Receivable Accountant (Kế toán công nợ) là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công việc này có liên quan trực tiếp đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Vậy Receivable Accountant là gì?
Bên cạnh những vị trí kế toán khác như kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán thanh toán, kế toán bán hàng… thì Receivable Accountant hay còn được gọi là kế toán công nợ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng tồn tại những khoản nợ của khách hàng và đối tác, nhà cung cấp. Và để có thể ghi chép, xử lý các vấn đề liên quan đến công nợ thì phải cần đến kế toán công nợ. Nếu quản lý công nợ tốt thì doanh nghiệp sẽ tránh được những thiệt hại không đáng có và tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy Receivable Accountant là gì, nhiệm vụ của kế toán công nợ, công việc của Receivable Accountant là gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về Receivable Accountant là gì nhé!
I. Receivable Accountant là gì?
Receivable Accountant hay còn được gọi với cái tên khác là kế toán công nợ là nhân viên kế toán phụ trách các công việc có liên quan tới thanh toán hàng hóa/dịch vụ, đồng thời ghi chép, lưu giữ các thông tin về những giao dịch phát sinh. Nhiệm vụ của kế toán công nợ là phân tích, theo dõi, đánh giá và tham mưu để từ đó cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những phương án thay đổi, điều chỉnh phù hợp.
Receivable Accountant là gì?
Kế toán công nợ bao gồm: Kế toán công nợ phải thu và kế toán công nợ phải trả. Trong đó:
- Kế toán công nợ phải thu: Có liên quan đến tất cả khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp ví dụ như: Phải thu tạm ứng, phải thu từ khách hàng, phải thu thuế GTGT được khấu trừ, các khoản phải thu khác (phải thu bồi thường, tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ những hoạt động đầu tư tài chính…)…
- Kế toán công nợ phải trả: Có liên quan đến tất cả các khoản phải trả như phải trả cho người bán, phải trả cho cán bộ công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả khác như trả tiền đền bù, bồi thường…
II. Một số nghề nghiệp có liên quan tới công việc Receivable Accountant
1. Accounting Assistant – Trợ lý kế toán
Trợ lý kế toán là người đảm nhận nhiệm vụ trợ giúp cho kế toán viên, kế toán trưởng ở những công việc chuyên môn. Công việc chính của trợ lý kế toán là tập trung vào các khoản tiền phải thu và những khoản tiền phải trả. Ngoài ra công việc của trợ lý kế toán còn bao gồm việc thu thập tài liệu, lập hóa đơn, kiểm toán và ghi sổ nhật ký.
2. Financial Analyst – Chuyên viên phân tích tài chính
Chuyên viên phân tích tài chính là người kết hợp việc thu thập thông tin thị trường và nghiên cứu để từ đó có căn cứ cố vấn cho các doanh nghiệp. Và sau đó dựa vào những tư vấn đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định và chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn lẫn dài hạn để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3. Internal Auditor – Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là bộ phận hoặc có thể là một tổ chức gồm những người trong doanh nghiệp cung cấp đánh giá khách quan, độc lập về hệ thống, tổ chức cũng như quy trình để đảm bảo tính toàn vẹn, khách quan của các thông tin tài chính, kế toán. Theo đó thì hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và ngăn ngừa những rủi ro vì gian lận.
III. Những yêu cầu đối với vị trí Receivable Accountant
Để có thể đảm nhận và hoàn thành tốt công việc củakế toán công nợ thì yêu cầu đầu tiên bạn cần phải đáp ứng được là về kiến thức và trình độ chuyên môn. Theo luật kế toán của Việt Nam quy định thì những cá nhân làm trong bộ phận kế toán kiểm toán phải có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc là chứng chỉ hành nghề kế toán do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó trong quá trình học tập và làm việc thực tế, bạn phải rút ra được cho mình những kinh nghiệm quý giá như: Cách lập báo cáo tài chính, trình bày báo cáo kế toán, đọc bảng cân đối kế toán, biết cách phân tích tài chính…
Những yêu cầu đối với vị trí Receivable Accountant
Bên cạnh những kiến thức và trình độ chuyên môn thì Receivable Accountant là gì cần phải đáp ứng được một số yêu cầu khác như:
- Cẩn thận và chính xác;
- Trung thực trong quá trình ghi chép số liệu;
- Khả năng tin học văn phòng;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán trong quá trình làm việc;
- Chịu được áp lực công việc...
IV. Mô tả công việc của Receivable Accountant
Khi tìm hiểu về Receivable Accountant là gì, nhiệm vụ của Receivable Accountant là gì thì thông tin về công việc của kế toán công nợ cũng được nhiều người quan tâm. Và dưới đây là mô tả những công việc chính của nhân viên Receivable Accountant là gì mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Chuẩn bị hóa đơn
Trong tất cả các giao dịch, người bán sẽ phát hành hóa đơn cho người mua để ghi nhận số tiền thanh toán và thời điểm chi trả. Lúc này thì nhiệm vụ của kế toán công nợ là chuẩn bị hoá đơn có cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng và giá thành sản phẩm bán cho khách hàng, số tiền thuế phải trả và phương thức thanh toán.
2. Ghi chép giao dịch
Sau khi nhận được số tiền thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của khách hàng, nhân viên Receivable Accountant là gì phải ghi lại chúng theo quy trình và chính sách kế toán của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình ghi chép giao dịch diễn ra nhanh chóng, chính xác và không có gian lận. Receivable Accountant là gì cũng giám sát hệ thống kế toán để đảm bảo chúng hoạt động một cách tối ưu, báo cáo các trục trặc hoặc lỗi về hệ thống, phần mềm cho chuyên gia công nghệ thông tin để kịp thời xử lý và khắc phục.
Mô tả công việc của Receivable Accountant
3. Gửi tiền
Khi một doanh nghiệp nhận được khoản thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc của khách hàng thì nhiệm vụ của kế toán công nợ phải có trách nhiệm gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của công ty và sau đó nộp lại biên lai. Nếu séc bị trả lại thì nhân viên Receivable Accountant là gì phải liên lạc ngay với khách hàng để thông báo cho họ biết về tình huống và sắp xếp thay thế séc thanh toán khác. Ngoài ra, công việc của kế toán công nợ còn bao gồm việc liên lạc với ngân hàng để xác minh việc chuyển tiền điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng.
4. Làm báo cáo công nợ
Ngoài những công việc trên thì nhiệm vụ của kế toán công nợ còn là hợp tác với các nhân viên kế toán khác để chuẩn bị tài liệu bao gồm bảng cân đối thu chi, dòng tiền và bảng báo cáo lãi/lỗ. Và bên cạnh đó, công việc này còn thường bao gồm cả báo cáo tóm tắt về các khoản phải thu hàng tháng để xác định chính xác tổng số tiền mà doanh nghiệp và khách hàng còn nợ.
V. Kết luận
Trên đây là một số thông tin về Receivable Accountant là gì, công việc của kế toán công nợ, nhiệm vụ của kế toán công nợ cùng với đó là những yêu cầu đặt ra đối với vị trí Receivable Accountant là gì mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ ở bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về Receivable Accountant là gì, bản mô tả công việc của kế toán công nợ. 123job cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực mình đã chọn nhé!