Ngày nay, Marketing với xu hướng Digital marketing vô cùng phổ biến. Một trong số chúng chính là quảng cáo GDN - một thuật ngữ không quá mới song còn khiến nhiều người bỡ ngỡ. Vậy thức tế GDN là gì? Phương thức hoạt động hiện nay ra sao?

I. GDN - Google Display Network là gì?

GDN là viết tắt của cụm từ nào? Đó chính là Google Display Network - tạm dịch là hệ thống mạng lưới trưng bày của Google hay có thể hiểu GDN bao gồm các trang web lớn trên toàn cầu là đối tác lớn của Google. Chúng cho phép người dùng thực hiện quảng cáo GDN để giới thiệu, truyền thông sản phẩm, dịch vụ đến công chúng và khách hàng mục tiêu của thương hiệu. 

Quảng cáo GDN là gì? Quảng cáo GDN là gì? 

Bản chất của quảng cáo GDN là gì? Đó là việc người dùng vô tình nhìn thấy quảng cáo khi truy cập một website nào đó. Khác với loại hình quảng cáo Search ads, GDN có xu hướng thụ động hơn khi người dùng không chủ đích tìm hiểu thông tin bằng cách tìm kiếm với các từ khóa. Tuy nhiên, GDN cũng khá hiệu quả khi định hướng người dùng với các quảng cáo sáng tạo, thu hút bằng các banner quảng cáo hoặc clip ngắn thu hút… 

II. Vị trí quảng cáo GDN

Với hoạt động SEO web, thông thường từ khóa tìm kiếm có hiệu quả cao cần lọt vào TOP 3 trong kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng GDN thì không giống vậy, bản chất là quảng cáo Display nên GDN có nhiều điểm khác với hình thức SEO webs hoặc quảng cáo tìm kiếm. Vậy vị trí quảng cáo GDN có đặc điểm gì?

Với quảng cáo GDN, bạn có thể tiếp cận hơn 2 triệu website và tới 90% lượng người sử dụng Internet. Đây được coi là nền tảng hiệu quả hơn cả Facebook Ads trên nền tảng mạng xã hội. Vị trí hiển thị quảng cáo GDN sẽ phụ thuộc vào chiến lược marketing của thương hiệu cũng như mục tiêu doanh nghiệp đề ra cho chiến dịch quảng cáo. 

Thông thường, các yếu tố bạn cần quan tâm khi đặt quảng cáo hiển thị GDN chính là từ khóa liên quan, chủ đề nội dung quảng cáo và website hiển thị cũng như khách hàng mục tiêu hướng đến. Đối với lựa chọn khách hàng mục tiêu, thông thường doanh nghiệp sẽ cần chi ngân sách thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường để có chân dung khách hàng chính xác và đầy đủ nhất.

III. Phương thức hoạt động GDN là gì?

Dưới đây là hai phương thức liên quan đến hoạt động của quảng cáo GDN mà các nhà làm marketing cần quan tâm và lưu ý đến: 

1. Quảng cáo theo ngữ cảnh

Phương thức hoạt động đầu tiên của chạy quảng cáo GDN chính là thực hiện theo ngữ cảnh. Điều này có thể hiểu là chạy quảng cáo dựa trên chủ đề mà bạn đã lựa chọn trước đó. Các thao tác từ việc phân tích chủ đề nội dung quảng cáo đến liên kết cấu trúc trang web sẽ được thực hiện bởi các thuật toán của Google. 

2. Chọn chính xác website

Việc lựa chọn website đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo GDN. Thông thường, chúng ta ưu tiên quảng cáo hiển thị trên các website thu hút sự quan tâm chú ý lớn của khách hàng mục tiêu. Do đó các trang web cùng chủ đề hoặc cùng đối tượng mục tiêu sẽ được ưu tiên lựa chọn. Bạn có thể làm được điều này với Placement targeting. 

IV. Những thuật ngữ trong quảng cáo GDN 

Các thuật ngữ quan trọng trong quảng cáo GDN là gì? Dưới đây là một số thuật ngữ bạn không thể không biết nếu muốn chiến dịch GDN đem lại hiệu quả cao:

  • CPC tối đa được hiểu là số tiền tối đa bạn chấp nhận trả mỗi khi người dùng Click chuột vào quảng cáo hiển thị của bạn. Do đó, chi phí thực tế thường thấp hơn con số này.
  • Lượt hiển thị trong GDN chính là số lượt hiển thị của Banner quảng cáo. Thông qua số lượt hiển thị cập nhật bạn sẽ tính được quảng cáo GDN có hoạt động bình thường hay không.
  • Số nhấp chuột chính là số lượng người dùng nhấp chuột vào quảng cáo GDN trên website. 
  • CTR được tính theo công thức bằng tỷ lệ giữa số nhấp chuột và lượt hiển thị. Đây chính là chỉ số chỉ tần suất số nhấp chuột vào quảng cáo. 
  • Một chỉ số thu hút sự quan tâm của nhiều người chính là tỷ lệ chuyển đổi trong GDN. Đây chính là số chuyển đổi bạn có được khi khách hàng click vào quảng cáo GDN. Để có các căn cứ chính xác, bạn cần đặt mục tiêu quảng cáo rõ ràng theo nguyên tắc Smart. Các chuyển đổi ở đây có thể là số lượt mua hàng, số người thực hiện yêu cầu quảng cáo như để lại thông tin liên hệ… 

V. 5 Lý do chọn GDN là gì?

Bạn đã hiểu được GDN là gì cũng như phương thức hoạt động của hình thức quảng cáo này. Vấn đề tiếp theo chính là lý do giải thích tại sao các doanh nghiệp hiện nay từ các tập đoàn lớn đến các thương hiệu startup đều ưu tiên lựa chọn phương thức quảng cáo này. Dưới đây là 5 lý do cơ bản: 

Lý do lựa chọn quảng cáo GDN hiện nay? Lý do lựa chọn quảng cáo GDN hiện nay? 

1. Tiếp cận người dùng hiệu quả

Như đã đề cập ở phần trên, với GDN bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được 2 triệu website đăng ký GDN hiện nay. Do đó, với độ bao phủ lớn như vậy khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu được đánh giá cao. Ngược lại, với Google Ads, quảng cáo chỉ hiển thị khi người dùng đưa ra thao tác tìm kiếm từ khóa. Đôi khi quảng cáo google ads sẽ không hiển thị nếu người dùng không chủ đích tìm kiếm các từ khóa liên quan. Vì vậy, khả năng tiếp cận người dùng hiệu quả của GDN được cho là vượt trội hơn hẳn các hình thức marketing online hiện nay. 

2. Giảm bớt chi phí CPC

Hiện nay, chi phí CPC của GDN thấp hơn so với quảng cáo google tìm kiếm. Do đó, xét về mặt tối ưu chi phí quảng cáo GDN khá phù hợp với các thương hiệu có ngân sách marketing hạn chế như các doanh nghiệp startup mới chập chững thực hiện các chiến dịch digital marketing.

3. Có nhiều hơn các mức giá để chọn lựa

Thông thường cách tính chi phí phổ biến nhất hiện nay chính là thông qua PPC - chi phí cho một lần click chuột. Tuy nhiên với Google Display Network bạn có thể trả phí thông qua CPM (chi phí cho 1000 view). Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần ngân sách quảng cáo. 

4. Tối ưu Ads hình ảnh 

Khác so với quảng cáo Google ads, GDN các quảng cáo hiển thị có nội dung khá đa dạng và phong phú từ các banner với hình ảnh lạ mắt đến dạng video ngắn. Điều này làm kích thích trí tò mò của khách hàng và thể hiện xu hướng thấu hiểu tâm lý khách hàng hơn. 

5. Remarketing Ads

Có thể khẳng định Remarketing Ads chính là tính năng vượt trội nhất của quảng cáo GDN. Một số người gọi tính năng này với các tên thân thuộc là quảng cáo bám đuôi. Điều này có thể được hiểu là việc thực hiện các chiến dịch hướng đến nhóm khách hàng đã từng tương tác (ghé thăm) website của doanh nghiệp. Đây được coi là một chiến lược marketing hữu ích khi nhóm đối tượng đã từng ghé thăm website phản ánh phần nào mức độ quan tâm của họ đến sản phẩm của thương hiệu. Nhờ vậy, tỉ lệ chuyển đổi sử dụng dịch vụ sẽ trở nên cao hơn. 

VI. Nhược điểm của quảng cáo GDN 

Cũng như các chiến dịch marketing hiện nay từ quảng cáo ngoài trời OOH đến các chiến dịch marketing online, quảng cáo GDN không hoàn toàn là một giải pháp marketing hoàn hảo. Dưới đây là một số nhược điểm của hình thức quảng cáo này.

Nhược điểm đầu tiên của GDN là người dùng khó có khả năng kiểm soát website hiển thị quảng cáo thương hiệu của bạn. Điều này có nghĩa là đôi khi quảng cáo của bạn sẽ phải hiển thị ở những website có nhóm đối tượng khách hàng không phù hợp. 

Ví dụ, doanh nghiệp của bạn là một thương hiệu về giải pháp bất động sản thông minh thì hoàn toàn với quảng cáo GDN chúng sẽ hiển thị trên các website bán đồ chơi trẻ em. Tiếp đến, GDN có khả năng tiếp cận bao phủ nhóm khách hàng lớn. Điều này hoàn toàn dẫn đến một hạn chế khi bạn khó lòng mà nhắm vào một phân khúc khách hàng cụ thể. Các chiến dịch tiếp theo khó có thể phục vụ và chăm sóc khách hàng hiệu quả và tập trung hơn. 

Nhược điểm của quảng cáo GDN là gì? Nhược điểm của quảng cáo GDN là gì? 

VII. Các định dạng hiển thị quảng cáo GDN

Với quảng cáo GDN, khách hàng thoải mái lựa chọn cách thức hiển thị trong số 20 kích thước quảng cáo GDN cho phép hiển thị. Chúng có thể là vuông với các kích thước từ nhỏ đến lớn như 200 x 200, 250 x 250… đến 800 x 800; hình chữ nhật với các kích thước như 240 x 400, 300 x 600, 300 x 1050… hoặc hiển thị các banner dưới dạng các kích thước tối ưu hiển thị trên smartphone như 300 x 50, 320 x 100… 

Ngoài ra, định dạng hiển thị quảng cáo GDN còn được phân chia theo nội dung quảng cáo là ADs chữ, ADs hình ảnh hay ADs media hoặc ADs video… Việc phân chia rõ ràng như vậy sẽ giúp người dùng đơn giản hơn trong cách sử dụng và làm việc hiển thị quảng cáo trở nên tối ưu trên các nền tảng thiết bị khác nhau. 

VIII. Cách thiết lập chiến dịch quảng cáo mạng hiển thị Google Display Network

Chiến dịch quảng cáo mạng hiển thị Google Display Network cũng giống như các chiến lược marketing thông thường. Các marketer hay giám đốc marketing, chuyên viên marketing chuyên nghiệp sẽ cần lập kế hoạch quảng cáo GDN cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Các hoạt động sẽ được thực hiện theo các bước tuần tự từ đặt mục tiêu quảng cáo GDN, lựa chọn định dạng ADs phù hợp, thiết kế thông điệp truyền thông, xác định ngân sách đến thực hiện tổ chức, đánh giá và điều chỉnh… Các hoạt động này thông thường sẽ cần nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá và kiểm nghiệm để từ đó có một chiến lược phù hợp nhất. 

IX. Kết luận

Như vậy ở bài viết này bạn đã hiểu GDN là gì cùng tầm quan trọng của hình thức quảng cáo này hiện nay. Cho dù bạn đang kinh doanh ở lĩnh vực nào từ bảo hiểm, thiết bị ngành giáo dục - đào tạo đến các giải pháp ngành IT phần mềm, bạn cũng nên cân nhắc đến quảng cáo GDN trong chiến dịch marketing của mình nhé!