Quản trị kinh doanh luôn là ngành hướng đến của những bạn trẻ năng động và thích trải nghiệm. Vậy cụ thể quản trị kinh doanh là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ về lĩnh vực này? Chúng ta cùng 123Job tìm hiểu nhé!
Trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay thì Việt Nam đang rất cần những người trẻ đầy nhiệt huyết, hiểu rõ bản thân mình để phát triển. Và việc tìm hiểu rõ về ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp các bạn đang quan tâm đến ngành học này có cái nhìn tổng quan nhất, giúp các bạn định hướng rõ ràng cho việc chọn trường và công việc sau này.
I. Quản trị kinh doanh là gì?
Trước khi đi sâu hơn về ngành quản trị kinh doanh thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai khái niệm cơ bản “quản trị” và “kinh doanh” nhé!
- Quản trị: Quản trị thực chất là những hành vi nhằm đạt được mục tiêu từ nguồn lực nội tại như tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và nắm bắt hoạt động của các thành viên trong tổ chức…. Việc sử dụng nguồn lực này với mục đích cuối cùng làm đem đến sự hiệu quả, thành công với mục tiêu đề ra.
Khái niệm quản trị kinh doanh
- Kinh doanh: Kinh doanh không phải đơn thuần là quá trình mua bán trao đổi hàng hóa. Kinh doanh dưới con mắt của nhà quản trị là sự hội tụ đầy đủ của 6 yếu tố cơ bản sau đây:
- Cạnh tranh
- Học tập và Phát triển
- Nội bộ
- Nhân sự
- Marketing
- Tài chính
Như vậy, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi “Quản trị kinh doanh là gì?” rồi phải không nào. Quản trị kinh doanh là hành vi nhận diện được các nguồn lực và biết đề ra mục tiêu nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, để có thể duy trì và phát triển mạnh mẽ thì nhà quản trị phải nắm bắt và quản trị thật tốt 6 yếu tố đề ra trong kinh doanh được liệt kê bên trên.
II. Vai trò của quản trị đối với doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó như là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp từ trong quá khứ tới tương lai.
1. Vai trò quan hệ
Tất cả các nhà quản trị luôn phải tạo ra và giữ gìn những mối quan hệ với mọi người trong công ty: mối quan hệ với cấp dưới, mối quan hệ với đối tác, khách hàng của công ty. Một nhà quản trị giỏi luôn giữ được bầu không khí vui vẻ trong công ty và khiến mỗi ngày đi làm với nhân viên là một ngày vui. Doanh nghiệp có tạo ra được hình ảnh tốt đẹp với đối tác hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của nhà quản trị.
2. Vai trò thông tin
Với góc độ công việc hay cuộc sống thì nhà quản trị đều phải nắm rõ được vai trò thông tin của mình. Thông tin ở đây là việc tiếp nhận, thu thập và phổ biến. Với vai trò này, người quản trị sẽ phải thu nhận, phân loại, cung cấp thông tin cần thiết đến những đối tượng phù hợp. Người quản trị luôn phải theo dõi thông tin, phổ biến thông tin và đồng thời cũng sẽ là đại diện phát ngôn.
3. Vai trò ra quyết định
Việc ra quyết định của nhà quản trị gắn liền với sự thành bại của một dự án hay lớn hơn là sự sống còn của cả một doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vai trò này được đánh giá là rất quan trọng. Với vai trò này, nhà quản trị phải là người khởi xướng, người xử lý các thông tin cần thiết tới những vấn đề đang gặp phải khó khăn và cần giải quyết. Nhà quản trị cũng là người phân bổ nguồn lực và là người đàm phán, thương lượng với những nhà đầu tư.
III. Các vị trí công việc của người học Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là ngành học mở ra rất nhiều cơ hội cho sự thăng tiến và phát triển. Với ngành học này, người học có thể làm việc được ở rất nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào học vấn và năng lực của mỗi người. Ngành quản trị kinh doanh có 3 cấp độ quản trị, được phân rõ ràng theo bảng dưới đây:
Các cấp độ của quản trị kinh doanh
Với các cấp độ trên, các công việc của người học quản trị kinh doanh cũng khác nhau:
- Quản trị cấp cao: Vai trò này sẽ nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp như Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành (CEO)
- Quản trị cấp trung: Đây là cũng là vị trí công việc đáng mơ ước của tất cả những bạn học quản trị kinh doanh. Đó là vị trí phải đưa ra quyết định cho cả một phòng ban, một dự án lớn như: Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Nhân sự (CHRO), Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Kinh doanh….
- Quản trị cấp cơ sở: Nắm giữ những vị trí là rường phòng Marketing, trưởng phòng Nhân sự….
- Cuối cùng là người thực hiện: Đây là vị trí thực hiện tất cả các quyết định được đưa ra ở cấp trên: Thực tập sinh phòng kinh doanh, nhân viên, cộng tác viên….
IV. Học quản trị kinh doanh làm những công việc gì trong doanh nghiệp?
Không chỉ riêng ngành quản trị kinh doanh mà ở các ngành học khác cũng đang gặp vấn đề là các bạn sinh viên sau khi ra trường vẫn không định hình rõ được ngành học của mình. Các bạn không hình dung được việc học ở trên trường khác với việc đi làm ở doanh nghiệp là như thế nào. Vì lý do đó, chúng tôi sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh nhất về công việc cụ thể ở từng cấp độ quản lý.
| Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên | Ban Giám đốc | Bộ phận chiến lược/kế hoạch | Cán bộ quản lý cấp trung |
Xây dựng chiến lược | - Hình thành ý tưởng chiến lược - Xác định tầm nhìn và sứ mệnh - Xác định mục tiêu chiến lược và các yếu tố cốt lõi của bản chiến lược | Tham gia xây dựng chiến lược | - Thay mặt cho HĐQT/HĐTV hoặc Ban Giám đốc quá trình xây dựng chiến lược và hoàn thiện tài liệu - Tham gia ý tưởng và cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược | - Tham gia ý tưởng, cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược doanh nghiệp - Lập chiến lược/kế hoạch bộ phận |
Triển khai chiến lược | - Thiết lập các công cụ triển khai chiến lược - Theo dõi việc thực hiện chiến lược doanh nghiệp | - Chủ trì việc triển khai chiến lược - Theo dõi và giám sát việc thực hiện chiến lược tại các bộ phận - Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược tại doanh nghiệp cho HĐQT hoặc HĐTV - Dẫn dắt sự thay đổi, làm chỗ dựa tinh thần cho cán bộ quản lý cấp dưới và ra quyết định vào những thời điểm cần thiết | - Thay mặt Ban Giám đốc theo dõi, đôn đốc việc triển khai chiến lược - Tập hợp thông tin về việc thực hiện chiến lược tại các bộ phận | - Chủ trì thực hiện các chiến lược bộ phận - Theo dõi, giám sát kết quả thực hiện chiến lược bộ phận - Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược tại bộ phận - Dẵn dắt sự thay đổi tại bộ phận, làm chỗ dựa tinh thần cho cán bộ cấp dưới |
Có quá nhiều công việc phải làm như chúng tôi kể trên nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản là bạn sẽ làm nghề kinh doanh thôi! Với nhiều người, họ thử sức từ những công việc nhỏ, sau đó mới vươn lên các vị trí như Giám đốc, Quản lý, Trưởng phòng, Team Leader hay Giám sát….
Hãy luôn nỗ lực trong công việc, thành quả sẽ đến với bạn, đến với những người không ngừng cố gắng học hỏi.
V. Những yếu tố cần có của một nhà quản trị kinh doanh
1. Ngành quản trị kinh doanh đòi hỏi những gì?
- Đối với nhà quản trị kinh doanh cấp cao thì họ đòi hỏi bản thân phải hội tụ đủ 3 nhóm kỹ năng quan trọng là: Kỹ năng con người - Kỹ năng nhận thức - Kỹ năng chuyên môn
- Còn đối với các nhà quản trị nói chung thì họ phải có lối tư duy tổng hợp và toàn diện để giải quyết tốt các vấn đề của phòng ban nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
- Đối với những người đang học quản trị kinh doanh
Ngành học nào cũng có những quy tắc, yêu cầu và tố chất riêng của mỗi người học. Tố chất sẵn có sẽ giúp người học quản trị kinh doanh phát huy được hết khả năng của mình. Sau đây là 7 đặc điểm mà một người học quản trị kinh doanh nên có:
- Có tầm nhìn xa và kết nối được tầm nhìn với ý tưởng
- Sẵn sàng chấp nhận thất bại
- Có đầu óc kinh doanh
- Có niềm tin và khao khát lớn với mục tiêu
- Là người đại diện cho quyền lực
- Dám khác biệt
- Là một nhà cải cách
2. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà quản trị
Không phải ai học và làm việc trong ngành quản trị kinh doanh đều thành công, có những lúc thất bại sẽ “tìm đến” bạn. Những lúc như vậy, bạn hãy tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thất bại đó để tìm cách khắc phục.
- Kỹ năng và thực tiễn truyền thông kém
- Mối quan hệ làm việc, tương tác cá nhân kém
- Con người và công việc không thích ứng được với nhau
- Thất bại trong việc định rõ phương hướng hay kỳ vọng kết quả
- Thất bại trong việc điều chỉnh và xóa bỏ những thói quen cũ
- Thất bại trong việc bạn dùng người ủy quyền và giao quyền
- Thiếu sự liêm chính cá nhân và sự đáng tin cậy
- Không có khả năng phát triển sự hợp tác và làm việc nhóm
- Thiếu khả năng lãnh đạo, quá bảo thủ, không biết cách động viên nhân viên, đồng nghiệp
- Thực tiễn hoạch định kém, hành vi thụ động
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong bất kỳ trường hợp nào của một nhà quản trị. Hãy đánh giá lại bản thân và sửa đổi một cách tích cực.
VI. Cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh quốc tế trong tương lai
Với ai đã xác định được phát triển ở ngành quản trị kinh doanh quốc tế thì hãy trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và kỹ năng thật chắc chắn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ của mình.
Ngành quản trị kinh doanh quốc tế
Hiện nay, ngành kinh doanh quốc tế tại Việt Nam đang thiếu hụt về mặt nhân sự, có rất nhiều công ty đang tuyển vị trí này nhưng ít có ứng viên thích hợp. Nên những bạn nào có thực lực thì đây sẽ là cơ hội vô cùng mở rộng với mức thu nhập cao, ổn định.
- Bạn có thể trở thành chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu…. Hiện nay thì các công ty về thương mại, xuất nhập khẩu đang có nhu cầu tuyển dụng ngành quản trị kinh doanh quốc tế rất cao.
- Hay các bạn có thể thử sức với vai trò nhân viên, trợ lý mảng xuất nhập khẩu, sau khi làm việc và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì cơ hội thăng tiến của bạn cũng rất cao. Bạn sẽ lên đảm nhận vị trí quản lý xuất nhập khẩu, lãnh đạo tại các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
- Ngoài ra, các bạn có thể chọn một con đường hoàn toàn khác đó chính là giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng về chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế.
Vì đây là một ngành năng động, sáng tạo nên cơ hội nghề nghiệp sẽ vô cùng mở rộng và sẽ trở thành một ngành học rất được quan tâm trong tương lai.
VII. 10 quyển sách quản trị kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua
Cuộc sống vốn được quyết định phần lớn bằng “thiểu số” chứ không phải bằng “đa số”. Như một bản tóm tắt cô đọng về những triết lý trong nền kinh tế của những người đi trước, 10 quyển sách quản trị kinh doanh sẽ cho bạn những bài học sâu sắc.
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại của Peter Drucker mang lại sự hiểu biết sâu sắc và phương pháp áp dụng thực tiễn cho những nhà quản trị đang phải đối mặt với những thách thức, khó khăn cam go nhất.
Năm câu hỏi quan trọng nhất đối với mọi tổ chức
Trong cuốn sách này nhà quản trị học Peter F.Drucker sẽ giúp các nhà quản trị tìm được câu trả lời mang tính định hướng đối với 5 vấn đề tối quan trọng trong tổ chức hay công ty của họ. Các bạn hãy đón đọc để biết rõ hơn về 5 sứ mệnh nhé!
Từ tốt đến vĩ đại
Nói một cách ngắn gọn thôi: Đây là cuốn sách về ngành quản trị kinh doanh mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng đều có.
Tôi là Jack Ma
Đây là cuốn sách của người doanh nhân thành công nổi tiếng người Trung Quốc. Cuốn sách không chỉ dành cho doanh nhân và chủ doanh nghiệp, mà còn cho cả những viên chức tiến thủ và những người trẻ khởi nghiệp. Không chỉ chứa đựng những gợi ý phong phú và tinh tế về kinh doanh, quản lý,....cuốn sách còn nói về cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, sức hút nhân cách và trách nhiệm xã hội.
Quản trị chiến lược và Chính sách kinh doanh
Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh là giáo trình chuyên nghiên cứu về các chiến lược và chính sách trong ngành quản trị kinh doanh, nó được thể hiện toàn cầu hóa trong nền kinh tế đa phương.
Quản lý 80/20
Bạn muốn đơn giản hóa công việc và cuộc sống của mình? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong quyển sách kinh doanh trên nhé!
Quyền lực - Vì sao kẻ có người không?
Quyền lực – Vì sao người có kẻ không là một trong số những cuốn sách hiếm hoi chỉ cho bạn những cách thức để vươn tới quyền lực. Những điều được viết trong cuốn sách này được tác giả viết rất thẳng thắn, nó sẽ giúp bạn nhìn nhận được nhiều điều.
Cẩm nang kinh doanh - Các kỹ năng quản lý hiệu quả
Đây là bộ sách đúc kết những giải pháp kinh doanh hiệu quả và thực tiễn nhất của đại học Harvard - Ngôi trường hơn 370 năm thành lập. Cùng những kinh nghiệm quý báu, thiết thực cập nhật về mọi mặt trong quản lý, kinh doanh sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Quản lý dự án trên một trang giấy
Những chỉ dẫn đặc biệt và mang tính thực tế ở quyển sách này sẽ giúp bạn học được cách quản lý bất kỳ dự án nào cũng đều trở nên đơn giản.
Kẻ làm thay đổi cuộc chơi
Sự tăng tốc của thay đổi ngày nay chưa từng có tiền lệ. Nó tạo ra những cơ hội cũng như mối đe dọa của việc tụt hậu. Vậy ai sẽ là người thay đổi cuộc chơi kinh doanh trong nền kinh tế này? Các bạn hãy đọc và trả lời nhé!
Làm việc trong ngành quản trị kinh doanh cũng giống như các ngành khác, nó yêu cầu bạn phải có trình độ nhất định, tố chất lãnh đạo, năng động sáng tạo. Quản trị kinh doanh cũng khiến bạn đánh đổi một số thứ nhưng đó là điều tất yếu của cuộc sống. Sau này, nghề nghiệp đó sẽ cho bạn một vị trí xứng đáng với năng lực. Thành công chưa bao giờ là điều đơn giản nhưng nó sẽ tìm đến với người biết nỗ lực!