M&e là gì? Bạn cần những kỹ năng gì để thăng tiến trong công việc m&e? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về kỹ năng, mức lương cũng như cơ hội thăng tiếng của bạn khi làm m&e.

I. Kỹ sư m&e là gì?

M&E, với nghĩa đầy đủ là Mechanical and Electrical, được dịch ra là Cơ khí và Điện. Vậy thì kỹ sư m&e chính là Kỹ sư Cơ Khí và Điện, nhưng người ta thường gọi tắt là kỹ sư cơ điện. Thêm vào đó, nghề này còn có tên gọi khác là Mechanical and Electrical Engineer. 
Về vai trò, m&e chiếm 1 phần quan trọng, dự báo ở mức 40 - 60% trong tổng khối lượng của công trình xây dựng. Vậy nên, kỹ sư m&e sẽ chịu trách nhiệm rất lớn cho những dự án thi công.

II. Công việc của Kỹ Sư M&E là gì?

1. Thiết kế hệ thống m&e, thiết kế bản vẽ

Thiết kế hệ thống m&e: Hệ thống cơ điện được ví như huyết mạch của công trình. Khi thiết kế hệ thống m&e, người kỹ sư cần chú ý về các mục hệ thống riêng. Đối với hệ thống cơ khí, cần đảm bảo 1 số hệ thống như: Hệ thống cấp thoát nước; Hệ thống điều hòa thông gió… Còn với hệ thống điện, cần lưu ý 1 số mục như: Hệ thống điện nhẹ; Hệ thống chiếu sáng… 
Thiết kế bản vẽ: Bao gồm các bước:

  • Chuẩn bị bản vẽ: Gồm bản vẽ cao độ các tầng, bản vẽ cao độ trần… 
  • Chuẩn bị hồ sơ vật tư thiết bị: Gồm đặc tính kỹ thuật, trình mẫu vật tư, quy cách vật tư.
  • Triển khai Shop Drawing
  • Trình bày trên bản vẽ
  • Sắp xếp các mục của bản vẽ theo đúng thứ tự

2. Phối hợp cùng đơn vị tư vấn

Kỹ sư Cơ điện cần hợp tác cùng các kiến trúc sư, các đơn vị tư vấn để thẩm tra thiết kếbản vẽ thi công và đề xuất chỉnh sửa những hạn chế, nhược điểm.

3. Lập bảng kê khối lượng công trình

Sau mỗi công trình, Kỹ sư Cơ điện cần tổng hợp và quyết toán khối lượng giá trị công trình để chủ đầu tư xây dựng có thể rà soát, xem xét lại thông tin trước khi quyết toán toàn bộ công trình, bao gồm:

  • Tên công trình
  • Quyết định phê duyệt thiết kế
  • Các đơn vị thi công
  • Thời gian thi công
  • Nguồn vốn

4. Tổ chức việc thi công

Kỹ sư m&e cần biết cách chỉ đạo, quản lý, kết hợp làm việc cùng đội thi công xây dựng để triển khai lắp đặt, căn chỉnh hệ thống theo bản thiết kế. Cần đảm bảo về chất lượng, các yêu cầu, tiến độ, cũng như chi phí theo dự tính.

5. Giám sát thi công công việc

Người Kỹ sư M&E cần đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của toàn bộ hệ thống cơ điện của công trình, phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công và chủ đầu tư trong quá trình thi công. 1 số công việc cụ thể:

  • Kiểm tra, giám sát thường xuyên và có hệ thống quá trình nhà thầu thi công cơ điện triển khai các công việc tại hiện trường. Đồng thời cần phải ghi lại quá trình giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo đúng quy định.
  • Xác nhận bản vẽ
  • Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh nếu phát hiện sai sót về thiết kế.
  • Tổ chức thẩm tra lại chất lượng những hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình.
  • Giải quyết vấn đề phát sinh

6. Kiểm tra chất lượng các hạng mục cơ điện

Kỹ sư cơ điện sẽ kiểm soát chất lượng của các hạng mục điện ngoài công trường nhằm đảm bảo đúng thiết kế, yêu cầu và đúng theo hồ sơ mời thầu.

7. Nghiệm thu công trình, chỉnh sửa

Sau khi xây dựng, cần thu nhận, kiểm tra dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã thi công để đánh giá xem công trình có đạt chuẩn để đưa vào sử dụng hay không. 
Quy trình nghiệm thu bao gồm:

  • Nghiệm thu vật liệu, trang thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn đưa vào công trình
  • Nghiệm thu quá trình xây dựng
  • Nghiệm thu từng giai đoạn thi công, bộ phận 
  • Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, đưa vào sử dụng

8. Báo cáo công việc định kỳ

Kỹ sư m&e cần theo dõi, lập báo cáo định kỳ về tiến độ thi công, về các công việc được giao để gửi lên cấp trên. Ngoài ra còn cần lập bảng kê khối lượng công trình để báo cáo với chủ đầu tư. 

9. Thiết lập quan hệ với khách hàng

Kỹ sư Cơ điện cần triển khai, thiết lập mối quan hệ với khách hàng để có thể triển khai hệ thống m&e hiệu quả. Sau quá trình tư vấn, hợp tác, kỹ sư cơ điệncần duy trì, chăm sóc khách hàng 1 cách tốt nhất. Không chỉ vậy, bạn còn nên tìm tòi, xem xét những cơ hội với những khách hàng tiềm năng để có thể mở rộng, phát triển.

Công việc của kỹ sư M&E

Công việc của Kỹ sư M&E là gì?

III. Kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư m&e

1. Có kiến thức cơ bản về m&e

Tất nhiên, để làm được 1 ngành nghề nào đó, bạn cần am hiểu kiến thức, bản chất của nghề đó. Cụ thể, nếu muốn trở thành kỹ sư cơ điện, bạn cần nắm chắc lý thuyết về ngành cơ điện, về các loại hệ thống bao gồm trong hệ thống m&e, nguyên tắc hoạt động của các hệ thống ấy như thế nào? Và bạn còn cần phải nắm được kiến thức chuyên môn về 1 trong 2 mảng cơ hoặc điện, tùy theo hướng đi của bạn, muốn chuyên sâu về mảng nào hơn. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị kiến thức thực tế thông qua thực hành những công việc thi công, giám sát cho các dự án lớn nhỏ khác nhau.

2. Kỹ năng đọc bản vẽ

Đối với Kỹ sư m&e, công việc của họ không chỉ là giám sát, mà còn bao gồm cả thiết kế. Vậy nên, đọc bản vẽ kỹ thuật là 1 trong những kỹ năng quan trọng để có thể bổ sung cho bản thân những kiến thức về tiêu chuẩn cơ điện, cách áp dụng tiêu chuẩn trong thi công theo quy chuẩn có sẵn. Thêm vào đó, nếu bạn đọc được bản vẽ tốt thì khả năng bóc tách khối lượng của bạn cũng sẽ tốt. Bạn sẽ liệt kê được đầy đủ khối lượng để chào giá chủ đầu tư hay giải trình tốt về các công việc thi công.

3. Kỹ năng thiết kế bản vẽ thi công

Như đã nêu trên, 1 trong những công việc của kỹ sư cơ điện chính là thiết kế. Vậy nên, bạn cần thực hành thiết kế bản vẽ cũng như thiết kế các hệ thống m&e cho các dự án nhỏ, để có thể hiểu được các hệ thống có mối liên hệ với nhau ra sao, phần nào quan trọng. Ngoài ra, là 1 kỹ sư cơ điện, bạn cần có kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm vẽ, ví dụ như: Autocad, Revit Mep vì những phần mềm này sẽ được sử dụng thường xuyên khi vẽ trên máy tính.

4. Kỹ năng lập kế hoạch, phân chia việc

Người kỹ sư m&e cần có cho mình kỹ năng này để có thể đưa ra những phương án triển khai dự án thi công hợp lý, đúng theo tiến độ, yêu cầu. Đồng thời, cần có 1 kế hoạch rõ ràng và sáng suốt để quản lý, hướng dẫn đội công nhân làm việc hiệu quả hơn, tránh những sai sót không đáng có, gây ảnh hưởng đến cả công trình.

5. Kỹ năng tính toán khối lượng

Đây là 1 kỹ năng quan trọng. Nó sẽ giúp cho người làm kỹ sư cơ điện có thể dự toán được 1 công trình đáng giá bao nhiêu, tính toán chi phí vật tư thi công tránh dẫn đến hao hụt hay dư thừa, gây lãng phí. Bạn có thể tính toán khối lượng thi công theo trình tự, tránh thiếu sót khối lượng. Có 1 cách khác là chia các kết cấu xây dựng, đa phần là các hình khối phức tạp thành hình đơn giản để tính toán đỡ bị nhầm lẫn. Tính toán luôn có những mẹo và quy tắc nhất định. Việc của bạn cần làm là học hỏi, nắm vững những kiến thức này để có thể làm việc hiệu quả.

6. Kỹ năng ngoại ngữ

Hiện nay, các quy chuẩn nước ngoài được áp dụng khá nhiều với các công trình thi công. Vậy nên, kỹ sư m&e cần trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành, để có thể đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

7. Kỹ năng tin học 

Word, excel là những công cụ mà kỹ sư cơ điện sẽ thường xuyên phải sử dụng, đặc biệt là excel, để có thể tính toán, lập dự toán, thiết kế, hay thậm chí là quản lý tiến độ thi công. So với việc tính toán bằng các phần mềm chuyên ngành, excel sẽ hữu dụng hơn nhiều.

8. Thành thạo các phần mềm

Không chỉ cần thành thạo các phần mềm vẽ, mà còn 1 số phần mềm tính toán mà kỹ sư m&e cần thành thạo như: Phần mềm tính ống gió, phần mềm tính chọn ống ga… nhằm tiết kiệm thời gian. Phần mềm tính tải lạnh cũng được sử dụng để thuyết trình chủ đầu tư. Tuy nhiên, các kỹ sư thường lựa chọn tính theo kinh nghiệm. Các công trình quy mô lớn, chủ đầu tư thay đổi liên tục về kiến trúc hay công năng, thì việc sử dụng phần mềm để tính sẽ làm tốn thời gian cũng như công sức.

Kỹ năng của Kỹ sư M&E

Kỹ năng của Kỹ sư M&E

IV. Lương của kỹ sư m&e

1. Tại Việt Nam

Nghề kỹ sư cơ điện được đánh giá chung là 1 nghề phần vất vả, khó khăn vì phải vận dụng rất nhiều kiến thức từ chuyên môn, cho đến kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, mức lương mà người làm kỹ sư m&e có thể nhận được lại ở mức tương đối cao, tùy vào năng lực từng người.

  • Mức lương từ 4 - 8,5 triệu: Đối với các sinh viên mới ra trường tốt nghiệp ngành cơ điện, hay các kỹ sư mới bắt đầu vào nghề thì đây là mức lương khởi điểm. Dù con số thu nhập này ở mức thấp so với nghề kỹ sư chung, nhưng đổi lại, bạn sẽ được học hỏi, rèn luyện thêm rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân.
  • Mức lương từ 9 - 12 triệu: Nếu như bạn là 1 kỹ sư m&e đã có kha khá kinh nghiệm làm việc, có tay nghề, thì đây sẽ là mức lương bạn có thể nhận được. 
  • Mức lương từ 20 - 30 triệu: Kỹ sư cơ điện hoàn toàn có thể đạt được mức thu nhập này nếu như có bề dày kinh nghiệm trong nghề. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của bạn. Nếu bạn có thêm trình độ tiếng anh chuyên ngành tốt, có đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng, mức lương này là hoàn toàn xứng đáng với bạn, thậm chí còn có thể cao hơn.

2. Tại Nhật Bản

Bạn nghĩ rằng, mức lương 30 triệu đã là cao đối với 1 kỹ sư cơ điện. Nhưng tại Nhật Bản, bạn có cơ hội được trả mức lương lên đến hơn 40 triệu. Kỹ sư cơ điện là 1 nghề chưa bao giờ hết hot, đặc biệt là vì tầm quan trọng của nghề này. Tại Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư cơ điện đang rất lớn.

  • Mức lương cơ bản mà các nhà tuyển dụng tại Nhật sẽ chi trả cho kỹ sư m&e sẽ ở mức 200.000 Yên/Tháng, xấp xỉ 41 triệu VND. Nếu như cộng thêm các khoản hỗ trợ về tiền thuê nhà hay tiền tàu thì tổng mức lương khởi điểm sẽ là 240.000 yên / tháng, xấp xỉ 50 triệu VND.
  • Đối với những kỹ sư cơ điện có kinh nghiệm lâu dài, lại có thêm khả năng ngôn ngữ tiếng Nhật, thì mức lương được chi trả sẽ từ 300.000 yên / tháng trở lên, xấp xỉ 62 triệu VND.

Nếu bạn sang Nhật theo diện kỹ sư sẽ được hưởng lương toàn bộ trực tiếp từ công ty mà không bị trừ bất kỳ chi phí nào. Các chế độ phúc lợi được hưởng tương tự như người bản xứ khi sang Nhật với visa dạng Business. 

3. Tại các nước khác

Mức lương trung bình của kỹ sư cơ điện ở 1 số nước:

  • Mỹ: $103.910/năm, xấp xỉ 241 triệu VND
  • Canada: $105.440/năm, xấp xỉ 244 triệu VND
  • Úc và New Zealand: $143.470/năm, xấp xỉ 332 triệu VND
  • Châu Á: $46.250/năm, xấp xỉ 107 triệu VND

V. 1 số yêu cầu đối với Kỹ sư m&e là gì?

1. Giới tính

Với đặc thù là một ngành thuộc mảng kỹ thuật, nên kỹ sư cơ điện là 1 nghề phải tính toán khá nhiều và tương đối khô khan. Tính chất công việc sau này cũng đòi hỏi bạn phải di chuyển, đi công tác xa nhà thường xuyên. Thêm vào đó, công việc này khá vất vả và nhiều áp lực. Vậy nên, đa phần các nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc lựa chọn kỹ sư là namgiới hơn là nữ giới.

2. Bằng cấp

Tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư m&e (nhiệt điện, hệ thống cấp thoát nước và các lĩnh vực liên quan), được cấp bởi các trường Đại học uy tín, ưu tiên những trường đào tạo về kỹ thuật, xây dựng như: Đại học Bách Khoa, Đại học công nghiệp… 

3. Kiến thức

Nắm vững kiến thức lý thuyết và các tiêu chuẩn ngành, quy chuẩn, các tiêu chuẩn nước ngoài (BS; AS; NFPA…) vì có công ty chuyên dùng chuẩn châu Âu, có công ty lại hay dùng chuẩn Úc, chuẩn Mỹ, rồi nhiều công ty cũng dùng tiêu chuẩn Việt Nam.

4. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm thực tế là một trong những điều vô cùng quan trọng để trở thành kỹ sư m&e giỏi. Và cách duy nhất để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân chính là đi thi công, giám sát tại các công trường. Thêm vào đó, bạn có thể tự thiết kế hệ thống cơ điện cho các dự án nhỏ, học cách đọc hiểu, phân tích các thiết kế của người khác để rút ra kinh nghiệm. Ngoài ra, trang bị cho bản thân các kỹ năng cần thiết cũng là 1 phần kinh nghiệm quan trọng.

5. Tỉ mỉ, kỷ luật

Đây là một phẩm chất quan trọng của kỹ sư m&e. Bạn cần tập trung vào các yêu cầu để thiết kế, kiểm soát chất lượng, theo dõi quá trình thi công. Một kỹ sư cơ điện có đức tính tỉ mỉ sẽ nhận ra những hạn chế và cơ hội để cải thiện quá trình làm việc. 

6. Khả năng làm việc nhóm

Tinh thần hợp tác là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của tổ chức. Một kỹ sư m&e có kỹ năng teamwork tốt sẽ khiến những thành viên khác hứng thú và nhiệt tình với dự án và đạt năng suất làm việc lớn hơn rất nhiều so với làm việc độc lập cá nhân. Thành công của đội, của dự án và cả công ty phụ thuộc vào khả năng làm việc nhóm và sự thúc đẩy môi trường làm việc gắn kết.

Yêu cầu đối với Kỹ sư Cơ điện

Yêu cầu đối với Kỹ sư Cơ điện

VI. So sánh giữa Mechanical Engineer và Electrical Engineer

1. Bản chất

Mechanical Engineer: Các kỹ sư cơ khí vận dụng vật lý và khoa học, nhiệt và năng lượng cơ học trong việc phân tích, thiết kế, sản xuất và bảo trì các thiết bị và hệ thống cơ khí như: Hệ thống năng lượng, năng lượng và vũ khí, máy bay, các sản phẩm vận tải và các thiết bị khác.
Electrical Engineer: Kỹ sư điện đối mặt với việc sản xuất các thiết bị điện, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống định vị, thiết kế và nghiên cứu về điện tử, điện và hệ thống điện sản xuất, sử dụng điện để truyền tải năng lượng.


2. Cơ hội nghề nghiệp

Theo thống kê cho thấy, vào năm 2014, trong số 1,6 triệu việc làm về kỹ thuật, kỹ sư cơ khí chiếm 264.000, kỹ sư điện nắm giữ tới 258.000. Cục Thống kê Lao động (BLS) cho rằng cơ hội việc làm cho các kỹ sư điện sẽ tăng khoảng 4%, kỹ sư cơ khí tăng 5% từ năm 2012 đến năm 2022. 
Mechanical Engineer: Có thể làm trong 1 số ngành như:

  • Ngành hàng không vũ trụ - nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo trì máy bay 
  • Ngành ô tô - thiết kế, sản xuất, phân phối và tiếp thị xe cơ giới 
  • Công nghiệp hóa chất - bao gồm các công ty dầu mỏ, nhà sản xuất hóa chất và các doanh nghiệp hỗ trợ họ (ví dụ: xây dựng nhà máy mới hoặc phát triển công nghệ xử lý mới) 
  • Công nghiệp xây dựng - thiết kế và xây dựng các dịch vụ cơ sở hạ tầng, tòa nhà và tòa nhà (ví dụ như sưởi ấm và thông gió) 
  • Công nghiệp quốc phòng - cung cấp thiết bị, hỗ trợ và dịch vụ cho lực lượng vũ trang và an ninh quốc gia 
  • Thiết kế và sản xuất linh kiện và thiết bị hoàn chỉnh cho lĩnh vực từ ô tô đến y học và quân đội
  • Ngành hàng tiêu dùng nhanh - sản xuất các sản phẩm như đồ gia dụng, đồ vệ sinh cá nhân và thực phẩm tiện lợi 
  • Ngành hàng hải - phát triển và giúp vận hành tàu

Electrical Engineer: Có thể làm trong 1 số ngành như:

  • Bưu chính viễn thông
  • Điện - Điện tử - Điện lạnh
  • Công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa 
  • Cơ khí, kỹ thuật ứng dụng
  • Môi trường
  • Công nghệ thông tin
  • Xây dựng
  • Giao thông vận tải

3. Lương

Tại Việt Nam

  • Kỹ sư cơ khí sẽ được trả mức lương trung bình từ 4,5 - 30 triệu VND 1 tháng
  • Kỹ sư điện được trả mức lương trung bình từ 7 - hơn 20 triệu VND 1 tháng

Tại Nước Ngoài

  • Mức lương trung bình 1 năm của kỹ sư cơ khí là $84.190, xấp xỉ 195 triệu VND
  • Mức lương trung bình 1 năm của kỹ sư điện là $94.210, xấp xỉ 218 triệu VND 

4. Trách nhiệm công việc

Mechanical Engineer sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc:

  • Tinh chỉnh kế hoạch thiết kế để giải quyết các vấn đề cụ thể
  • Sản xuất các nguyên mẫu có thể được đánh giá
  • Chạy mô phỏng trên máy
  • Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm

Electrical Engineer sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc:

  • Thiết lập hướng dẫn sản xuất và lắp đặt thiết bị, hệ thống điện
  • Làm việc chặt chẽ với các nhà quản lý dự án để giữ mức trong ngân sách
  • Đảm bảo các quy định an toàn về điện được tuân thủ
  • Soạn tài liệu về cách vận hành hoặc lắp đặt thiết bị

Sau khi hiểu được rõ m&e là gì, cũng như những kiến thức về kỹ sư m&e,  có thể thấy đây là 1 nghề khá vất vả nhưng cũng rất thú vị, đem đến nhiều cơ hội để rèn luyện, phát triển niềm đam mê kỹ thuật, sự nghiệp trong tương lai với mức thu nhập cao. Lựa chọn hướng đi chuyên sâu về mảng cơ khí hay điện, điều này tùy thuộc vào sở thích cũng như năng lực chuyên môn của bạn.