Thực tập sinh nhân sự là vị trí mà nhiều công ty đang tuyển dụng. Vậy để ứng tuyển vào vị trí này cần mẫu CV xin việc phù hợp, chuẩn chỉnh với những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy để 123job.vn chỉ bạn cách tạo mẫu CV thực tập sinh nhân sự mới nhất nhé!

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách viết một CV thực tập sinh nhân sự chuyên nghiệp với những thông tin, kỹ năng cần thiết. Trình bày mẫu CV đẹp sẽ khiến bạn lưu lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và khả năng được phỏng vấn cao hơn. Chúng ta cùng thiết kế một mẫu CV thực tập sinh nhân sự mới nhất nhé!

I. Khái quát về ngành nhân sự và vị trí thực tập sinh nhân sự

Thực tập sinh nhân sựThực tập sinh nhân sự

Ngành nhân sự vẫn luôn là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp, công ty quan tâm. Trong thời buổi công nghệ phát triển với cuộc cách mạng 4.0, với những ứng dụng AI, người ta dự đoán máy móc sẽ làm việc thay thế cho con người và dần dần con người mất đi vị trí việc làm của mình. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định con người không thể mất đi vị trí làm việc của mình nếu họ luôn sáng tạo và làm ra những giá trị mới.

Những người làm trong ngành nhân sự cần phải biết nắm bắt xu thế, tận dụng công nghệ để bứt phá, đạt đến những thành công mới. Để trở thành một quản lý trong ngành nhân sự thì bạn cần xuất phát điểm từ thực tập sinh nhân sự. Đây là một vị trí mới, vô cùng linh hoạt, tạo điều kiện cho các sinh viên sắp ra trường, mới ra trường có cơ hội thử sức, lấy thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Chính vì vậy, thực tập sinh nhân sự luôn là vị trí được nhiều ứng viên tìm kiếm và cạnh tranh nhau. Vậy làm thế nào để có thể ứng tuyển vào vị trí đó một cách dễ dàng ngay từ bước đầu tiên? 123job sẽ giới thiệu cho bạn cách tạo một mẫu CV thực tập sinh nhân sự chuyên nghiệp nhất để bạn có thể đi thẳng đến trái tim nhà tuyển dụng.

II. Cách viết CV thực tập sinh nhân sự

Hành chính nhân sự luôn là một công việc không thể thiếu hiện nay vì ở bất cứ đâu, bất cứ ngành nghề nào cũng cần sự quản lý về con người. Thực tập sinh nhân sự là người mới bước chân vào nghề nhân sự, việc quản lý công việc cũng như con người không đơn giản chỉ có đăng tin tuyển dụng, quản lý sổ sách, giấy tờ, tài liệu công ty, hỗ trợ công tác liên quan đến nhân viên… mà còn cần nhiều kỹ năng khác. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết của một thực tập sinh nhân sự, đặc biệt là những kỹ năng bạn cần nêu bật trong mẫu cv chuyên nghiệp cho thực tập sinh nhân sự để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.

1. Thông tin cá nhân

Bạn cần nêu đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân như họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại, số điện thoại… để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn một cách dễ dàng. Thông tin cá nhân là những thứ liên quan đến bạn nên việc trình bày thông tin cá nhân vừa ngắn gọn, rõ ràng, chính xác cũng là cách bạn khẳng định giá trị của bản thân.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Với vị trí là thực tập sinh nhân sự thì bạn nên hướng đến mục tiêu ngắn hạn của bạn là có thể tích lũy thật nhiều kinh nghiệm và có thể tiến đến vị trí nhân viên hành chính - nhân sự chính thức. Tiếp theo là mục tiêu dài hạn từ 5-7 năm thì bạn có thể phấn đấu làm quản lý nhân sự, trưởng phòng nhân sự… Cùng với mục tiêu riêng của mình hay đọc thêm những mục tiêu phát triển của công ty, những sứ mệnh, chiến lược mà công ty bạn đang ứng tuyển hướng đển, vận dụng các ý đó bạn có thể đề ra những mục tiêu của mình phù hợp với công ty hơn. Chắc chắn với phần trình bày mục tiêu nghề nghiệp này bạn sẽ là một trong những mẫu cv thực tập sinh nhân sự ấn tượng nhất.

3. Kinh nghiệm 

Có thể bạn chưa có kinh nghiệm làm việc tại các công ty thì đừng lo phần kinh nghiệm này bạn có thể liệt kê những chức vụ tương đương khi bạn đang làm việc, học tập trên giảng đường như lớp trưởng, bí thư đoàn trường… đây cũng là những nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý, tổ chức nhân sự và cần khả năng lãnh đạo của bạn. Những kinh nghiệm này cũng rất cần thiết trong công việc của ngành nhân sự.

4. Học vấn

Đối với vị trí thực tập sinh nhân sự thì yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ là ngành học của bạn liên quan đến nhân sự như quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh… bạn có thể chưa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp bằng cử nhân ngành này. Nếu bạn tốt nghiệp loại giỏi hoặc khá thì hãy cho vào CV còn ngược lại thì không nên cho vào nhé.

5. Kỹ năng

kinh nghiệm làm việcKỹ năng giao tiếp 

  • Kỹ năng tin học văn phòng:  Với công việc ngành nhân sự bạn cần quản lý rất nhiều sổ sách, thông tin liên quan đến nhân sự trong công ty, cách giấy tờ hành chính nhân sự… chính vì vậy thành thạo kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint là vô cùng cần thiết.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: là việc phân bổ thời lượng cho công việc một cách hợp lý nhất vừa đảm bảo chất lượng công việc hiệu quả vừa giúp bạn cân đối được thời gian với những công việc khác, khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn được sếp giao rất nhiều việc phải làm thì bạn nên lập rõ kế hoạch để làm việc đó trong những khung giờ và dành bao nhiêu thời gian cho nó. Như vậy bạn có thể tiết kiệm được thời gian vừa có thể hoàn thành công việc một cách chất lượng nhất.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng tự quyết định trong các tình huống khẩn và xử lý các tình huống một cách linh hoạt nhất, làm sao cho mọi việc được diễn ra trơn tru, thoải mái.
  • Kỹ năng truyền đạt vấn đề: Một thực tập sinh nhân sự, bạn cần phải tự tin khi giao tiếp với người khác, vì công tác nhân sự luôn gắn với con người và mỗi nhiệm vụ bạn làm đều tác động đến mọi người xung quanh. Kỹ năng này mang lại lợi thế khi giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được người nghe khi truyền đạt vấn đề dễ hiểu và tự nhiên, hiệu quả công việc sẽ cao hơn vì sẽ giảm được thời gian phản hồi do người bạn truyền đạt đã nắm được thông tin một cách tối ưu nhất và họ đã hiểu và không cần phải tìm bạn và hỏi lại.
  • Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe là một trong những phương pháp thu thập thông tin, nhưng để tăng hiệu quả cần phải trải qua một quá trình rèn luyện, nó mang lại cho ta rất nhiều lợi ích cũng như nhận được sự tôn trọng từ người khác. Công tác nhân sự luôn cân bằng giữa việc truyền đạt và lắng nghe, mọi thắc mắc, câu hỏi trong công việc, hay tâm sự hoặc luôn cả những chia sẻ đời thường thì nhân sự hầu như sẽ là người được tìm đến đầu tiên. Vì vậy cần rèn luyện sự kiên nhẫn khi lắng nghe, biết phân tích vấn đề được nghe và chuyển hóa nó thành thông tin để tương tác ngược trở lại.

Nếu có được những kỹ năng trên, cv xin việc ngành nhân sự của bạn chắc chắn sẽ lọt vào danh sách những ứng viên sáng giá cho vòng phỏng vấn của các nhà tuyển dụng.

6. Thông tin khác

  • Sở thích: Không chỉ những thông tin về họ tên, số điện thoại liên lạc mà bạn hãy nói thêm về sở thích, sở trường của bạn mà dựa vào đó bạn có thể nêu bật những ưu điểm của bản thân, chứng tỏ mình phù hợp với vị trí thực tập sinh nhân sự. 
  • Khả năng ngoại ngữ: Trong xã hội hiện tại thì việc thành thạo tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng vì bạn có thể tiếp xúc với rất nhiều người ngoại quốc, có thể sẽ là đồng nghiệp, cấp trên của bạn. Việc có khả năng ngoại ngữ là một ưu thế giúp bạn làm việc tốt hơn.

III. Những lưu ý khi viết cv thực tập sinh nhân sự

1. Trình bày thông tin cá nhân rõ ràng, chính xác

Đây là những thông tin quan trọng, liên quan đến bạn, nếu bạn không trình bày chính xác, rõ ràng thì nhà tuyển dụng khó lòng có thể liên lạc với bạn. Đừng sử dụng một địa chỉ email khó nhớ hay không trang trọng vì sẽ làm cho bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp. Sử dụng ảnh trong cv cần rõ mặt và nửa người trên của bạn, tạo dáng đơn giản, lịch sự chứ đừng chọn những ảnh đi chơi hay tự sướng nhé! Hãy tạo mẫu cv thực tập sinh nhân sự đẹp để lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng.

2. Trình bày cấu trúc cv và định dạng cv CV chuẩn chỉnh

Định dạng CV phải chuẩn như một văn bản có tính học thuật. Ví dụ như các bullet phải thẳng nhau; khi liệt kê mô tả công việc, kinh nghiệm bạn đã làm, các ý với ý nghĩa tương tự nhau thì bạn nên để bullet giống nhau; thẳng hàng nhau, không viết quá dài cho mỗi bullet vì làm thế cảm giác rất rối mắt. Font chữ và cỡ chữ phải thật dễ nhìn, các đề mục hay những phần ví dụ như ngày/tháng/năm ở mục kinh nghiệm làm việc; công ty bạn đã làm thì bạn nên viết in hoa và bôi đậm. Ngoài ra những phần bạn nghĩ quan trọng và là điểm nhấn đặc biệt cho CV của bạn thì hãy làm nổi bật bằng việc bôi đậm để gây sự chú ý cho người đọc CV. Bạn có thể tham khảo các mẫu cv chuyên nghiệp cho thực tập sinh nhân sự tại website 123job.vn để trình bày một bản cv nhanh nhất nhé!

3. Cách viết phần kinh nghiệm làm việc

Đối với một công việc bạn đã từng làm, bạn không nên liệt kê quá nhiều nhiệm vụ bạn làm; mà chỉ nên liệt kê những trách nhiệm chính và kết quả đạt được cho bạn và tổ chức nơi bạn đã làm việc. Có những bạn đã từng làm rất nhiều công việc và các bạn ấy liệt kê hết ở CV, điều này là không cần thiết. Bạn chỉ nên chọn lọc để liệt kê những công việc nào có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển; nhất để CV của bạn được trọng tâm hơn, không rườm rà. 

4. Cách chọn mẫu CV thực tập sinh nhân sự

Ngành nhân sự đòi hỏi sự cẩn thận, chỉnh chu từ những điều nhỏ nhất bắt nguồn từ cv cho đến email bạn ứng tuyển, cách bạn ứng xử ra sao. Khi xin vào vị trí này làm việc thì chắc chắn bạn phải hiểu rằng thời gian sắp tới bạn cũng sẽ làm công việc tương tự, sẽ xét duyệt những cv của các ứng viên, vậy bạn muốn nhận những cv như thế nào? Tất nhiên bạn sẽ muốn một bản cv đẹp thực tập sinh nhân sự và chau chuốt nhất khi gửi đến bạn phải không nào? Chính vì vậy mà cách chọn mẫu CV thực tập sinh nhân sự mới nhất là bạn nên tham khảo nhiều nguồn, điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân. Hãy chọn những màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng như xanh, đỏ, hồng,… để làm màu nền cho cv của bạn thêm nổi bật.

Để tạo ra một mẫu CV thực tập sinh nhân sự chuyên nghiệp thì bạn cần phải có sự chỉnh chu trong câu từ, lựa chọn đưa những kinh nghiệm, sở thích, sở trường cá nhân phù hợp để nhà tuyển dụng có thể thấy được những điểm nổi trội mà lựa chọn bạn. Ngoài ra những kinh nghiệm bạn đưa ra cần trung thực để người tuyển dụng có thể thấy được khả năng thực chất của bạn.

Điều cuối cùng khi chọn mẫu cv thực tập sinh nhân sự là bạn nên trình bày văn bản một cách rõ ràng, khoa học, đẹp mắt bằng cách sử dụng font chữ đơn giản, căn chỉnh, sắp xếp các phần vừa phải, bố cục cân đối giữa các phần, không nên cho thêm những họa tiết hoa văn quá đà, dườm dà, hãy lựa chọn một chiếc ảnh chụp ngoại hình bạn 1 bộ đồ công sở sẽ là điểm cộng cho CV của bạn.

mẫu cv thực tập sinh nhân sựMẫu cv thực tập sinh nhân sự

IV. Những tiêu chí cần có của CV thực tập sinh nhân sự

1. Hình thức bắt mắt

CV là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn, chính vì vậy hãy trình bày CV một cách khoa học, rõ ràng, hình thức bắt mắt. Đừng liệt kê quá nhiều thông tin một cách lan man, hãy tập trung những thông tin liên quan trực tiếp đến công việc bạn ứng tuyển để làm bạn nổi bật và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2. Sử dụng các từ khóa chuyên ngành

Không nên để CV của bạn nhàm chán hay giống như những CV khác, hãy sử dụng các từ khóa chuyên ngành để nhà tuyển dụng thấy bạn là người có khả năng chuyên môn. Sử dụng các từ khóa chuyên ngành cũng giúp CV của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn như:  “năng lực cốt lõi”, “chiến lược quản trị nhân sự”, “văn hóa doanh nghiệp”... Hãy cố gắng viết những gì nhà tuyển dụng muốn đọc. Ngoài ra, hãy đề cập những điểm mạnh của bạn liên quan đến lĩnh vực này trong phần kỹ năng như khả năng dẫn dắt, lãnh đạo; khả năng tổ chức; khả năng làm nhiều việc một lúc,...

3. Liệt kê thông tin trung thực

Nhà tuyển dụng là những người đã có kinh nghiệm làm việc, họ có thể phát hiện ngay bạn nói dối trong CV khi bạn trả lời phỏng vấn với những tình huống cụ thể. Vậy thì đừng dại gì nói dối trong CV để rồi bị lộ tẩy ở vòng phỏng vấn, bạn sẽ bị loại ngay thôi hoặc có khi sẽ vào “danh sách đen” của công ty đó và không có cơ hội quay lại đâu. Hãy liệt kê những thông tin về bạn một cách trung thực và vừa đủ nhé!

4. Độ dài phù hợp

Không nên viết quá dài dòng, lan man, liệt kê quá nhiều thông tin cá nhân hay kinh nghiệm của bản thân. Hãy đưa ra những thông tin ngắn gọn, chính xác, những thông tin liên quan trực tiếp đến công việc bạn sắp ứng tuyển, những thông tin có tính ấn tượng để nhà tuyển dụng nhớ về bạn. Cũng không nên trình bày quá ngắn gọn, sơ sài nếu bạn không muốn “trượt ngay từ vòng gửi xe”. Độ dài phù hợp cho mẫu CV thực tập sinh nhân sự đẹp là không quá 2 trang A4.

5. Kết hợp các kỹ năng

Với vị trí thực tập sinh nhân sự chắc chắn cần rất nhiều kỹ năng mềm ngoài kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Việc bạn đưa ra nhiều kỹ năng mềm trong CV sẽ là điểm cộng cho bạn. Kết hợp các kỹ năng linh hoạt luôn là điều cần thiết của một thực tập sinh nhân sự vì bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng với những yêu cầu khác nhau, đòi hỏi khả năng xử lý vấn đề khác nhau.

V. Mẫu CV thực tập sinh nhân sự 

Việc trình bày, tạo ra một mẫu CV đẹp mắt cho vị trí thực tập sinh nhân sự sẽ giúp bạn có được thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo các mẫu cv thực tập sinh nhân sự qua trang web 123job.vn. Hãy lựa chọn những mẫu CV phù hợp nhất với công việc của bạn. 

VI. Kết luận 

Trên đây là những điều cần lưu ý để bạn có một mẫu cv chuyên nghiệp cho thực tập sinh nhân sự. Bạn có thể tham khảo thêm và tạo ra những mẫu cv thực tập sinh nhân sự nhanh nhất, thuận tiện và đẹp nhất thông qua website 123job.vn. Chúc bạn thành công!