Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển cần nâng cao chất lượng năng lực quản lý. Chính điều này đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nghề QA, đồng thời đi kèm đó là nhiều thách thức phải đối mặt

I. Cơ hội và thách thức của nghề QA (Quality Assurance)

1. Cơ hội nghề QA (Quality Assurance)

Nghề QA (Quality Assurance) có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, công ty. Ta có thể thấy được vị trí QA (Quality Assurance) có mặt ở hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp từ dịch vụ, sản xuất, công nghệ, đào tạo, vận tải, ngân hàng, tư vấn,... Với sự cần thiết của vị trí QA (Quality Assurance) như vậy, cho nên cơ hội nghề nghiệp của nghề này hiện nay đang là rất lớn. Đặc biệt trong nền kinh tế đang đà phát triển, sự tăng nhanh của các doanh nghiệp nước ngoài thì nhu cầu này càng lớn hơn nữa. 
Khi làm nghề QA (Quality Assurance), bạn được học hỏi và trau dồi nhiều kỹ năng, kiến thức công việc, tiếp xúc với nhiều đối tượng và được kết nối mở rộng nhiều mối quan hệ cho bản thân.
Cơ hội nghề nghiệp của nghề QA (Quality Assurance) luôn rộng mở với những mức thu nhập hấp dẫn. Tùy thuộc vào từng cấp độ, tùy quy mô của công ty và tùy thuộc vào năng lực mà nhân viên QA (Quality Assurance) sẽ có các mức lương dao động từ khoảng 5 triệu đến 25 triệu và thậm chí có thể tăng thêm. Đồng thời với mức lương cao, nhân viên QA (Quality Assurance) còn được hưởng các chế độ đãi ngộ hấp dẫn như thưởng hiệu quả công việc, thưởng sáng tạo, chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, …

Nghề QA (Quality Assurance) - Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển

Cơ hội và thách thức của nghề QA (Quality Assurance)

2. Thách thức của nghề QA (Quality Assurance)

Song song với nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nghề QA (Quality Assurance) thì cũng có nhiều thách thức đặt ra mà các doanh nghiệp cũng như ứng viên cần lưu tâm

a. Kỹ năng và đào tạo kiến thức chuyên môn còn yếu

Hầu hết các nhân viên QA (Quality Assurance) mới vào nghề đều chưa có đầy đủ kỹ năng và được đào tạo bài bản, chuyên sâu để làm nghề. Các kiến thức các bạn được học còn chưa đủ khiến cho việc khi ra trường vấp phải nhiều khó khăn trong việc phỏng vấn tìm việc làm QA (Quality Assurance). Sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng làm nghề cũng khiến cho các doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo nhân viên có thể làm việc được thuần thục nhất. Việc không có sự đào tạo chuyên sâu cũng dẫn tới việc nhiều nhân viên QA (Quality Assurance) đã làm lâu trong nghề nhưng vẫn còn bối rối, băn khoăn và không có định hướng cho nghề nghiệp của mình.

b. Hàng hóa nội địa đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập

Kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao nên do đó người tiêu dùng cũng trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm không chỉ cần chất lượng tốt mà hình thức mẫu mã cũng phải bắt mắt, thu hút hơn. Nhu cầu của người tiêu dùng luôn nâng cao và thay đổi liên tục theo tháng, năm, do đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và đáp ứng được phần lớn nhu cầu. 
Nền kinh tế mở cửa, hàng hóa ngoại nhập cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn đem đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Rất nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đang ngày càng trở nên yếu thế hơn so với hàng nhập khẩu. Làm thế nào để chất lượng sản phẩm Việt ngang hàng và cao hơn hàng nhập khẩu đang là một bài toán đặt ra cho những người làm nghề QA (Quality Assurance).

c. Trình độ công nhân còn hạn chế

Phần lớn đội ngũ công nhân tại Việt Nam hiện nay là đều không có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu là lao động phổ thông tốt nghiệp cấp 3. Đội ngũ công nhân chủ yếu làm các công việc thủ công đơn giản, lặp đi lặp lại và chủ yếu tập trung vào sản lượng chứ không phải chất lượng. Do đó khi doanh nghiệp đầu tư kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn cao khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc học hỏi, tiếp thu cái mới. Thách thức đặt ra cho những người làm nghề QA (Quality Assurance) là phải trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục để có thể làm việc với đội ngũ công nhân. Từ đó nâng cao trình độ, ý thức người công nhân để mang đến lợi ích cho doanh nghiệp.

d. Phần lớn doanh nghiệp Việt có quy mô nhỏ

Các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn thường có quy mô nhỏ, do đó khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị phục vụ phát triển thường gặp vấn đề về vốn. Lúc này, người làm QA (Quality Assurance) cần phải căn cứ vào tình hình công ty để xây dựng một hệ thống quy chuẩn sao cho phù hợp với tình hình công ty nhưng vẫn phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

II. Định hướng phát triển của nghề QA (Quality Assurance)

6 định hướng phát triển mà một QA (Quality Assurance) không thể bỏ qua: 

1. Định hướng kỹ thuật

Đối với QA (Quality Assurance) có kỹ năng lập trình cơ bản và yêu thích lập trình thì định hướng kỹ thuật là hướng đi không đáng để xem xét. Các bạn có thể thử sức với công việc kiểm thử tự động. Đây chính là xu hướng công việc hot nhất hiện nay và vẫn còn tiếp tục phát triển trong nhiều năm tới.

Các vị trí công việc mà bạn có thể trải qua: Junior tester/Junior automation engineer >>> Senior Tester/ Senior automation engineer >>>  Automation leader >>>Test Manager >>> Senior Test Manager >>> ...

Nghề QA (Quality Assurance) - Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển

Định hướng phát triển của nghề QA (Quality Assurance)

2. Định hướng phi kỹ thuật

Với những người không biết và không hứng thú nhiều với lập trình, bạn có thể định hướng theo con đường phi kỹ thuật. Ở công việc theo định hướng này, bạn cần học tập các kinh nghiệm liên quan đến: rà soát và báo cáo lỗi, lên kế hoạch, giám sát các quy trình phát triển sản phẩm, … Các công việc này nhìn có vẻ khá dễ, tuy nhiên để thực hiện tốt công việc này bạn cần phải thành thạo nhiêu kỹ năng và có kiến thức chuyên môn.

Các vị trí công việc mà bạn có thể trải qua: Junior tester/QA Analyst >>> Senior tester/QA Team Coordinator >>> Test leader >>> Test Manager >>> Senior Test Manager >>> ...

3. Định hướng quản lý

Đây chính là hướng đi mà phần lớn nhân viên trong nghề QA (Quality Assurance) định hướng tới. Định hướng làm quản lý phù hợp với những người giỏi giao tiếp và có khả năng quản lý dự án. Và để làm được điều này bạn cần bao quát nhiều vấn đề hơn và cần nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác. 

Các vị trí mà bạn có thể trải qua: QA Analyst >>> QA Team Coordinator >>> QA manager

4. Định hướng chuyên gia

Con đường trở thành chuyên gia luôn là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn giúp bạn luôn tập trung và tỏa sáng trong công việc của mình, trở thành một nhân tố ảnh hưởng trong doanh nghiệp. Một QA (Quality Assurance) có thể trở thành chuyên gia trên các dự án cùng mô hình, lúc này vai trò của bạn sẽ là tập trung làm việc, xây dựng và triển khai mọi thứ trên mô hình đó.

5. Định hướng Freelancer

Định hướng freelancer là một hướng đi không tồi nếu bạn thích sự tự do. Bạn có thể làm QA (Quality Assurance) cho nhiều công ty cùng một lúc. Tuy nhiên khi làm freelancer bạn cũng sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề cần đối mặt như về thu nhập, thời gian cũng như sức khỏe. Do đó, khi quyết định chọn hướng đi này bạn cần phải nghiêm túc xem xét và cân nhắc thật kỹ nhé.

6. Khởi nghiệp

Khi đã có kinh nghiệm, kiến thức và trang bị những kỹ năng cần thiết thì bạn có thể xem xét việc bắt đầu xây dựng cho mình một doanh nghiệp. Bạn có thể trở thành một nhà tư vấn độc lập hoặc thành lập một công ty tư vấn chuyên cung cấp các giải pháp, quy trình về QA (Quality Assurance). Đây là một hướng đi đáng để bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ và theo đuổi trên con đường sự nghiệp của mình.

III. Kết luận

Đội ngũ QA (Quality Assurance) chính là một trong những nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ hội nghề nghiệp của nghề QA (Quality Assurance) ngày càng mở rộng, bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi bạn cần phải liên tục nâng cấp bản thân để có thể thành công trong công việc, chọn được hướng đi tốt nhất cho mình.

Xem thêm:

QA là gì? QA và QC có giống nhau không?

QC là gì? Tầm quan trọng của bộ phận QC trong doanh nghiệp