Việc tạo nên những slogan hay về kinh doanh là điều mà bất cứ nhà quản trị nào cũng vô cùng quan tâm. Vậy slogan là gì, ảnh hưởng như thế nào tới thương hiệu… cũng như những yếu tố cần thiết để có một slogan hay

Từ lâu, khái niệm Slogan đã không còn trở nên quá xa lạ, không chỉ trong kinh doanh mà trong các hoạt động học tập hàng ngày như hoạt động nhóm, mỗi nhóm đều mong muốn tạo nên những slogan thật chất cho đội của mình. Điều này không chỉ thể hiện giá trị mà còn phản ánh phần nào về các thành viên của đội. Vậy thực chất khái niệm slogan trong kinh doanh được hiểu đầy đủ là gì, các yếu tố cấu thành một slogan chuẩn và hay là gì… cũng nhưnhững slogan hay về kinh doanh của các thương hiệu hàng đầu hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé. 

I. Tổng quan về slogan 

1. Slogan là gì? 

Slogan là một câu văn có nội dung chứa đựng thông điệp mang tính chất mô tả và thuyết phục về tính chất của một thương hiệu. Nó có thể là một lời hứa, một lời cam kết, lời văn thể hiện giá trị cốt lõi hoặc thậm chí là để thể hiện hướng đi phát triển của sản phẩm trong công ty, đôi khi cũng là giá trị cam kết đem tới cho khách hàng. 

Thông thường slogan có độ dài trong vòng một câu văn, ngắn gọn và dễ nhớ. Để đạt được điều này thì những câu slogan hay về kinh doanh hiện nay thường áp dụng các lối chơi chữ trong văn chương như điệp âm, gieo vần, hiệp vần hoặc sử dụng từ ngữ có nhiều ý nghĩa mở rộng. Slogan còn có thể được gọi là khẩu hiệu quảng cáo. 

Slogan hay về kinh doanhSlogan hay về kinh doanh

2. Thế nào là một slogan hay về kinh doanh?

Phần lớn hiện nay bất kỳ công ty, doanh nghiệp kinh doanh hoặc các tổ chức xã hội đều có những câu slogan riêng của mình. Tuy nhiên về khuôn mẫu để đánh giá chung một slogan hay thì dường như là không có khuôn mẫu chung. Với một người, slogan của thương hiệu này được coi là slogan hay về kinh doanh nhưng với người khác lại trở nên dở tệ. Tuy nhiên theo những chuyên gia về thương hiệu thì một câu slogan để trở thành câuslogan hay trong kinh doanh cần để ý tới 4 yếu tố sau đây:

a. Mục tiêu slogan: Bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng và định hướng tới chúng. Một ví dụ đơn giản có thể kể đến như  hai thương hiệu toàn cầu hàng đầu thế giới là Coca-cola và Pepsi. Đây là hai thương hiệu lớn trong ngành nước giải khát, họ luôn định vị ngược nhau và được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp lâu năm với nhau. Đã từng có lần Pepsi đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần của Coca-cola nên câu slogan của họ là “Generation Next” dịch ra tiếng Việt là thế hệ tiếp nối với mục tiêu nhằm vào tính hiện đại của Pepsi và thể hiện Coca-cola là thứ đồ uống đã cũ. Bên cạnh đó Slogan hay trong kinh doanh này của Pepsi còn thể hiện một mục đích khác là nhắm vào khách hàng mục tiêu là giới trẻ. 

b. Tính ngắn gọn: Ngắn gọn là một điều quan trọng trong việc đảm bảo tính dễ nhớ, dễ đọc và dễ hiểu. Mục tiêu của các thương hiệu trong việc tạo ra các câu slogan riêng của mình nhằm giúp để lại ấn tượng mạnh trong khách hàng, chỉ cần trong quảng cáo của họ nhắc đến thông điệp này là khách hàng sẽ nghĩ ngay về thương hiệu sở hữu câu slogan đó. Đó cũng là yếu tố quan trọng trong việc giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu sâu hơn. 

c. Không gây phản cảm: Một số từ ngữ có tính chất phản cảm, đa nghĩa theo thiên hướng tiêu cực bạn không nên sử dụng trong slogan của công ty mình. Điều này rất dễ hiểu vì đôi khi khách hàng cảm thấy ngại ngùng khi nhắc tới những từ gây phản cảm, hoặc thậm chí họ sẽ có sự đánh giá tiêu cực cho thương hiệu của bạn.

d. Luôn nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm: Điều này là điều vô cùng quan trọng, vì mục đích cuối cùng để tạo dựng nên những câu slogan hay trong kinh doanh là nhằm để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu và cốt lõi là nhằm để bán được hàng, để tiêu dùng được dịch vụ. Vậy nên, việc đề cập đến các lợi ích của sản phẩm là điều cần làm, việc này giúp khách hàng gắn cảm xúc thương hiệu vào sản phẩm của bạn, giúp phân biệt sản phẩm của thương hiệu bạn và phần nào chỉ ra sự khác biệt với các sản phẩm đang có trên thị trường. 

II. Vai trò và ảnh hưởng của slogan trong kinh doanh 

1. Slogan là yếu tố không thể thiếu của một thương hiệu

Khi nhắc đến các thành tố cấu tạo trong thương hiệu như tên, logo… thì cùng với đó slogan trở thành yếu tố không thể không có trong một thương hiệu. Việc tạo ra một câu slogan hay trong kinh doanh là việc mà nhà quản trị thương hiệu nào cũng đặt ra. Một slogan hay có khả năng chiếm trọn và giữ vững niềm tin trong khách hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tự dưng mà một công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn được một slogan tốt nhất cho thương hiệu của mình. Thực tế chỉ ra phần lớn các thương hiệu đều sử dụng slogan và thay đổi chúng trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp mình cho phù hợp. Một gợi ý cho các bạn khi tạo ra slogan là cần chú ý đến các yếu tố như khả năng kết nối cảm xúc của slogan với khách hàng, tính tin cậy và ý nghĩa rõ ràng của slogan.  

2. Là đòn bẩy của thương hiệu

Tại sao slogan lại được coi là đòn bẩy của thương hiệu? Khi nhắc đến thương hiệu thì vấn đề về nhận diện thương hiệu là một yếu tố không thể bỏ qua. Việc tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu tốt không chỉ giúp khách hàng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nhận diện thương hiệu và duy trì cảm xúc tích cực mà còn làm đối thủ cạnh tranh khó bắt chước được. Vậy nên slogan chính là đòn bẩy để công ty sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn, việc tạo dựng bộ nhận diện và đồng bộ chúng lên các sản phẩm, cách thiết kế và đan xen chúng vào trong từng quảng cáo, từng chiến dịch marketing được coi là chiến lược của công ty. 

3. Kêu gọi hành động

Thông thường các câu slogan hay về kinh doanh sẽ truyền tải hình ảnh và cả giá trị mà thương hiệu cam kết mang đến cho khách hàng và cộng đồng. Slogan ngoài truyền tải đến khách hàng nhằm kêu gọi và thúc đẩy hành vi mua sắm của họ còn có tác dụng rất lớn trong hoạt động truyền thông nội bộ, nó giúp cho mỗi phần trong tổ chức cố gắng làm việc tốt nhất để thực hiện được những cam kết đã được đề ra trong slogan. Như vậy có thể nói slogan chính là định hướng hành động và kêu gọi hành động. 

4. Xây dựng quan hệ thân thiết với khách hàng

Bất kỳ ai cũng đều hiểu rằng slogan tạo cảm xúc nhiều cho thương hiệu đến như thế nào, ví dụ cứ nhắc đến Coca-cola là bạn nghĩ đến cảm xúc gì đó có thiên hướng truyền thống, ấm áp tình cảm gia đình… Như vậy slogan chính là điều giúp thương hiệu củng cố mối quan hệ và tình cảm hai chiều giữa khách hàng và thương hiệu, thương hiệu thấu hiểu câu chuyện của khách hàng và tạo dựng nên những thông điệp ý nghĩa. 

Từ những thông điệp trong các chiến dịch đó, khách hàng đôi khi họ nhận ra những giá trị của những điều bình dị hàng ngày và cảm thấy phải biết trân trọng cuộc sống hơn. Và chính vì vậy, họ dành lại tình cảm sâu sắc với thương hiệu. Càng ngày mối quan hệ này càng trở nên gắn kết và chặt chẽ hơn. Và đến sau cùng họ chính là những người truyền thông cho thương hiệu, mang thương hiệu đi đến xa hơn. 

5. Gây ấn tượng với khách hàng

Slogan thường ngắn gọn, thậm chí càng ít từ càng tốt. Mục tiêu là giúp khách hàng dễ nhớ, có cảm giác gần gũi. Do đó việc tạo dựng nên những hình ảnh ấn tượng giúp khách hàng cảm thấy bị ấn tượng là yếu tố quan trọng. Yếu tố ấn tượng là yếu tố mà một slogan hay trong kinh doanh cần phải có. 

Ví dụ, chỉ cần nhắc đến cụm từ “Vị ngon trên từng ngón tay” chắc hẳn bạn sẽ đoán ngay ra đây là slogan của thương hiệu nào. Đúng chính là KFC, thực sự slogan này vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ và đặc biệt sử dụng cách gieo vần “on” khiến khách hàng dễ đọc và bị ấn tượng. Bên cạnh đó việc tạo dựng nên hình ảnh trong slogan, ở đây là các ngón tay phần nào khẳng định giá trị mà KFC đem tới cho khách hàng của mình. 

6. Khơi gợi cảm giác của người dùng

Bạn đã từng nghe tới câu slogan này của hãng nước mắm chinsu “Thơm ngon tới giọt cuối cùng” chưa nhỉ. Bằng việc sử dụng ngôn từ giàu cảm xúc thì một người hoàn toàn không biết gì về sản phẩm cũng có thể đoán được phần nào về chúng. Như vậy với câu slogan này thì đã đảm bảo tính khơi gợi cảm giác cho người tiêu dùng vô cùng tốt. 

7. Làm rõ sự khác biệt

Khác biệt hóa là một trong những điều mà bất kỳ nhà làm thương hiệu nào cũng vô cùng để tâm, thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự thu hút khách hàng khi chúng có sự khác biệt hóa. Và slogan cũng vậy, việc những câu slogan nhái lại nhau hoặc là gần gần giống sẽ làm cho khách hàng cảm thấy khó nhớ hơn đôi khi thậm chí là nhầm lẫn giữa các thương hiệu. Chính vì hiểu rõ điều này nên các nhà quản trị thương hiệu đều cố gắng tạo ra các câu slogan hay trong kinh doanh bằng việc đem tới sự khác biệt. 
Chẳng hạn như, Bitis với câu slogan là “nâng niu bàn chân Việt”. Xét về các góc độ như mục tiêu của sản phẩm, khơi gợi cảm giác nơi người đọc thì câu slogan này đang làm rất tốt. Bên cạnh đó chúng còn gợi lên cảm xúc rất tích cực đối với khách hàng, đó là sự nâng niu và trân trọng. Và một điều chắc chắn rằng đây là slogan để nhắm vào thị trường Việt Nam chứ không phải bất kỳ thị trường nào khác. 

Slogan hay trong kinh doanh của BitisSlogan hay trong kinh doanh của Bitis

III. 6 quy tắc nhất định phải nhớ để sáng tác slogan hay về kinh doanh

Đôi khi bạn nhận ra rằng để sáng tác một câu slogan hay và chuẩn thật sự là một việc vô cùng khó khăn phải không nhỉ. Nhưng cũng có những giây phút cảm hứng vô tận khiến bạn chỉ mất vài giây để tạo nên một câu slogan đúng chuẩn. Vậy liệu có quy tắc nào khiến bạn dễ dàng hơn khi sáng tác chúng hay không, câu trả lời là có, dưới đây là 6 gợi ý được coi là quy tắc mà bạn cần phải ghi nhớ để dễ dàng hơn trong việc tạo nên những câu slogan hay về kinh doanh

1. Khơi gợi cảm xúc

Theo các cuộc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng thì cảm xúc được coi là một trong những nhân tố quyết định tới việc họ mua hàng. Đôi khi bạn cảm thấy áp lực, việc tiêu tiền được coi như giải pháp để giải tỏa căng thẳng. Hoặc cũng có những khách hàng khi được hỏi về lý do mua một sản phẩm, họ có những câu trả lời như vì chúng làm tôi nhớ về tuổi thơ, tôi cảm thấy ấm áp và đầy tình yêu thương. Tất cả những điều đó đều là cảm xúc mà thương hiệu mang tới. Vậy nên hãy dành sự chú ý của khách hàng bằng việc gợi lên cảm xúc trong họ. Ví dụ về một số câu slogan hay trong kinh doanh đáp ứng yếu tố này như “Ấm áp như lòng mẹ” (chăn ga gối đệm hanvico); hoặc là bánh kẹo Kinh Đô với slogan “Thành ý gửi trao - tâm giao nhân khắp”. 

Slogan hay trong kinh doanh của BitisSlogan hay về kinh doanh của Walmart

Phía trên là một ví dụ về slogan hay trong kinh doanh của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, họ sử dụng slogan là “Save money, live better” (tiết kiệm tiền, sống tốt hơn) thể hiện rõ ràng và cam kết mà họ đem tới trong ngành bán lẻ. Bạn có thể nhận thấy rằng slogan đó được đặt ngay phía dưới của logo thương hiệu. Và không chỉ Walmart và cả những thương hiệu khác họ đều thể hiện hài hòa giữa slogan và logo thương hiệu, kể từ thiết kế tới màu sắc, màu chữ và hình ảnh. Đây chính là tính thống nhất trong việc tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu. 

3. Đừng ngại nếu quá dài

Bạn được biết rằng ngắn gọn là tiêu chí của việc tạo dựng nên các câu slogan hay về kinh doanh. Tuy nhiên, nếu việc ngắn gọn không đảm bảo đem đến giá trị và thể hiện cam kết cũng như không truyền tải được thông điệp của thương hiệu, thì bạn đừng ngại trong việc để nên các câu slogan dài. Nhưng nhớ là đừng để dài quá nhé. 

4. Tiêu cực chưa chắc đã là xấu

Những cụm từ được coi là tiêu cực hiện nay như “Không bao giờ”, “không”, “đừng”... Và mọi người thường khuyên rằng đừng nên sử dụng chúng trong việc tạo nên các câu slogan chuẩn và hay. Thế nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế đã có nhiều thương hiệu thành công trong việc sử dụng các từ ngữ được coi là tiêu cực này, trong số đó phải kể đến Dove - thương hiệu với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ như dầu gội đầu, sữa tắm… Dove với câu slogan của mình “Không ai hiểu làn da bạn hơn Dove” đã chiếm trọn tình cảm của khách hàng, và thực tế là họ không buồn bận tâm đến từ ngữ tiêu cực kia, cái họ chú ý là sự tận tâm và thấu hiểu cũng như những giá trị Dove cam kết mang lại. 

5. Kêu gọi hành động

Để có thể tạo nên các slogan có tính chất kêu gọi hành động thì bạn có thể sử dụng các câu khẩu ngữ. Ví dụ một số slogan kêu gọi hành động như: Nike với “Just do it”, IBM với “Think”...

6. Tránh các từ sáo rỗng

Lời khuyên của tôi là đừng nên sử dụng các từ sáo rỗng trong slogan của bạn, vì đôi khi sẽ đem đến cảm giác ngược lại giá trị mà bạn muốn truyền tải. Ví dụ, sản phẩm nước rửa chén hàng đầu Việt Nam sẽ đem tới một cảm giác không thật, khách hàng tự hỏi điều gì khiến thương hiệu của anh tự coi mình là số 1. Thay vì sử dụng các từ “hàng đầu”, “Tốt nhất”, “cao cấp nhất”... hãy để khách hàng tự kiểm chứng điều này nhé. 

VI. Bộ sưu tập những câu slogan hay về kinh doanh 

Dưới đây là bộ sưu tập các câu slogan hay về kinh doanh mà chắc hẳn bạn sẽ rất hứng thú cũng như coi đó là một nguồn tham khảo hữu ích để dùng cho quá trình sáng tạo nên những câu slogan kinh điển cho thương hiệu của mình. 

1. Kit Kat - Have a break, have a Kit Kat

Nhắc tới những thanh kẹo ngọt ngào không thể không kể tới kẹo với thành phần socola. Và Kit kat chính là thứ kẹo socola tuyệt vời dạng xốp. Ngoài hương vị socola thông thường còn có thêm các vị như socola trà xanh… Đây là một thương hiệu đến từ tập đoàn Nestle của Nhật Bản. Và câu slogan của Kit kat chính là “Have a break, have a Kit Kat” (tạm dịch là nghỉ giải lao, xơi kit kat” xuất phát từ định vị thanh socola có thể mang tới nơi làm việc và tận hưởng chúng trong giờ nghỉ giải lao. 

2. Nike - Just Do It

Như đã phân tích ở trên, Nike với câu slogan “Just do it” (Cứ làm đi) là một câu slogan kêu gọi hành động. Đây cũng được coi là một thông điệp ấn tượng khi kêu gọi mọi người hãy cứ làm đi, cứ mạnh mẽ mà tiến về phía trước, đấy cũng là lời động viên khách hàng của mình và công chúng nhận tin nói chung hãy liên tục cố gắng và phát triển. Chính có lẽ vì thế mà Just Do it chính là câu slogan hay về kinh doanh tồn tại từ năm 1970 cho đến ngày nay. 

3. L’Oreal - Because you’re worth it

L’Oreal là một cái tên quá quen thuộc trong ngành mỹ phẩm, được coi là một trong những hãng mỹ phẩm lớn nhất trên thế giới. L’Oreal lớp câu slogan “Because you’re worth it” (tạm dịch bởi vì bạn xứng đáng”). Đây có thể coi là câu khẩu hiệu vô cùng ý nghĩa tác động rất lớn tới suy nghĩ và trái tim của nữ giới, điều mà thương hiệu này muốn truyền tải thông qua câu slogan hay về kinh doanh của mình là muốn họ nhận ra vẻ đẹp cũng như để họ thấy rằng họ luôn luôn là những người xứng đáng. 

4. Apple - Think different

Apple - ông lớn trong ngành công nghệ với câu slogan vô cùng ngắn gọn, súc tích “Hãy suy nghĩ khác biệt”. Thông qua câu slogan này, Apple muốn truyền tải thông điệp tới khách hàng của mình về việc hãy luôn luôn sáng tạo cũng như luôn luôn cập nhật những sản phẩm công nghệ mới của thương hiệu. Cũng có lẽ vì vậy mà các sản phẩm của thương hiệu này đều mang tính mới mẻ và có sự khác biệt hóa rất lớn từ thiết kế đến tính năng, hệ điều hành riêng đến các chiến dịch marketing đều đem tới cho khách hàng sự mới lạ. Đây là một ví dụ rất kinh điển về sự thống nhất giữa kế hoạch hành động, giá trị, mục tiêu và việc thể hiện thông qua slogan của thương hiệu. 

5. Bitis - Nâng niu bàn chân Việt 

Tiếp đến tôi sẽ đề cập tới một thương hiệu đến từ Việt Nam, đó chính là Bitis. Như đã phân tích một phần ở trên, slogan của brand này chính là “Nâng niu bàn chân Việt”. Điều mà Bitis muốn gửi tới khách hàng của mình đó là sự trân trọng và cam kết đem tới những giá trị cao nhất cho đôi chân của họ. Câu slogan này đánh rất mạnh vào trái tim của khách hàng. 

6. Trung Nguyên - Khơi nguồn sáng tạo

Đây chính là một thương hiệu cà phê lớn của Việt Nam với câu slogan vô cùng ấn tượng “Khơi nguồn sáng tạo”. Điều mà Trung Nguyên làm cũng như thể hiện sự thống nhất trong các chiến dịch quảng cáo của mình khiến khách hàng nhận ra rằng chỉ cần mỗi tách cà phê từ Trung Nguyên là họ sẽ có cảm hứng sáng tạo và tập trung cao nhất. Slogan này đã truyền tải giá trị mà sản phẩm đem tới rất tốt. 

7. Prudential - Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Câu slogan đến từ Prudential chắc hẳn sẽ đem đến cho bạn một cảm giác thỏa mãn tuyệt vời. Thông qua đó, “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” khiến khách hàng nhận ra tầm quan trọng của mình, họ là trên hết và những nỗ lực thương hiệu cố gắng đều nhằm phục vụ lợi ích và đem tới giá trị cao nhất cho khách hàng. 

8. FPT - slogan hay về kinh doanh

FPT - Tiếp nguồn sinh khíFPT - Tiếp nguồn sinh khí

Bộ sưu tập những câu slogan hay trong kinh doanh không thể thiếu mặt của FPT với câu khẩu hiệu nổi tiếng “Tiếp nguồn sinh khí”. Bạn biết đến FPT như là một công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam. Vậy “tiếp nguồn sinh khí”, điều mà công ty muốn truyền tải ở đây đó chính là các sản phẩm, phần mềm  FPT tạo ra sẽ là nền móng tốt để đem tới những thành công về một tương lai tốt đẹp, FPT luôn muốn tiếp thêm sinh khí cho khách hàng của mình. 

9. TH True Milk - Thật sự thiên nhiên

“Thật sự thiên nhiên” chính là giá trị cốt lõi mà TH True Milk muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Thương hiệu cũng luôn cố gắng đảm bảo và thực hiện cam kết này. Minh chứng rõ ràng cho điều này thông qua các chiến dịch mà họ thực hiện, họ luôn truyền thông rất tốt cho hình ảnh đàn bò với chất lượng cao cùng nguồn nguyên liệu cỏ tươi ngon, được kiểm duyệt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính slogan “Thật sự thiên nhiên” này đem tới cho khách hàng cảm giác an toàn và đáng tin cậy, chính vì vậy họ sẽ nuôi dưỡng lòng trung thành nhiều hơn. 

FPT - Tiếp nguồn sinh khíSlogan của TH True Milk vô cùng ấn tượng và gần gũi

10. Nokia - Kết nối mọi người

Có lẽ với giới trẻ ngày nay thì Nokia là một thương hiệu xa lạ nhưng với các bạn trẻ 8x, 9x thì Nokia là một thương hiệu điện thoại vô cùng phát triển mạnh mẽ trước đây, thương hiệu này đã từng có một thời kỳ đỉnh cao. Slogan của Nokia chính là “Kết nối mọi người”, tiêu chí mục tiêu mà Nokia đặt ra là càng ngày phải kết nối được càng nhiều người hơn. Và họ đã làm được điều đó, khi mà kết nối mọi người trở nên vô cùng quen thuộc, rào cản về khoảng cách không còn là nỗi lo quá lớn khi chỉ cần chiếc điện thoại Nokia trong tay và liên lạc với nhau. 

V. Kết luận

Slogan chính là một yếu tố không thể thiếu được trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Ở bài viết này bạn đã hiểu nhiều hơn về các vấn đề cốt lõi liên quan tới slogan. Bên cạnh đó bạn còn có thêm một bộ các câu slogan hay về kinh doanh, tôi tin rằng chúng sẽ là nguồn cảm hứng vô tận để mỗi khi bạn bí ý tưởng có thể coi đây là nguồn tham khảo tốt.