Không chỉ có người lao động đi xin việc cần đến sơ yếu lý lịch mà nó còn rất quan trọng với các em học sinh, sinh viên. Sơ yếu lý lịch học sinh là gì, có yêu cầu nào khác so với sơ yếu lý lịch xin việc. Tất cả sẽ được 123Job giải đáp ngay sau đây.

Có thể nói sơ yếu lý lịch học sinh là thứ vô cùng quen thuộc để các em tiến hành làm hồ sơ nộp vào ngôi trường mà mình yêu thích. Vậy hiểu thế nào là đầy đủ nhất về sơ yếu lý lịch học sinh cũng như cách để viết một mẫu sơ yếu lý lịch học sinh chuẩn là gì…Hãy cùng 123Job tìm hiểu ngay sau đây 

I. Một số vấn đề liên quan đến sơ yếu lý lịch học sinh 

Bạn đang là sinh viên của ngôi trường mà mình đã hằng mong ước từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3. Chắc hẳn khi nghĩ lại giai đoạn bạn và bạn bè của mình ngồi viết những tờ sơ yếu lý lịch học sinh để chuyển bị hồ sơ cho việc nhập học đại học, bạn vẫn không khỏi thoát khỏi những cảm giác như ngỡ ngàng, hồi hộp, không biết nên viết gì ở mục này mục kia và cũng đã từng viết sai rồi phải không nhỉ. Và cũng như bạn đó, các em học sinh cuối cấp 3 cũng rất bối rối với nhữngmẫu sơ yếu lý lịch học sinh của mình. 

Ở trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ đề cập đến một dạng sơ yếu lý lịch học sinh phổ biến nhất đó là sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên. Bởi vì ngoài ra các bạn sẽ biết đến một số loại như: sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học giúp nhà trường quản lý và theo dõi học sinh tốt hơn; sơ yếu lý lịch học sinh thcs; sơ yếu lý lịch học sinh Trung học phổ thông… 

1. Sơ yếu lý lịch học sinh là gì?

Sơ yếu lý lịch học sinh còn có một tên gọi thông dụng hay được sử dụng đó là hồ sơ trúng tuyển theo chuẩn mẫu của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Đây là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng với mỗi em học sinh cuối cấp. Chúng dùng để làm hồ sơ nhập học cho các tân sinh viên cũng như đăng ký nguyện vọng học vào các trường đại học mơ ước của các em. 

Thông thường một mẫusơ yếu lý lịch học sinh sinh viênsẽ dài khoảng 4 trang A4 với các mục có sẵn, học sinh chỉ cần điền các thông tin vào những chỗ chấm chấm… Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng cách ghi sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên không phải là điều quá dễ dàng mà ngược lại đôi khi còn gây ra nhầm lẫn và làm các em bối rối. 

2. So sánh sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc làm

Hiện nay có hai loại sơ yếu lý lịch phổ biến nhất đó là sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc làm. Đôi khi mọi người vẫn bị nhầm lẫn. Vậy, tôi sẽ chỉ rõ hơn cho bạn bằng cách so sánh chúng nhé:

a. Giống nhau:

Sơ yếu lý lịch học sinh (sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên) vàmẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm đều là những giấy tờ có mục đích và quan trọng. Chúng dùng để khai báo các thông tin liên quan đến người làm sơ yếu lý lịch, bao gồm: Thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, gia đình, hộ khẩu thường trú… và một số thông tin về địa chỉ liên lạc như SĐT hay địa chỉ email) và một số thông tin phụ thuộc vào mục đích làm sơ yếu lý lịch.

Cả hai loại sơ yếu lý lịch đều yêu cầu phải có ảnh chân dung của người làm (thông thường là ảnh 3x4) và có xác nhận dấu. Bố cục trong mẫu sơ yếu lý lịch của hai loại thông thường được chia ra sẽ có: Thông tin cá nhân, các thông tin về gia đình (bố mẹ, anh chị em (nếu có)). 

b. Khác nhau:

Phân biệt sơ yếu lý lịch học sinh và sơ yếu lý lịch xin việc làm
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

                         Sơ yếu lý lịch xin việc làm

Thông tin khai báo trong mẫu sơ yếu sẽ ít hơn do các em còn là học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm nên mục này thường không được đề cập

Thông tin khai báo nhiều hơn: thông thường sẽ thêm các kinh nghiệm làm việc và các thông tin về quá trình học tập ở đại học/cao đẳng.

Các thông tin được coi là quan trọng là: trường, số báo danh, kết quả học tập ở cuối các cấp, điểm trung bình các môn học, các điểm thưởng, xếp loại học sinh...

Không nhất thiết phải có các thông tin quan trọng của một mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, thay vào đó nhấn mạnh mục đích, mục tiêu, định hướng nghề nghiệp

3. Sơ yếu lý lịch học sinh mua ở đâu? 

Sơ yếu lý lịch học sinh là một thứ quan trọng và cần thiết. Vậy nên mua chúng ở đâu. Thực ra các bạn hoàn toàn có thể mua chúng ở các hiệu sách địa phương, các cửa hàng tạp hóa cũng đều có bán. Chúng không phải là những thứ quá khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm mua. Và giá cho một bộ sơ yếu lý lịch học sinh cũng chỉ dao động vài nghìn đồng. 

Tuy nhiên thông thường thì các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sẽ được nhà trường mua theo số lượng lớn và phát cho học sinh của mình. Như vậy khá tiện cho các em và không cần phải lo lắng về các địa điểm mua khác nhau liệu có ảnh hưởng gì hay không. 

II. Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch học sinh cũng là một trong số các loại sơ yếu lý lịch nói chung nên cần phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản của một mẫu sơ yếu lý lịch như dưới đây:

1. Chọn ảnh sơ yếu lý lịch

Ảnh trong sơ yếu lý lịch là một phần không thể nào thiếu được, mọi người thường được biết đến với tên gọi là ảnh thẻ, có màu, thường là nền xanh hoặc nền trắng. Kích thước tiêu chuẩn của ảnh là 3x4. Ảnh cần nghiêm túc nên phần lớn người chụp sẽ không cười. Tôi khuyên các bạn nên mặc áo sơ mi trắng có cổ để chụp các bức ảnh thẻ còn đối với học sinh thì thường là đồng phục của nhà trường, như vậy ảnh sẽ đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Sơ yếu lý lịch học sinh: ví dụ về 1 bức ảnh thẻ chuẩn (3x4)

Sơ yếu lý lịch học sinh: ví dụ về 1 bức ảnh thẻ chuẩn (3x4)

2. Cố gắng viết chữ thật đẹp

Người ta thường có câu “Nét chữ nết người” do đó hãy cố gắng viết thật đẹp nhất có thể nhé. Đặc biệt khi bạn viết chữ đẹp thì hồ sơ sơ yếu lý lịch của bạn sẽ trở nên dễ nhìn, sạch sẽ và người khác cũng thích đọc chúng hơn. Tôi không có ý chê các bạn chữ xấu, nhưng khuyên các bạn hãy cố gắng viết thật nắn nót và đẹp nhất có thể nhé. 

3. Hãy viết một bản Sơ yếu lý lịch chính xác, dễ nhìn, dễ hiểu

Yếu tố chính xác là yếu tố quan trọng hàng đầu trong một bản sơ yếu lý lịchcả sơ yếu lý lịch học sinh cũng vậy. Chỉ vô tình bạn viết nhầm hoặc sai một thông tin nào đó cũng có thể gây ra các phiền phức cho sau này. Hoặc đơn giản ngay khi bạn phát hiện ra mình đã viết nhầm dù chỉ một dòng, bạn đành ngậm ngùi viết lại cả một mặt giấy mà mình đã nắn nót từ đầu. Vậy nên lời khuyên dành cho các bạn là hãy bình tĩnh trong cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên nhé. 

Tính dễ hiểu cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy đảm bảo rằng sơ yếu lý lịch của bạn được dùng với ngôn ngữ quốc dân, đừng sử dụng từ ngữ địa phương vì không phải ai cũng hiểu chúng đâu. Bên cạnh đó học sinh cuối cấp bao giờ cũng hay có những từ ngữ đúng kiểu “truất”, tôi khuyên là sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên không phải là nơi bạn thể hiện những điều đó ra đâu nhé.

Những yêu cầu trong khi viết sơ yếu lý lịchNhững yêu cầu trong khi viết sơ yếu lý lịch

III. Hướng dẫn cách điền sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên 

Như tôi đã đề cập ở phần trước, một mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn thường gồm 4 trang với các nội dung khác nhau. Vậy phần này tôi sẽ hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên cho các bạn để mỗi người đều có một mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh chuẩn nhé.  

1. Trang bìa ngoài – Lý lịch học sinh sinh viên

Ví dụ về trang bìa ngoài trong sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Ví dụ về trang bìa ngoài trong sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Các nội dung sẽ có trong trang bìa ngoài, bao gồm: 

  • Họ và tên: bạn cần viết in hoa có dấu.
  • Ngày/tháng/năm sinh: đây chính là ngày tháng năm sinh của bạn, hãy viết vào nhé, viết thường.
  • Hộ khẩu thường trú: xem chính xác địa chỉ nhà bạn trên hộ khẩu thường trú nhé, hoặc có thể hỏi bố/mẹ để chắc chắn.
  • Khi cần báo tin cho ai, ở đâu? Mục này học sinh thường điền tên bố (mẹ) và kèm địa chỉ nhà ở của mình, tuy nhiên cũng có trường hợp bạn ở với ông (bà) hãy viết tên họ và địa chỉ của ông bà nhé.
  • Điện thoại liên hệ nếu có: ghi số điện thoại gia đình hoặc số của bố (mẹ) người thường xuyên có thể sử dụng điện thoại để tiện nghe máy. 

Ví dụ về cách điền sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên cho trang bìa ngoài

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VĂN A
Ngày, tháng, năm sinh: 28/03/2001
Hộ khẩu thường trú: số nhà 15 ngách 87 ngõ 149 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Khi cần khai báo cho ai? ở đâu? Bố là: Nguyễn Văn B, số nhà 15 ngách 87 ngõ 149 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Số điện thoại liên hệ: 0123 456 789 

2. Trang 2 – Bản thân học sinh, sinh viên

Ở góc ngoài cùng bên trái có một ô với dòng chữ: ảnh 4x6 mới chụp chưa quá 3 tháng: bạn cần dán ảnh thẻ 4x6 của mình và chú ý tuân thủ thời gian chụp của ảnh nhé. Trang 2 sẽ là trang nêu bật lên các thông tin liên quan tới bản thân học sinh, bao gồm:

  • Họ và tên: Viết in hoa có dấu
  • Ngày tháng năm sinh: các bạn sẽ điền các chữ số ứng với ngày tháng năm sinh của mình và chỉ điền hai chữ số cuối, chẳng hạn bạn sinh ngày 28/10/1998 bạn sẽ điền vào ô vuông theo thứ tự 28 10 98; nếu là ngày 01/06/2001 thì bạn viết 01 06 01
  • Dân tộc: nếu các bạn là dân tộc kinh ghi số 1 vào ô bên cạnh, Dân tộc khác sẽ ghi số 0.
  • Thành phần xuất thân: các chữ số 1, 2, 3 sẽ đại diện theo thứ tự cho công nhân viên chức, nông dân, thành phần khác. 
  • Đối tượng dự thi: trong giấy báo dự thi sẽ có, bạn hay ghi giống trong đó, trường hợp không thuộc thì bỏ trống.
  • Ký hiệu trường: viết mã trường mà bạn sẽ nhập học vào, ví dụ trường đại học Kinh tế quốc dân sẽ có mã trường là KHA, cái này bạn hoàn toàn có thể tra trên mạng.
  • Số báo danh: đây là số báo danh của bạn để dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
  • Kết quả học tập: hãy ghi kết quả học tập của bạn nhé.
  • Ngày vào đoàn TNCSHCM: ghi đúng theo sổ đoàn của bạn.
  • Ngày vào Đảng: nếu chưa vào thì bạn sẽ để trống.
  • Khen thưởng, kỷ luật: ghi rõ thông tin khen thưởng và kỷ luật nếu bạn không có thì bỏ qua.
  • Tóm tắt quá trình học tập: Bạn sẽ ghi rõ mốc thời gian (chỉ tính đến năm) liên quan tới 3 cấp học bao gồm: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
  • Giới tính: nam, nữ: nếu bạn là nam ghi số 0 còn ngược lại số 1 vào ô trống bên phải.
  • Hộ khẩu thường trú: ghi địa chỉ gia đình bạn giống trong sổ hộ khẩu, hãy hỏi lại bố mẹ cho chắc chắn nhé.
  • Khu vực tuyển sinh: bạn sẽ ghi giống trong giấy báo dự thi của bạn.
  • Ngành học: ngành bạn đăng ký học ở trường đại học, ghi rõ tên ngành và mã ngành.
  • Điểm thi tuyển sinh: bạn ghi rõ điểm của mình vào dầu chấm chấm.
  • Năm tốt nghiệp: năm bạn sẽ tốt nghiệp (chỉ ghi 2 số cuối của năm) ví dụ năm 2019 bạn chỉ viết 19.
  • Số chứng minh thư nhân dân: bạn điền chính xác số chứng minh của bạn.
  • Số thẻ học sinh: nếu không có thì bạn bỏ qua.

3. Trang 3 & 4 – Thành phần gia đình

Ở trang này, theo mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên sẽ gồm 3 phần, tuy nhiên bạn chỉ cần điền chính xác phần 1 và phần 2 là các thông tin liên quan đến bố và mẹ của bạn. 

Cụ thể như bên dưới:
a. Cha:
Họ và tên: Viết in hoa có dấu
Quốc tịch: Bạn ghi Việt Nam
Dân tộc: thường là dân tộc Kinh
Tôn giáo: Không
Hộ khẩu thường trú: ghi địa chỉ giống trong sổ hộ khẩu
Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu): ban ghi vắn tắt vào dấu chấm chấm nhé. ví dụ:

Trước 30-4-1975: Bố sinh năm 1977, thời gian này bố chưa được sinh ra nên không có hoạt động gì.
Từ 30-4-1975 đến nay: 

  • Từ năm 1977 - 1997: học tập và sinh sống tại xã Thanh Vân, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Từ năm 1998 đến nay công tác và làm việc tại công ty A quận Hoàng Mai, Hà Nội...

b. Mẹ: Bạn sẽ điền các thông tin tương tự như ở mục a.

4. Phần cuối trang 4: Xác nhận

Phần 4 chính là phần xác nhận các thông tin khai báo trước đó, phần này bạn cần xin chữ ký của Bố (mẹ) và cả chữ ký của bạn. Ở phần này bạn sẽ cung cấp thông tin về anh chị em ruột hãy ghi ngắn gọn về tên và địa chỉ làm việc hoặc tên trường đang học nếu như anh/chị của bạn đang còn là sinh viên nhé. 

Khi bạn đã điền đầy đủ các thông tin trong sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, bạn sẽ đến xác nhận thông tin và xin đấu bằng cách đến cơ quan chính quyền địa phương để xin dấu. 

IV. Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên mới nhất 

Ở phần hướng dẫn cách điền sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, tôi đã cung cấp chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch cho các bạn và minh họa cụ thể bởi một mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn. Gần như bạn đã có những hình dung chi tiết và cụ thể về một mẫu sơ yếu lý lịch của bạn rồi phải không nhỉ.

Trang 1 trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Cách viết sơ yếu lý lịch trang 1 

Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh đơn giản

Cách viết sơ yếu lý lịch trang 2

mau-so-yeu-ly-lich

Trang 3 trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

mẫu sơ yếu lý lịch học sinh

Trang 4 trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho học sinh, sinh viê 

V. Lưu ý khi làm thủ tục hồ sơ sinh viên 

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là một trong những tài liệu quan trọng cần phải có trong bộ hồ sơ sinh viên. Vậy ngoài việc bạn phải có một sơ yếu lý lịch học sinh chuẩn và chính xác thì còn những lưu ý gì bạn cần biết trong khi làm thủ tục hồ sơ sinh viên nhỉ. Dưới đây là các gợi ý dành cho bạn:

a. Thông tin sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên: chính xác, đầy đủ và mang tính cập nhật: như các bạn đã biết ngoài mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên còn có các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học, sơ yếu lý lịch học sinh trung học… Chúng ít nhiều sẽ có sự khác biệt đôi chút về thông tin khai báo và cả thông tin của bạn. Do đó bạn cần cập nhật chính xác và kịp thời nhé.

b. Hồ sơ sinh viên của bạn cần có các loại giấy tờ dưới đây: 
Giấy báo nhập học

  • CMND: hãy làm CMND của bạn từ đầu lớp 12 để bạn có đầy đủ giấy tờ liên quan cần thiết. CMND là một thứ vô cùng quan trọng để giúp giám thị coi thi xác nhận bạn chứ không phải người khác tham gia thi với thông tin của bạn.
  • Học bạ THPT: đây là một tài liệu quan trọng đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của bạn trong 3 năm cấp trung học phổ thông, bao gồm: điểm trung bình các môn ở mỗi kỳ, điểm tổng kết và cả xếp loại học lực, xếp loại hạnh kiểm cũng như xác nhận các giải thưởng bạn có trong 3 năm cấp ba. Bạn sẽ được nhà trường phát cho học bạ THPT và nhớ giữ gìn chúng cho tốt nhé.
  • Giấy khai sinh: Thông thường giấy khai sinh sẽ đính kèm trong hồ sơ nhập học vào cấp 3 của bạn nên bạn không cần phải chuyển bị nữa.
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời: tại sao lại là giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, vì bởi lẽ thông thường sau một năm kết thúc kỳ học trung học phổ thông, bạn mới được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp chính thức là bằng đỏ có dấu xác nhận. Vậy nên để làm thủ tục nhập học cho học sinh, nhà trường sẽ cấp tạm một giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có đóng dấu đỏ của trường và thường có thời hạn giá trị ngắn đủ để bạn kết thúc thời gian nhập học. 
  • Ảnh thẻ các loại: hãy đảm bảo rằng bạn nên có một số lượng ảnh thẻ dự trữ với nhiều kích cỡ như 2x3, 3x4… Vì bạn sẽ cần dùng chúng rất nhiều đó, việc dự trữ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi chụp.
  • Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên: thông thường ít bạn cần đến giấy này, tuy nhiên nếu bạn thuộc một trong những đối tượng ưu tiên như người dân tộc thì bạn cần có giấy xác nhận và hãy hỏi lại bố mẹ bạn cho chắc chắn nhất về các loại giấy tờ này. 

c. Việc làm hồ sơ nhập học đôi khi sẽ hơi khiến bạn mệt mỏi, nhưng hãy cố lên nhé vì giai đoạn này vô cùng quan trọng đối với việc bước đến ngôi trường ước mơ của mình. Nên hãy cố giữ bản thân trong trạng thái tích cực và khỏe mạnh nhất nhé. 

Xem thêm: Tổng hợp download các mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn nhất

VI. Kết luận 

Như vậy, ở bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và đầy đủ về cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên. Có phải bạn đang rất háo hức trong khi đang viết loại tài liệu này, háo hức vì ngôi trường đại học của mình, háo hức vì đã kết thúc thời gian học tập vất vả và giờ là lúc bạn sắp được nghỉ giải lao, được bố mẹ cho đi chơi để kết thúc hành trình thắng lợi của mình. Hãy tận hưởng khoảng thời gian tiếp theo một cách trọn vẹn nhất nhé vì bạn còn cần lên chiến lược cho quãng thời gian sinh viên 4 hay thậm chí 5 hoặc 6 năm của mình nữa đó.