Resume là gì? Với các bạn trẻ mới ra trường hay thậm chí những người đã apply nhiều công việc, xây dựng được một Resume đúng nghĩa và mang lại hiệu quả cao chưa chắc là điều dễ. Tìm hiểu tất tần tật về Resume xin việc trong bài viết dưới đây.

I. Resume là gì? 

Viết Resume chuyên nghiệp

Viết Resume chuyên nghiệp

Để viết được resume đúng chuẩn, trước hết bạn phải hiểu được định nghĩa Resume là gì. Resume được hiểu đơn giản là bản tóm tắt sơ yếu lí lịch cho phép nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản của bạn. Nó sẽ giúp họ đánh giá bước đầu liệu bạn có đủ tiêu chuẩn cho công việc mà bạn apply hay không. 

Để tạo một Resume chuẩn, bạn phải đảm bảo đề cập đầy đủ: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng và trình độ, kinh nghiệm làm việc, những hoạt động cộng đồng, bằng cấp, chứng chỉ liên quan, những thành tựu đạt được. Ngoài ra bạn có thể thêm phần sở thích để thể hiện cá tính riêng nếu bạn cho rằng sở thích đó có thể giúp ích cho công việc bạn apply. 

II. Phân biệt Resume và CV

Cách phân biệt Resume và CV
Cách phân biệt Resume và CV

Resume và CV là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau, nhiều người còn cho rằng chúng là một, đều là cung cấp thông tin, sơ yếu lí lịch của ứng viên tới nhà tuyển dụng. Thực chất, sử dụng Resume hay CV để xin việc còn phải phụ thuộc vào yêu cầu và tính chất của công ty đó. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả apply công việc và ấn tượng của nhà tuyển dụng đối với bạn.

1. Điểm giống nhau

Thực tế cả Resume và CV đều cung cấp những thông tin cơ bản: lí lịch, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kỹ năng, thành tích đạt được. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể nắm được sơ lược về bạn và đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc hay không, có khả năng tham gia vòng phỏng vấn trực tiếp hay không.

Resume và CV đều là bước đầu trong hành trình chứng minh sự phù hợp của bạn với công việc, làm sao để thông tin bạn cung cấp vừa ngắn gọn, súc tích vừa để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhà tuyển dụng.

2. Điểm khác nhau

Hiểu được sự khác nhau giữa Resume và CV để tạo Resume đúng chuẩn.

Tên gọi: Hai khái niệm này rất khác nhau ngay từ tên gọi, và bạn đừng hiểu lầm rằng Resume là cách gọi khác của CV nhé! 

Định nghĩa: CV là viết tắt của cụm Curriculum Vitae trong tiếng Anh, được hiểu nôm na là Sơ yếu lí lịch. 

Resume thì lại có nguồn gốc từ tiếng Pháp, ý nghĩa của “resume” là “summary” (bản tóm tắt) trong tiếng Anh.

Độ dài

Ngay từ cái tên, chúng ta đã có thể suy ra phần nào sự khác nhau trong độ dài của Resume và CV. Trong khi CV cung cấp đầy đủ những thông tin về hầu hết mọi thứ: nền tảng học vấn, thành tích, kinh nghiệm, các giải thưởng... thì Resume đúng nghĩa chỉ là một bản tóm tắt thông tin càng ngắn gọn, súc tích càng tốt. Là một tài liệu chi tiết về giai đoạn cuộc đời của mỗi người, CV có thể kéo dài không hạn định, 2 - 3 trang cũng có mà 10 - 15 trang cũng có. Còn Resume thì lại khác, tập trung thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của ứng viên, độ dài của nó chỉ ở mức 1 đến 2 trang là cùng.

Mục đích

Thực tế hoạt động nộp Resume hay nộp CV mang mục đích rất khác nhau. 

CV thường dùng trong các trường hợp xin học bổng, xin tài trợ, trợ cấp; hoặc khi apply cho các vị trí làm việc tại nước ngoài, nghiên cứu về kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học. Những vị trí này yêu cầu nhà tuyển dụng phải nắm khá chi tiết về ứng viên để có thể xây dựng con đường làm việc lâu dài. CV của một người có thể không thay đổi qua nhiều năm hoặc được viết thêm những thành tựu, kinh nghiệm làm việc khác.

Ngược lại, Resume dùng trong hồ sơ xin việc, vì vậy Resume tập trung chủ yếu thể hiện ngắn gọn, nhanh chóng, chính xác kỹ năng, trình độ chuyên môn, phẩm chất của người ứng tuyển. Mỗi công việc có một tính chất, yêu cầu khác nhau nên Resume thường được thay đổi để cho phù hợp với công việc và công ty. Những mục thường xuyên được chỉnh sửa trong Resume có thể nhắc tới như: Vị trí ứng tuyển, Mục tiêu làm việc.

Cách trình bày

CV thường được trình bày theo trình tự thời gian để có thể trình bày hết những thành tựu, kinh nghiệm từng trải của từng ứng viên. Các mục của CV thường rõ ràng và có khuôn mẫu sẵn, các mục thường thấy theo thứ tự là: thông tin cá nhân; trình độ học vấn; kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu; các thành tựu đạt được; các giải thưởng đạt được; sản phẩm; thông tin liên lạc của người bảo đảm (references)..., bạn chỉ cần dựa vào đó nêu đầy đủ thông tin. CV không yêu cầu sự sáng tạo, chấm phá; điều quan trọng của CV là cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và khả năng phát triển khi làm việc lâu dài của bạn.

Resume thì lại là nơi để ứng viên phát huy hết tiềm năng sáng tạo, thể hiện được cá tính của mình. Bố cục trình bày của Resume không theo khuôn mẫu, có thể tùy biến theo lựa chọn của bạn cũng như phải phù hợp với công việc bạn mong muốn. Thường thì những mục bạn muốn nhấn mạnh như kinh nghiệm làm việc và kỹ năng thường được đẩy lên đầu để nhà tuyển dụng dễ theo dõi, còn những mục nhỏ hơn như sở thích, các hoạt động cộng đồng thường để dưới hoặc viết nhỏ bên cạnh. Nhiều websites trên Internet cung cấp các mẫu Resume đẹp, ấn tượng với nhiều phong cách khác nhau, ngoài ra bạn có thể tự mình thiết kế Resume bằng powerpoint… vừa đơn giản, lại vừa độc đáo. 

Nơi ưa chuộng

Được sử dụng với mục đích khác nhau như vậy nhưng trên thực tế Resume và CV có thể tráo đổi cho nhau. Chính điều này gây nên nhầm lẫn cơ bản của những người mới đi xin việc. Nhiều nơi ưu tiên dùng CV để đi xin việc như châu Á, Trung Đông, châu  u, châu Phi. Tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand, người muốn xin việc hay apply học bổng, trợ cấp có thể dùng cả hai loại Resume hoặc CV. Còn ở Canada và Mĩ, nhà tuyển dụng mong muốn nhận được Resume từ ứng viên hơn là CV. 

Hiểu được sự giống và khác nhau trong mục đích, độ dài, nơi sử dụng của CV và Resume, bạn sẽ nâng tính chuyên nghiệp của mình lên một bậc, cho phép nhà tuyển dụng thấy được khả năng chuyên môn cũng như tại sao nên tuyển bạn mà không phải người bên cạnh.

III. Một hồ sơ xin việc - Resume gồm những nội dung chính nào? 

Học tập và làm việc ở Việt Nam, tự sáng tạo một Resume là một việc không thể thiếu, đòi hỏi nhiều công sức học hỏi và tìm hiểu chứ không thể làm qua loa. Resume cũng như khuôn mặt của bạn ra mắt nhà tuyển dụng lần đầu tiên, bạn có nhận được điện thoại từ công ty mơ ước hay không phụ thuộc xem “khuôn mặt” đó có đáng nhớ, có rạng rỡ hay không.

Bạn có biết một Hồ sơ xin việc - Resume mẫu gồm những nội dung chính nào? Bạn nên tìm hiểu trên Internet hoặc hỏi những người có chuyên môn, có kinh nghiêm trong mảng nhân sự để hiểu rõ cách viết Resume đúng chuẩn. 

Làm sao để viết Resume đúng chuẩnLàm sao để viết Resume đúng chuẩn

Trước hết, Resume phải súc tích, gọn gàng nhưng vẫn nêu đầy đủ, chính xác những điều mà nhà tuyển dụng cần để hình dung ra con người, trình độ, khả năng của bạn. Bạn có thể tự ý sáng tạo, thiết kế một Hồ sơ xin việc hoàn chỉnh hoặc lên mạng tìm một hồ sơ xin việc mẫu, dù làm theo cách nào thì Resume của bạn cũng phải gồm đầy đủ những phần sau:

- Họ và tên

- Địa chỉ thường trú

- Số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn: Những câu nói giới thiệu lịch sự được lưu trong điện thoại bàn có thể gây ấn tượng tốt đến người tuyển dụng, nếu bạn ứng tuyển cho một công ty ở nước ngoài thì hãy thêm mã số Quốc gia vào.

- Địa chỉ Email

- Quốc tịch hoặc tình trạng lưu trú ( nếu có yêu cầu từ nhà tuyển dụng).

- Trình độ học vấn

- Các khóa học mà bạn tham gia: Lưu ý các khóa học này phải liên quan hoặc cung cấp cho bạn những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho công việc bạn đang apply.

- Tên khóa học / bằng cấp

- Chuyên ngành

- Nơi đào tạo

- Thành tựu, công trình nghiên cứu: Những thành tựu bạn đạt được hay những công trình nghiên cứu bạn đã thực hiện trong khóa học có liên quan đến tính chất công việc đang ứng tuyển.

- Kỹ năng và trình độ: Đây là phần khá quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định có chọn bạn hay không. Hãy làm nổi bật những kỹ năng trong công việc mà bạn tích lũy được trong quá khứ, những kỹ năng mềm trong cuộc sống cũng không thể thiếu. Hãy nhấn mạnh rằng với những kỹ năng này, bạn rất phù hợp với tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra. Đừng quên cho nhà tuyển dụng biết trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học văn phòng… của bạn. Các chứng chỉ là cách tốt nhất chứng minh trình độ một cách ngắn gọn và hiệu quả.

- Định hướng nghề nghiệp: Chỉ cần 2-3 dòng thể hiện mục tiêu trong công việc của bạn.

- Kinh nghiệm làm việc: Mục này rất quan trọng, vì với nhà tuyển dụng, một ứng viên đã có kinh nghiệm sẽ tốn ít thời gian, công sức và chi phí đào tạo hơn, họ có thể bắt tay vào việc và hòa nhập với bộ máy nhanh hơn rất nhiều. Song bạn cũng không nên quá tham lam mà điền vào mục này những thứ quá nhỏ nhặt, hãy chọn lọc các công việc liên quan tới vị trí bạn muốn làm hiện tại, chứng minh cho người tuyển dụng thấy nó giúp ích thế nào cho bạn hiện tại và tương lai. Các mục gồm có: Tên công ty, vị trí từng làm; công việc chính của bạn ở vị trí đó; thời gian làm việc, một số thành tích bạn đạt được khi làm công việc đó (Doanh thu cao nhất tháng, Nhân viên của tháng…)

Thậm chí, với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, một mẹo để không bị “bí” hay mất điểm trong phần này là hãy kết hợp những công việc bạn từng làm với những kỹ năng bạn đạt được khi làm công việc đó. Những công việc như nhân viên phục vụ, nhân viên cửa hàng tưởng chừng như không liên quan đến vị trí content creator hay sales bạn đang apply, nhưng chắc chắn những kỹ năng bạn học được sẽ có tác dụng. 

- Những hoạt động cộng đồng: Thời gian tham gia, tên hoạt động, công việc của bạn trong hoạt động đó, kết quả bạn đạt được. Phần này tuy ngắn gọn và ít được để ý đến, nhưng nó cũng góp phần cho thấy kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy hay khả năng xử lý tình huống của bạn.

- Bằng cấp, chứng chỉ liên quan: Tên khóa học, thời gian đào tạo, tên tổ chức đào tạo.

- Thành tích: Các học bổng bạn có, các nghiên cứu khoa học hoặc công trình khoa học, các giải thưởng liên quan...

- Sở thích: Sở thích này nên ngắn gọn và liên quan đến vị trí bạn nộp hồ sơ xin việc.

- Người bảo hộ (có hoặc không): Cung cấp đầy đủ họ tên, nơi làm việc, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ Email của người bảo hộ. Người bảo hộ là người có thể chứng thực được những công việc bạn từng làm, công nhận khả năng và trình độ của bạn. 

IV. 6 nguyên tắc vàng giúp bạn viết Resume ấn tượng 

Hãy thử điểm lại những yếu tố dưới đây, xem bạn đã biết cách viết Resume chuẩn và gây ấn tượng chưa nhé. 

1. Chỉ viết một trang

Bạn có biết trung bình khoảng thời gian nhà tuyển dụng nhìn vào một Hồ sơ xin việc là 6 giây? Chỉ 6 giây ngắn ngủi, họ cần tìm ra người phù hợp để gọi điện phỏng vấn. Vì vậy, đừng tốn thời gian làm những chiếc Resume dài dằng dặc, nêu đủ những vấn đề ngoài lề không cần thiết. Quá nhiều vấn đề chỉ khiến nhà tuyển dụng bị rối trước Resume của bạn, rất có thể họ sẽ lựa chọn loại bỏ nó chứ không tìm cách để hiểu nó hơn đâu.

Vì vậy, hãy cố gắng để tóm gọn Resume trong một trang, nêu bật những phẩm chất mà bạn cho rằng đủ sức khiến người tuyển dụng chú ý đến mình.

2. Thư giới thiệu/ người tham chiếu là điểm cộng không ngờ

Bạn sẽ không nghĩ rằng reference lại là phần quan trọng trong Resume của mình phải không? Thực ra, có được Thư giới thiệu/ Người tham chiếu sẽ giúp nhà tuyển dụng giảm đi thời gian chọn lựa và đánh giá. Một đồng nghiệp, một người sếp có uy tín hoặc một người có tên tuổi trong ngành sẽ giúp nâng tầm Resume của bạn lên nhiều đấy.

3. Hãy có chiến lược khi viết về sở thích cá nhân

Đồng ý rằng Resume là nơi thể hiện cá tính, nhưng phải là cá tính liên quan đến công việc giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý. Vì vậy, nếu bạn có những sở thích không liên quan và không giúp ích gì cho công việc, hãy đừng đưa nó vào trong Resume. 

4. Hãy đưa ra những kinh nghiệm học được, không phải nhiệm vụ được giao

Trong phần “Kinh nghiệm làm việc”, bạn nên bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng mà mình học được qua các việc làm ở công ty cũ và thành tích của bạn ở đó nhé. Điều này có thể cho người tuyển dụng thấy rằng bạn có thể đạt được những điều tương tự bằng kinh nghiệm của mình và tiếp tục phát triển bản thân hơn nữa.

Đừng kể những nhiệm vụ được giao mà không đề cấp tới kết quả của nó, điều đó có thể làm họ nghĩ rằng bạn đã không hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

5. Đừng cố trở thành một nhà thiết kế trừ phi bạn là một nhà thiết kế thực thụ

Với quyết tâm và sự nghiêm túc với công việc, rất nhiều người tự tìm tòi và thiết kế mẫu Resume rất bắt mắt và mang lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm nhà thiết kế. Nhiều người nhanh chóng biến bản Resume của mình thành trò cười nghiệp dư vì những lỗi sai về Font chữ, sự rối rắm trong trình bày khiến người đọc chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Có một lời khuyên cho những người mới bắt đầu, đó là “Less is More”, càng đơn giản, súc tích; càng đạt được hiệu quả cao trong công việc, đúng với cả những công việc nhỏ nhất như thiết kế Resume.

Thậm chí, nếu ngày gửi đơn đã đến gần mà chưa thiết kế được một Hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, bạn có thể nhờ cậy đến các website với những mẫu Resume có sẵn chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiện dụng. 

6. Đưa ra những công việc gần đây nhất

Những công việc gần nhất sẽ phản ánh đúng trình độ cũng như kỹ năng của bạn. Đừng cố giấu nó đi nếu như bạn cảm thấy chưa tự tin về nó, những người làm nhân sự chuyên nghiệp có thể thấy ngay sự không chắc chắn của bạn đấy. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh rằng bạn có kỹ năng và có thể phát triển chúng tốt hơn sau này. 

V. Các chú ý quan trọng khi viết Resume 

Resume là thứ đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp giữa bạn và người làm vai trò tuyển dụng, vì ngoài Resume thì bạn ít có cơ hội để thuyết phục họ rằng bạn có đủ năng lực cho công việc. Vì vậy, cố gắng đừng mắc sai lầm khi viết Resume nhé. Dưới đây là một số chú ý quan trọng cho người viết Resume:

Tránh viết sai chính tả, sai ngữ pháp (nhất là đối với Resume bằng tiếng Anh): Đây là cách dễ dàng khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Kiểm tra kĩ càng bản Resume của mình, có thể dùng công cụ kiểm tra lỗi chính tả để đảm bảo không có lỗi chính tả nhé.

Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu; tránh không dùng tiếng lòng, từ viết tắt.

Đảm bảo độ chính xác của thông tin mà bạn cung cấp: tên công ty, tên chứng chỉ, người tham chiếu… Thông tin phải đúng chuẩn và đáng tin cậy, liên quan trực tiếp đến những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Nội dung Resume nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, kéo dài trong một trang là tốt nhất. Resume sang đến trang thứ hai sẽ làm giảm độ tiếp cận của bạn đến với nhà tuyển dụng. Khi viết cần chọn lọc các thông tin có ích và cần thiết, loại bỏ những phần dài dòng.

Nên để những phần bạn muốn nhấn mạnh lên trước. Ví dụ đó là những phần cho thấy khả năng trong công việc của bạn: kinh nghiệm làm việc, thành tích đạt được, điểm mạnh… Những phần như học vấn có thể đẩy ra đằng sau, bởi đối với nhà tuyển dụng, kinh nghiệm và trình độ tay nghề quan trọng hơn điểm số trên giấy tờ đấy.

Tìm cách đưa thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để dành chỗ cho những phần quan trọng hơn. Hoặc bạn có thể đính kèm thêm một Cover letter đi cùng với Resume xin việc. Cover letter là bản mô tả khái quát về bạn, thường được đính kèm cùng với Resume hoặc CV khi xin việc. Nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn đọc Cover letter trước khi quyết định có đọc Resume của ứng viên hay không. 

VI. Một số mẫu Resume đơn giản mà vẫn thu hút

1. Infographic Resume - Định hướng kết quả

Infographic Resume mang lại hiệu quả caoInfographic Resume mang lại hiệu quả cao

Bạn đang ứng tuyển cho một công việc mới, một công việc có tỉ lệ cạnh tranh cao với hàng trăm thậm chí cả ngàn ứng viên. Làm thế nào để Resume của bạn gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng và để họ nắm được thông tin của bạn trong vòng vài giây ngắn ngủi? Câu trả lời là Infographic. Được thiết kế dưới dạng biểu đồ hóa mọi dạng thông tin từ kỹ năng, thành tích đạt được để trình độ học vấn từ thấp đến cao. Những gạch đầu dòng súc tích, những biểu tượng sinh động và đầy chuyên nghiệp trong Infographic Resume có thể giúp bạn đánh bật rất nhiều đối thủ trong vòng đơn này đấy.

2. FERNS Resume - Đơn giản và sáng tạo

FERNS - Mẫu Resume đầy tính nghệ thuật

FERNS - Mẫu Resume đầy tính nghệ thuật

Nếu đang ứng tuyển cho vị trí thiết kế đồ họa hay bất cứ công việc nào mang tính sáng tạo, đây chính là mẫu Resume thể hiện được “đẳng cấp” của bạn. Điểm nổi bật của FERNS Resume là có một đường viền nổi bật đầy màu sắc đóng khung bên ngoài, tôn lên những thông tin được trình bày một cách đơn giản và khoa học ở bên trong, giúp người đọc dễ dàng chú ý và hứng thú với Resume của bạn.

3.  LeafLove Resume - Mẫu Resume thiết kế timeline có thể chỉnh sửa

Mẫu Resume Leaflove dành cho người có nhiều kinh nghiệmMẫu Resume Leaflove dành cho người có nhiều kinh nghiệm

Nếu bạn là người có trình độ, kinh nghiệm dày dạn và mong muốn thể hiện điều đó trên bản Resume yêu cầu sự ngắn gọn, timeline chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Không khó để kể câu chuyện của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua dòng thời gian trên mẫu Resume này. Bạn có thể chỉnh sửa và tùy chỉnh timeline tùy ý cho phù hợp với công việc mà bạn apply. 

4. Junior Resume / Cv Template v2 - Resume công việc cho người mới ra trường

Mẫu Resume Junior

Mẫu Resume Junior

Với những công việc đầu tiên, bạn sẽ lo lắng bởi mình chẳng có kinh nghiệm gì để điền vào Resume. Junior Resume có thể giúp bạn điều đó, thay vì dành nhiều chỗ trống trong phần kinh nghiệm làm việc, mẫu Resume này tập trung nhiều hơn vào các chấm đầu dòng cho phép bạn thể hiện cá tính, kỹ năng của mình nhiều hơn. 

5. SCRESUME - Mẫu Resume CV và thư xin việc

Scresume Resume

Scresume Resume

SCRESUME có cách trình bày thông minh khi áp dụng sự tương phản sắc màu. Một bạn là thông tin liên lạc và mô tả ngắn gọn về con người bạn, một bên tập trung làm nổi bật kinh nghiệm làm việc, học vấn và các kỹ năng của bạn. Đây là mẫu Hồ sơ giúp cả nhà tuyển dụng lẫn người xin việc tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.

VII. 10 lỗi mà các nhà tuyển dụng ghét nhất trong Resume 

Đừng phạm phải những sai lầm này nếu bạn không muốn Hồ sơ xin việc của mình bị loại từ “vòng gửi xe” nhé:

1. Tập tin không mở được: Kiểm tra lại tập tin xem có chính xác không, có xem được nội dung bên trong không, nếu là link dẫn Drive thì phải đảm bảo bạn đã cấp quyền truy cập cho nó.

2. Địa chỉ email không chuyên nghiệp: Nếu Email không bao gồm tên thật, bạn nên lập một Email khác để người tuyển dụng thấy được tên thật và đôi khi cả nơi làm việc của bạn nữa. Một chữ ký chuyên nghiệp, ngắn gọn mà đầy đủ họ tên, cách xưng hô, địa chỉ làm việc, số điện thoại, chức vụ cuối mỗi thư điện tử được gửi sẽ cho thấy bạn là người chăm chút cho công việc hay sự nghiệp của mình.

3. Resume được trình bày một cách khó đọc: Tránh tạo Resume quá chi tiết nhưng lại trình bày khó đọc, rối rắm. Trình bày bắt mắt, khoa học để nhà tuyển dụng chú ý đến Resume của bạn.

4. Liệt kê các kĩ năng quá mức cần thiết: Đừng quá tham lam liệt kê cả những điều không liên quan đến công việc. Nó chỉ làm tốn thời gian và khiến nhà tuyển dụng mất kiên nhẫn thôi.

5. Dòng chữ “biết sử dụng Microsoft Word/ Excel/ Powerpoint”: Cố gắng nêu chính xác trình độ, chứng chỉ của bạn đối với vấn đề này để người tuyển bạn hình dung rõ hơn được kỹ năng của bạn.

6. Sử dụng đại từ nhân xưng trong Resume

7. Sai chính tả và ngữ pháp

8. Liệt kê các công việc không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển: Nên đảm bảo độ ngắn gọn, súc tích cho Resume.

9. Resume quá dài dòng: Resume là một bản tóm tắt chứ không phải một bản tường trình, quá dài dòng sẽ là Hồ sơ xin việc của bạn bị loại ngay lập tức đấy. 

10. Nội dung email của bạn không được chăm chút: Học viết Email một cách nghiêm túc. Email của bạn cần phải có đầu có đuôi, có chào hỏi và lời cảm ơn để người tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn.

VIII. 6 trang web hướng dẫn bạn viết Resume chinh phục mọi nhà tuyển dụng khó tính nhất

Dưới đây là danh sách 6 tr ang web tốt nhất cung cấp cho bạn những mẫu Resume chuẩn nhất:

Resume Genius   https://resumegenius.com/
CV-library   cv-library.co.uk
The Guardian Jobs   https://jobs.theguardian.com/
The balance   https://www.thebalance.com/
Careersnz   careers.govt.nz
My perfect resume   myperfectresume.com

Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Resume để bắt đầu apply một công việc mới. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!