Trong bối cảnh thị trường khát nhân lực tay nghề cao, trung cấp nghề là một khôn ngoan và phù hợp hơn cả. Vậy trung cấp là gì và tại sao nên học trung cấp? Nên chọn ngành nghề, trường trung cấp như thế nào cho phù hợp.

Kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu nhân lực có tay nghề, những người “thợ” giỏi ngày một tăng cao. Trong tình thế ấy, nghiêm túc theo định hướng trung cấp nghề lại là một sự lựa chọn với tính toán khôn ngoan và phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, những quan điểm xưa cũ khiến nhiều người có góc nhìn chưa toàn diện, từ đó sinh ra tâm lý e ngại khi lựa chọn trung cấp nghề. 

Với nội dung dưới đây, 123job.vn cung cấp tới bạn đọc những khía cạnh như: Trung cấp là gì; Đặc điểm của hệ trung cấp; Lợi ích khi theo học trung cấp; Những hướng dẫn khi lựa chọn ngành nghề, trường trung cấp phù hợp. Qua bài viết, chúng tôi mong bạn đọc có cái nhìn tổng thể, từ đó xác định hướng đi đúng đắn cho tương lai. 

1. Trường trung cấp là gì? Đặc điểm hệ đào tạo trung cấp.

1.1. Trung cấp là gì?

Theo quy định hiện hành của nhà nước, định nghĩa trung cấp là gì được hiểu đơn giản như sau: Trung cấp là một trong bậc giáo dục tại Việt Nam. Trong đó trung cấp là trình độ bậc 4, đứng sau bậc cao đẳng (bậc 5) và đại học (bậc 6) trong khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các trường trung cấp nghề ra đời với mục đích đào tạo thực hành, kỹ năng thực tế cho học sinh, sinh viên ở những ngành nghề nhất định, đảm bảo người học sau tốt nghiệp có thể xin việc làm từ sớm. 

trung cấp là gì

1.2. Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề khác nhau hay không? 

Trước đây, có hai cơ quan tách biệt quản lý hệ thống trường trung cấp trên cả nước. Trong đó, trung cấp nghề trực thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn trung cấp chuyên nghiệp lại trực thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Ngoài sự khác biệt về mặt đơn vị quản lý, hệ thống giáo dục đào tạo gần như không có sự phân biệt nào. Điều này đã dẫn tới sự khó khăn trong quản lý cũng như rắc rối khi nghiên cứu và lựa chọn trường học của học sinh và phụ huynh. 

Với lý do trên, Luật giáo dục nghề nghiệp hiện hành đã quy định lại 2 điểm: (1) Trung cấp chuyên nghiệp hay Trung cấp nghề đều gọi chung là Trung cấp; (2) Thống nhất đơn vị quản lý trường Trung cấp là Bộ LĐ TB&XH.

1.3. Đặc điểm hệ trung cấp 

 Hệ trung cấp 
Đối tượng tuyển sinh 1: Đã tốt nghiệp THCS
2: Đã tốt nghiệp THPT
Hệ đào tạo 1. Hệ đào tạo 3 - 4 năm: Dành cho học sinh đã tốt nghiệp chương trình Trung học cơ sở *
2. Hệ đào tạo 1 - 2 năm: Dành cho học sinh đã tốt nghiệp THPT
Loại hình trường Trường trung cấp công lập & Trường tư thục
Bằng cấp - Bằng tốt nghiệp trung cấp 
- Bằng chứng nhận tốt nghiệp văn hóa phổ thông 
Đơn vị quản lý 

Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội 

* Với hệ đào tạo 3 - 4 năm (thường được biết đến với tên Chương trình 9+) 

Đây là mô hình đào tạo hướng tới đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS. Với chương trình 9+ học sinh tham gia được học hai chương trình song song bao gồm: Học nghề và Văn hóa phổ thông (với khung kiến thức tương đương chương trình cấp 3). Vì vậy khi tốt nghiệp sẽ nhận được cả: Bằng tốt nghiệp THPT và Bằng tốt nghiệp trung cấp. 

trung cấp là gì

2. Có nên theo học trường trung cấp hay không?

Khác với những lầm tưởng đã ăn sâu trong tâm trí nhiều người như “Chuột chạy cùng sào mới vào trường nghề”. Ngày nay với sự khát lao động có tay nghề, chúng ta cần nhìn nhận lại chính xác những lợi ích mà trung cấp nghề mang lại. Và tại sao trung cấp lại là lựa chọn khôn ngoan trong thời buổi hiện nay. Câu trả lời bao gồm:

Thời gian đào tạo ngắn, đỡ tốn kém chi phí

Chương trình ở bậc cao đẳng, đại học đều yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT và thời gian đào tạo lại kéo dài từ 3 - 5 năm. Trong khi đó, chương trình trung cấp ngắn hơn, từ 1 - 2 năm đối với chương trình đào tạo nghề và chương trình song song 3 - 4 năm. Chương trình đào tạo tiết kiệm lượng lớn thời gian mà vẫn đảm bảo tay nghề cho người học khi ra trường. Thời gian đào tạo ngắn hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt, học tập được tiết kiệm. 

Nhiều thực hành, ít lý thuyết, có kinh nghiệm ngay khi ra trường 

Với mục tiêu chú trọng thực hành, chương trình đào tạo được thiết kế với tỷ lệ lý thuyết từ 25 - 45% và thực hành 55 - 75%. Các tiết học thực hành luôn chiếm tỷ lệ cao hơn trong chương trình. Điều đó đảm bảo học viên sau khóa học vững vàng về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, qua đó có thể dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí tương ứng hoặc tự tạo cơ hội việc làm cho bản thân.

Cơ hội việc làm cao

Chương trình đào tạo thực hành giúp người học được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Chính những kiến thức thực tế đó là trang bị tốt giúp sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp trở thành những người “thợ giỏi” và được ưu ái trong nhiều vị trí, đơn vị tuyển dụng. 

Cơ hội liên thông cao đẳng, đại học sau tốt nghiệp 

Sau khi tốt nghiệp trung cấp, học viên hoàn toàn có thể lựa chọn học liên thông lên cao đẳng hoặc đại học để nâng cao kiến thức nền tảng. Quá trình vừa đi làm vừa học liên thông giúp sinh rèn luyện tư duy, vừa nâng cao kỹ năng chuyên môn. Qua đó mở rộng cơ hội thăng tiến trong công việc.

trung cấp là gì

3. Điều kiện học bằng trung cấp là gì?

Thí sinh dự tuyển tại các trường trung cấp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Trình độ: Đã tốt nghiệp THCS, hoặc THPT trở lên (tùy thuộc vào chương trình đào tạo của nhà trường);

(2) Đáp ứng các yêu cầu sơ tuyển của trường dự tuyển.

Do đó khi đăng ký vào các trường trung cấp, học sinh và phụ huynh cần tìm hiểu các thông tin điều kiện dự tuyển tại của trường dự định theo học để có sự chuẩn bị phù hợp. 

4. Top ngành nghề phổ biến trong các trường trung cấp hiện nay

4.1. Trung cấp công an

Chương trình này áp dụng đối với những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THPT. Thời gian đào tạo là 3 năm, tập trung cung cấp tới người học cả kiến thức lý thuyết (pháp luật Việt Nam, luật hình sự và phòng chống tội phạm…), kỹ năng cần thiết (thủ tục và chiến thuật của cảnh sát, kỹ thuật điều tra hiện trường, thu thập bằng chứng, kỹ thuật thẩm vấn…). Kết thúc khóa học, sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để công tác với tư cách là sĩ quan cảnh sát, hay các vai trò liên quan khác tại các cơ quan hành pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

trung cấp là gì

4.2. Trung cấp kế toán 

Chương trình trung cấp kế toán áp dụng với thí sinh chưa đạt đủ điều kiện theo học kế toán tại chương trình đại học, cao đẳng. Trong thời gian đào tạo 2 năm, sinh viên được đào tạo các kiến thức về nguyên lý, cách sử dụng phần mềm hiện hành, các phương pháp, nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp,... 

Với thời gian đào tạo ngắn, chú trọng thực hành, sinh viên sau tốt nghiệp vẫn có cơ hội việc làm cao, với vị trí việc làm đa dạng: Kế toán tổng hợp, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán bán hàng… tại các doanh nghiệp.

4.3. Trung cấp thiết kế đồ họa 

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, hoạt động marketing, truyền thông của các doanh nghiệp đều trở thành hoạt động thiết yếu. Điều đó kéo theo nhu cầu thiết kế đồ họa, các sản phẩm in ấn, ấn phẩm quảng cáo ngày một tăng cao. 

Với chương trình trung cấp thiết kế đồ họa, sinh viên sẽ được hướng dẫn các kiến thức cần thiết (nguyên tắc thiết kế đồ họa: bố cục, phối màu,...), kỹ năng sử dụng các công cụ thiết kế hình ảnh, video, thiết kế website (PTS, AI, Pr,  CorelDraw….), thực hành thiết kế ấn phẩm truyền thông, quảng cáo. 

4.4. Trung cấp tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp

Hiện nay, chăm sóc sắc đẹp là nhu cầu cơ bản đối với hầu hết mọi người trong xã hội, trải dài trên mọi giới tính và mọi độ tuổi. Sự ra tăng về nhu cầu dẫn tới yêu cầu chất lượng dịch vụ khắt khe hơn. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ sở chăm sóc sắc đẹp hiện nay đang rất cần đội ngũ nhân lực có chuyên môn được đào tạo bài bản. 

Trong đó sinh viên tốt nghiệp trung cấp từ các chương trình tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp đều được ưu tiên. Bởi nhân sự từ chương trình học trên đều được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức phù hợp, cập nhật về trang điểm, tạo mẫu tóc, chăm sóc da,...

4.5. Trung cấp bảo trì và sửa chữa ô tô

Trung cấp bảo trì và sửa chữa ô tô là một trong những chương trình đào tạo có tuổi đời lâu dài và uy tín lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là ngành có cơ hội việc làm vô cùng tốt sau khi tốt nghiệp đối với sinh viên trung cấp. 

Chương trình trung cấp bảo trì và sửa chữa ô tô sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết về máy móc, cách thức kiểm tra, sửa chữa các thiết bị máy trong xe… Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có tay nghề vững vàng, đảm nhận tốt nhiệm vụ nhân viên bảo trì, sửa chữa tại các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở bảo dưỡng xe ô tô… 

trung cấp là gì

4.6. Các ngành nghề đào tạo khác

Bên cạnh các chương trình đào tạo phổ biến trên, dưới đây là một số chương trình đào tạo, với cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp: Trung cấp điện công nghiệp, dân dụng; Trung cấp Công nghệ thông tin; Trung cấp điều dưỡng; Trung cấp quản trị khách sạn, du lịch - lữ hành;...

5. Tiêu chí chọn trung cấp nghề và địa chỉ học chất lượng 

5.1. Tiêu chí chọn ngành nghề học tập 

  • Đúng với đam mê: Theo đuổi đúng đam mê ngay từ đầu sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian, công sức và chỉ khi làm những việc mình thích, bạn mới có đầy đủ ý chí, kiên trì theo đuổi tới cùng. Để xác định đúng sở thích của mình, bạn nên trả lời các câu hỏi: Hoạt động nào bạn quan tâm; Chủ đề nào mang lại hứng thú cho bạn; Bạn sở hữu những tài lẻ, kỹ năng nổi bật nào. 
  • Phù hợp điều kiện, năng lực bản thân: Điều kiện ở đây bao gồm điều kiện tài chính, nơi ở xa hay gần nhà, thời gian theo học… Ngoài ra bạn cần xem xét năng lực, khả năng tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực nhất định. Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, bạn nên lựa chọn điều phù hợp với khả năng của mình nhất.
  • Khảo sát thị trường việc làm: Đơn giản nhất, bạn cần nghiên cứu về số lượng việc làm của ngành nghề đó trên thị trường, có nhiều công ty tuyển dụng vị trí đó hay không? Ngoài ra, các yếu tố về lương, cơ hội thăng tiến cũng là vấn đề cần xem xét khi nghiên cứu cơ hội việc làm của từng ngành nghề khác nhau. 

trung cấp là gì

5.2. Lưu ý giúp lựa chọn địa chỉ học chất lượng 

  • Chương trình đào tạo: Nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho bạn 2 khía cạnh: (1) Bạn có thực sự thích và phù hợp với ngành nghề, chương trình đào tạo đó hay không; (2) Chương trình có đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người học hay không. 
  • Chất lượng giảng dạy: Để đánh giá chất lượng người dạy, bạn cần tìm hiểu về: Đội ngũ giáo viên trong nhà trường; Cơ sở vật chất có đầy đủ dụng cụ, phương tiện thực hành hay không; Phương pháp giảng dạy…
  • Chi phí, bao gồm: Học phí, chi phí đi lại/chi phí sinh hoạt… Về học phí, cần nghiên cứu kỹ số lượng môn/tín chỉ cần hoàn thiện và thời gian học kéo dài bao lâu. Học phí được tính như thế nào (theo tín chỉ, theo năm học…) và mức độ thay đổi của học phí ra sao. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu chính sách hỗ trợ học phí, chương trình học bổng tại các trường ngay từ sớm đề có lựa chọn phù hợp.
  • Cơ hội việc làm sau khi ra trường thường phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhu cầu nhân lực trong ngành nghề; Uy tín nhà trường; Năng lực của ứng viên. Khi bạn vừa ra trường, uy tín của nhà trường có quyết định lớn tới cơ hội việc làm. Vậy nên hãy nghiên cứu kỹ tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường để có những đánh giá cần thiết. 
  • Lời khuyên khác: Tìm hiểu kỹ thông tin và luôn cập nhật thông tin mới nhất. Tham khảo nguồn thông tin đa dạng, chọn lọc để có góc nhìn toàn diện mà chính xác. Tham gia các buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên để được tư vấn ngành, nghề, trường phù hợp.

Kết luận

Trung cấp là chương trình học cung cấp nhiều giá trị, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên, đảm bảo đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của thị trường. Đó là lý do theo học trung cấp là một lựa chọn khôn ngoan trong bối cảnh hiện nay. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình đào tạo trung cấp nghề, đồng thời nắm bắt được các tiêu chí lựa chọn ngành học, trường học phù hợp.