kỹ sư R&D? Là một kỹ sư R&D thì đâu là nơi cần bạn và đâu là cơ hội dành cho bạn? Hãy cùng 123job tìm hiểu ngay sau đây để giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!

I. Khái niệm Kỹ sư R&D 

việc làm R&DKỹ sư R&D là gì?

R&D (Research & Development) - Nghiên cứu và Phát triển. R&D cùng với cải tiến công nghệ luôn là mục tiêu quan trọng của các công ty lớn tiên phong trên toàn thế giới. Và kỹ sư R&D là vị trí quan trọng trong công ty phụ trách mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm nằm cải tiến công nghệ, quy trình hay bao bì để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và sản xuất.

Kỹ sư R&D với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mà theo mô hình chuyên nghiệp của thế giới, R&D bao gồm nhiều chức năng sau: 

  • Product R&D (Nghiên cứu - phát triển sản phẩm)

Product R&D là chức năng phục vụ cho việc hình thành những sản phẩm có đặc tính, công dụng mới. Hoạt động này thường chú trọng đến thành phần cấu tạo bên trong của sản phẩm để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

  • Packaging R&D (Nghiên cứu - phát triển bao bì)

Packaging R&D tập trung vào thiết kế bên ngoài của sản phẩm như kiểu dáng, trang trí, in ấn và màu sắc bao bì. Đây là khâu rất quan trọng quyết định thành công của lượng tiêu thụ hàng hóa và định hướng tâm lý người dùng. 

  • Technology R&D (Nghiên cứu - phát triển công nghệ)

Technology R&D tập trung tối ưu sản phẩm về cả chất lượng và giá thành. Song song với đó nó còn nghiên cứu cả đối thủ để bắt chước áp dụng công nghệ cho công ty. 

  • Process R&D (Nghiên cứu - phát triển quá trình)

Process R&D tập trung vào nghiên cứu quá trình sản xuất, lắp ráp, vận hành,.. mang tính ứng dụng cao để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Quy trình này vừa nghiên cứu quy trình khoa học để áp dụng vào sản phẩm vừa phối hợp bộ phận khác để nghiên cứu, phân tích mở rộng phạm vi tận dụng triệt để nguồn lực.

II. Cơ hội việc làm kỹ sư R&D tại Việt Nam 

Những cơ hội dành cho kỹ sư R&D

Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp FDI xâm nhập vào thị trường Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên rất nhiều. Chính vì vậy nhu cầu phát triển bộ phận R&D là rất lớn. Có thể kể đến như các công ty lớn: FPT, Viettel, Samsung, LG,... đều đã và đang xây dựng và phát triển bộ phận R&D với mô hình chuẩn theo thế giới. Trong mảng R&D cũng có rất nhiều công việc về R&D cho những người ứng tuyển phù hợp với nhu cầu và khả năng như phát triển mẫu, phát triển sản phẩm,...

Nhu cầu tuy rất cao, tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa có trường Đại học nào ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu ngành nghề “Nghiên cứu và phát triển”. Vì lẽ đó mà đa số các kỹ sư R&D được tuyển dụng đều chỉ có những kiến thức nền tảng về các mảng khác như điện tử,  điện, cơ khí, mỹ thuật công nghiệp… Và chính vì thế thời gian đầu khi tiếp xúc với công việc, những kỹ sư R&D cần phải đầu tư phần lớn thời gian để tự học hỏi cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng về cách thức hoạt động, quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty mà họ đang làm.

Cơ hội đến với cả những bạn sinh viên mong muốn tương lai trở thành kỹ sư R&D tài năng nếu bạn trang bị những kiến thức nền tảng vững chắc và có cơ hội tham gia những nghiên cứu hay kinh nghiệm thực chiến ở trong doanh nghiệp. 

III. Mức lương của kỹ sư R&D

Hiện nay, mức lương dành cho kỹ sư R&D dao động từ khoảng 8 đến 20 triệu đồng trên tháng phụ thuộc vào năng lực của từng người. Thậm chí với những người ở vị trí cao nhưtrưởng nhóm R&D, trưởng phòng R&D có thể nhận mức lương lên đến hàng nghìn đô và đi kèm nhiều đãi ngộ hấp dẫn của doanh nghiệp. Vì vậy để có thể đạt được thành quả cao trong công việc và đạt được mức lương trong mơ, bạn cần phải cố gắng thật nhiều và hết mình làm việc để chứng minh năng lực của mình ở cấp quản lý, cấp lãnh đạo. 

IV. Giải pháp cho kỹ sư R&D tại Việt Nam 

Giải pháp dành cho kỹ sư R&D

Dù đã có những đơn vị đi tiên phong trong việc phát triển bộ phận R&D tại Việt Nam nhưng trên thực tế chúng chỉ chiếm những phần rất nhỏ trên thị trường. Điện tử, cơ khí, máy móc,.... của nước ngoài vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trường và đánh bại gần như hoàn toàn các thương hiệu nội địa của chúng ta.

Nguồn lực hiện tại trong ngành kỹ sư R&D khá khan hiếm và thực sự chất lượng vẫn chưa đáp ứng đủ kỳ vọng của những nhà tuyện dụng. Vì vậy đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho những nhân sự ứng tuyển vào ngành kỹ sư R&D làm sao để nổi bật trước những ứng cử viên khác và chứng minh năng lực của bản thân mình. 

Để giải quyết những khó khăn trong ngành, buộc mọi doanh nghiệp cần chú trọng vào bộ phận R&D để có thể cung ứng đúng mức và tạo hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp, đưa Việt nam lên nấc mới của chuỗi GVC. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tập trung vào 3 vấn đề sau:

  • Tài chính, vật lực: cần dồn tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất tiên tiến vào các mảng R&D tiềm năng, cắt giảm các mảng R&D không hiệu quả, hoặc không cần thiết và đi kèm với đó là các chính sách hỗ trợ, kích thích các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển. 
  • Chính sách, pháp luật: Đưa ra các chính sách ưu đãi để kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới vào Việt Nam để đầu tư và chuyển giao công nghệ và lấy đó làm nền tảng để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam.
  • Đào tạo nhân lực: Phát triển các chương trình tập huấn, đào tạo tại nước ngoài để học hỏi cách thức áp dụng mô hình, ứng dụng công nghệ tiến tiến vào Việt Nam.

V. Kết luận

Mảng R&D là mảng quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp và nhà nước. Để có thể đưa thương hiệu Việt phát triển mạnh mẽ trên thế giới thì tất cả phải nghiêm túc với việc R&D và có các chiến lược hiệu quả, thiết thực với tầm nhìn toàn thế giới.