Ngày nay công nghệ ngày càng phát triển, những phương pháp học tập mới dần được áp dụng để giúp người học chủ động hơn. Đặc biệt khi đại dịch Covid xảy đến, các phương pháp học trực tuyến, điển hình là blended learning đang trở thành xu hướng mới.

Nếu bạn đã biết và tìm hiểu sơ qua về E-learning thì chắc chắn cũng đã từng nghe qua về khái niệm Blended learning là gì? Tuy đây có vẻ là một khái niệm khá mới nhưng trong những năm gần đây, phương pháp học tập này đang rất được ưa chuộng. Vậy lợi ích tuyệt vời mà phương pháp Blended learning mang tới cho người học là gì? Phương pháp học này có những ưu, nhược điểm gì? Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về Blended learning là gì nhé!

I. Blended learning là gì?

Blended Learning là phương pháp học tập kết hợp giữa việc học truyền thống trên lớp và học trực tuyến qua mạng. Đây là phương pháp học tập mới được phát triển trong những năm gần đây, được nghiên cứu bởi đại học Cambridge và hiện nay đang được áp dụng tại nhiều trường đại học danh tiếng. Một số trường Đại học danh tiếng trên thế giới hiện nay đang áp dụng phương pháp học tập này có thể kể đến như: Harvard, Stanford, Wesleyan University…

Blended learning là gì?Blended learning là gì?

II. Lợi ích tuyệt vời mà Blended learning mang lại

Vượt ra khỏi những phương pháp học tập truyền thống, mô hình Blended learning hiện nay đang trở thành một xu hướng học tập mới. Phương pháp này đã phần nào phá vỡ các bức tường truyền thống trong giảng dạy, những bức tường không phù hợp với tất cả học sinh. Theo đó phương pháp học tập này có thể điều chỉnh trải nghiệm học tập cho từng học sinh. Bên cạnh đó một trong những lợi ích tuyệt vời nhất mà phương pháp Blended learning mang lại cho người học là cung cấp các khung thời gian linh hoạt với từng người, mang lại cho họ khả năng học theo tốc độ, thời gian biểu của riêng mình.

Xem thêm: Giáo dục STEM là gì? Những điều bất ngờ mà STEM mang lại cho trẻ

III. 6 mô hình học tập Blended learning

1.  Mô hình Face to face

Trong tất cả mô hình học tập Blended learning, Face to Face được xem là mô hình thông dụng và gần gũi nhất. Theo đó mô hình này phù hợp với môi trường có sự đa dạng các phân khúc học sinh khác nhau về khả năng nhận biết kiến thức và các cấp độ hiểu biết. Tuy nhiên nhược điểm là với hình thức này, chỉ một số trường hợp hợp nhất định mới được chỉ định tham gia vào học trực tuyến.

2.  Mô hình luân phiên

Mô hình Rotation hay còn gọi là mô hình luân phiên hay quay vòng là phương pháp học tập được sử dụng trong nhiều năm qua. Với phương pháp Blended learning, thời gian biểu được thiết lập để các học sinh vừa có thời gian học tập trực tiếp với giáo viên và vừa có thời gian học trực tuyến. Mô hình học này phổ biến trong các lớp học như:

  • Các lớp học tiểu học nơi mà các giáo viên đã sử dụng và cảm thấy hài lòng với phương pháp giáo dục truyền thống. 
  • Các lớp học tiểu học nơi mà các học sinh được phân chia dựa trên mức độ kỹ năng đọc và làm toán.

3.  Mô hình Flex

Trong 6 mô hình Blended Learning, mô hình học tập Flex vẫn được ưa chuộng nhất bởi tính linh hoạt, thuận tiện của nó. Đối với phương pháp học tập này, học sinh hoàn toàn có thể tự do chọn lựa lịch học của mình cho phù hợp với thời gian biểu của mình. Đồng thời một ưu điểm khác mà mô hình này mang lại cho người học là được tự chọn tốc độ học của riêng mình.

Đối với mô hình học tập này, giáo viên ở đây chỉ đóng vai trò là người cung cấp nội dung khóa học, hướng dẫn học sinh khi cần thiết. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thiếu sự giám sát của giáo viên. Để việc học đạt hiệu quả đòi hỏi học sinh phải có thái độ tự giác, tinh thần tự học, ham học hỏi.

4.  Mô hình Lab School trực tuyến

Trong mô hình này, học sinh học trực tuyến hoàn toàn và đến sẽ phòng thực hành để hoàn thành nội dung bài học của mình. Tại các phòng thực hành sẽ có người giám sát công nghệ tuy nhiên họ không nhất thiết phải là giáo viên với chuyên môn riêng.

5.  Mô hình Self-blend

Mô hình tự học Self-blend phù hợp với môi trường mà học sinh có nhu cầu trong một lĩnh vực cụ thể nào đó mà không cần phải có trong danh mục khóa học truyền thống. Mô hình này cho phép học sinh có thể tự kiểm soát thời gian học của mình cũng như nội dung học mà họ chọn nhằm bổ sung cho những kiến thức cơ bản trên lớp của họ.

6 mô hình học tập Blended learning phổ biến hiện nay

6 mô hình học tập Blended learning phổ biến hiện nay

6.  Mô hình Online Driver

Trong tất cả các mô hình học tập Blended Learning, Online Driver được là mô hình đòi hỏi nhiều đến công nghệ nhất. Hiện nay mô hình này ngày càng trở nên phổ biến vì nó phù hợp với những sinh viên có nhu cầu học tập từ xa hay đối tượng vừa học vừa làm. Cũng giống như các mô hình học trực tuyến khác, ưu điểm của phương pháp này là sự linh hoạt về thời gian cũng như địa điểm học tập. Sinh viên có thể tự do trong việc lựa chọn nơi học. Giáo viên có nhiệm vụ điều phối và đánh giá, giải đáp những thắc mắc của học sinh.

IV. Ưu và nhược điểm của Blended learning

1. Ưu điểm

  • Tăng sự tương tác: Thông qua phương pháp học tập Blended learning, việc tương tác giữa sinh viên với giáo viên ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể là có thể kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, ngay cả bên ngoài lớp học thông qua các công cụ tương tác như thảo luận trực tuyến, blog…
  • Thuận tiện, linh hoạt: Việc học Online tại nhà giúp sinh viên thuận tiện hơn rất nhiều trong việc đi lại, dễ dàng chọn lịch học phù hợp với thời gian trống của mình. 
  • Đánh giá học sinh hiệu quả: Mô hình Blended learning có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá toàn diện học sinh với báo cáo chi tiết và chấm điểm tự động với những công cụ được tích hợp sẵn. Những điều này có vai trò vô cùng quan trọng đối với giáo viên trong việc đánh giá tình hình học tập của học sinh. 
  • Dễ dàng quản lý lớp học: Nhờ các công cụ hiện đại như điểm danh Online, chấm điểm Online… việc quản lý lớp học trở nên đơn giản hơn nhiều so với phương pháp học tập truyền thống. 

2. Nhược điểm 

Ưu và nhược điểm của Blended learning

Ưu và nhược điểm của mô hình Blended learning

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời mà phương pháp Blended learning mang lại, mô hình này vẫn còn có một số nhược điểm như:

  • Trình độ công nghệ thông tin: Việc thiếu hiểu biết cơ bản về các công cụ và công nghệ trực tuyến có thể trở thành một rào cản đáng kể đối với giáo viên. Chính vì vậy việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật là điều bắt buộc đối với họ.
  • Chi phí cao: Việc tích hợp công nghệ tiên tiến để học tập kết hợp trong trường học đòi hỏi phải có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị hiện đại. 
  • Thiếu sự giám sát: So với phương pháp học tập truyền thống - Học trực tiếp có nhược điểm là thiếu sự giám sát của giáo viên. Tính linh hoạt, thiếu sự giám sát đôi khi cũng có thể dẫn đến việc sinh viên bị tụt hậu trong chương trình học.
  • Đòi hỏi sinh viên phải có tính tự giác: Chính vì bởi phương pháp Blended learning thiếu sự giám sát, nghĩa là giáo viên không thể theo dõi, quản lý sinh viên mọi lúc, mọi nơi nên để việc học đạt hiệu quả đòi hỏi sinh viên phải có tính tự giác và tinh thần tự học. 

V. Kết luận

Mỗi phương pháp học tập đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng của nó. Và đối với mô hình Blended learning cũng vậy. Tuy nhiên hiện nay, trong bối cảnh công nghệ phát triển, nhịp sống ngày càng bận rộn, dịch Covid diễn ra ngày càng phức tạp thì Blended learning đang được xem là xu hướng học tập được ưa chuộng. 123job hy vọng qua những chia sẻ về Blended learning là gì ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!