Nhiều công ty kỹ thuật ra đời cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân viên tăng. Vậy làm thế nào để có bản CV xin việc ngành kỹ thuật chuẩn nhất? Tham khảo bài viết dưới đây của 123job nhé
Ngành kỹ thuật là một trong những ngành thu hút rất nhiều lao động hiện nay. Cùng với đó việc nhiều công ty kỹ thuật ra đời cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân viên tăng. Vậy nếu muốn ứng tuyển một công việc trong ngành kỹ thuật bạn phải viết CV như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều mẫu CV cũng như cách viết CV khác nhau. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy, bạn có thể tự sáng tạo mẫu hoặc dùng những mẫu có sẵn. Với CV xin việc ngành kỹ thuật cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nhìn tổng thể lại thì mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật chuẩn nhất cần phải đầy đủ những phần chính sau:
Mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật
Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là phần không thể thiếu trong bất kỳ một CV nào. Nội dung phần này chủ yếu là để cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Thông thường, phần thông tin cá nhân sẽ là phần đầu tiên hoặc nằm dọc bên góc trái hoặc góc phải CV. Những nội dung bạn cần trình bày trong phần này đó là:
- Họ và tên đầy đủ
- Ngày/ tháng/ năm sinh
- Địa chỉ hiện tại
- Số điện thoại liên hệ
- Email
- Facebook
Ảnh đại diện
Ảnh đại diện cũng rất quan trọng trong CV. Và khi nhìn vào một bản CV, ảnh đại diện là phần nhà tuyển dụng nhìn vào đầu tiên. Ảnh đại diện không cần phải có nghiêm túc như khi bạn chụp ảnh thẻ làm hồ sơ. Ảnh chỉ cần lịch sự, chỉnh chu và còn có thể bọc lộ một phần nào đó tính cách của bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp nên được chia ra làm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Hãy trình bày những dự kiến gần cũng như những mục tiêu lớn hơn sau thời gian làm việc lâu dài tại công ty nếu bạn được nhận.
Học vấn
Phần học vấn chỉ đơn giản là bạn nêu lên trường, ngành học cũng như thời gian học. Bạn cũng có thể nêu thêm loại tốt nghiệp nếu đó là loại giỏi hoặc khá.
Ngoài ra nếu có học những khóa học thêm bên ngoài có liên quan đến ngành kỹ thuật thì bạn cũng có thể cho thêm vào.
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng và cũng có nhiều lỗi mà ứng viên thường hay mắc phải trong phần này. Trong phần này, bạn sẽ tập trung trình bày những việc mà mình đã làm trước đó. Bạn hãy nêu tên công ty, chức vụ, công việc bạn làm cũng như thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.
Với những người đi làm lâu năm và có nhiều kinh nghiệm thì phần này rất dễ. Tuy nhiên với những sinh viên mới ra trường thì câu hỏi mà các bạn hay đặt ra đó là “Nếu em chưa từng đi làm cho bất kỳ một công ty nào thì sao?”. Nếu như vậy, bạn có thể đưa nơi mà mình thực tập vào phần này. Hoặc nếu có từng cộng tác, làm thêm bạn cũng có thể cho vào. Tuy nhiên, chỉ nên đưa những công việc liên quan đến ngành kỹ thuật, không nên đưa tràn lan.
Một mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật chuẩn thì phải trình bày phần kinh nghiệm theo thứ tự từ gần nhất trở về trước. Nhiều bạn rất hay mắc lỗi về thứ tự thời gian trình bày này.
Thành tích và giải thưởng
Trong quá trình học tập và làm việc, nếu có những thành tích hay giải thưởng nào đó bạn có thể cho vào. Tuy nhiên, cũng như phần kinh nghiệm, bạn chỉ nên đưa những cái liên quan đến ngành kỹ thuật mà mình sắp ứng tuyển.
Kỹ năng
Bạn có thể liệt kê những kỹ năng cơ bản và những kỹ năng đặc biệt riêng mà ngành kỹ thuật cần có. Để viết phần này bạn nên xem lại yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng. Một số kỹ năng có thể nêu lên đó là: Ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, network, máy tính, công nghệ… Tùy theo lĩnh vực kỹ thuật mà bạn sẽ trình bày.
Ngoài những phần không thể thiếu trên thì bạn có thể nêu thêm sở thích, các chứng chỉ, hoạt động…
Trên đây là những gợi ý cho bạn về một mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật. Ngoài nội dung bạn cũng cần bố trí, trình bày sao cho gây ấn tượng và thuyết phục được nhà tuyển dụng. Hy vọng bạn sẽ tìm được việc làm như ý trong ngành kỹ thuật.