Bạn đang phân vân không biết nên trình bày kế hoạch phát triển sự nghiệp như thế nào? Hãy cùng đến với những lưu ý khi viết kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV cùng 123Job ngay sau đây nhé!

CV xin việc là một trong những thứ quan trọng khi bạn đi xin việc. Nhờ CV nhà tuyển dụng có thể biết bạn là ai và năng lực của bạn như thế nào. Trong CV sẽ có rất nhiều nội dung và một trong số đó là kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV. Bạn đang phân vân không biết nên trình bày phần này như thế nào? Hãy cùng đến với những lưu ý khi viết kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV nhé!

I. Kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV là gì

Một bản CV xin việc có rất nhiều phần. Những phần không thể thiếu đó là thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng… Và trong đó có kế hoạch phát triển sự nghiệp.

Kế hoạch phát triển sự nghiệp hay còn được gọi là mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc. Đây thường là phần đứng đầu CV sau phần thông tin cá nhân. Chỉ vị trí như vậy thôi cũng đủ thấy sự quan trọng của phần này. Dù vậy, nhiều ứng viên lại không nhận ra điều đó. Và thực tế là nhiều người viết rất sơ sài.

Mẫu CV kèm kế hoạch phát triển nghề

Mẫu CV kèm kế hoạch phát triển nghề

Kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV là phần mà bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được một phần nào đó điều mà bạn sẽ mang lại cho công ty nếu bạn được nhận. Chính vì vậy hãy đầu tư viết phần này thật kỹ để tạo ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng.

II. Cách viết kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV

Kế hoạch hay mục tiêu phát triển sự nghiệp trong CV xin việc thường sẽ được chia làm hai phần. Đó là kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn.

1. Kế hoạch ngắn hạn

Kế hoạch ngắn hạn là phần đầu trong kế hoạch phát triển sự nghiệp. Bạn sẽ vạch ra kế hoạch làm việc dự kiến của bạn trong thời gian đầu được nhận. Nói thì đơn giản nhưng thật tế thì rất phúc tạp. Bạn cần xem xét kỹ công việc mà mình muốn ứng tuyển. Công việc đó tương ứng với những việc gì từ đó xác định mục tiêu mà mình sẽ làm, kế hoạch mà mình sẽ thực hiện. 

Với kế hoạch ngắn hạn bạn chỉ nên nêu những gì trong tầm tay, trong khả năng, không nên nói quá cao siêu. Thực tế vẫn là điều dễ thuyết phục nhà tuyển dụng nhất.

2. Kế hoạch dài hạn

Nếu kế hoạch ngắn hạn cần bám sát thực tế thì kế hoạch dài hạn sẽ là ước mơ vươn xa của bạn. Hãy tưởng tượng bạn đã vào làm việc ở công ty khoảng thời gian dài. Bạn bắt đầu có những thành tích và quyền hành trong công ty, hãy vạch ra kế hoạch dài hạn để phát triển công ty. Đây sẽ là nhữn điều gì đó lớn lao, khác với kế hoạch ngắn hạn.

 

Nên chia ra làm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn

Nên chia ra làm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn

III. Hình thức kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV

Tương tự như những phần khác trong CV xin việc, kế hoạch phát triển sự nghiệp trong CV cũng phải được viết ngắn gọn, dễ hiểu. Lúc nào, bạn cũng phải nghĩ, nhà tuyển dụng rất bận rộn, họ không có nhiều thời gian để đọc một bản CV hay một phần nào đó. Chính vì vậy nếu viết quá dài họ dễ dàng bỏ qua CV của bạn. Hãy chọn ý chính, nói thẳng vào vấn đề, không vòng vo.

Ngoài ra, nếu bạn có nhiều ý trong phần này thì hãy dùng cách liệt kê thật logic. Hãy trình bày từ những ý nhỏ đến ý lớn hơn.

Một điều nữa bạn cần phải chú ý thật kỹ dó là lỗi chính tả. Dù là phần kế hoạch phát triển sự nghiệp hay bất cứ phần nào trong CV cũng cần phải tránh lỗi này. Sai chính tả dù chỉ một từ cũng làm ảnh hưởng đến sự đánh giá của nhà tuyển dụng.

Bạn nên chăm chút cho phần này

Bạn nên chăm chút cho phần kế hoạch phát triển sự nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều những trang website việc làm trên mạng. Ngoài việc giới thiệu việc làm, nhưng trang này còn hỗ trợ tín năng tạo CV. Những mẫu CV này không những đầy đủ các phần chuẩn của một CV mà có đẹp cả về hình thức. Và đa phần đều có kế hoạch phát triển sự nghiệp hay mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể tìm và hoàn thành bản CV của mình một cách dễ dàng. 

IV. Kết luận 

Dù là học vấn, kinh nghiệm làm việc hay kế hoạch phát triển sự nghiệp thì đều quan trọng để tạo nên một CV chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thể viết thật tốt phần kế hoạch phát triển sự nghiệp nói riêng và cả CV nói chung.