Bạn đang lựa chọn Sales để gắn bó với sự nghiệp của mình nhưng lại chưa hiểu hết Sales là gì? Khó khăn, kỹ năng cần thiết khi trở thành nhân viên Sales? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được 123job giải đáp trong bài viết dưới đây. 

I. Sales là gì?

Bạn đang tìm kiếm thông tin và còn chưa hiểu hết về Sales là gìBạn đang tìm kiếm thông tin và còn chưa hiểu hết về Sales là gì

Sales là gì? Sales là vị trí bán hàng - bộ phận vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Nhân viên Sales là người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng, có nhiệm vụ tư vấn cho họ những sản phẩm - dịch vụ phù hợp, giải đáp thắc mắc của khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm giúp tăng doanh thu của công ty. Do vậy, có thể nói nhân viên Sales chính là “bộ mặt” của các doanh nghiệp. 

II. Các vị trí trong ngành Sales

Cũng như hầu hết các lĩnh vực khác trong kinh doanh, khi bạn tìm hiểu Sales là gì sẽ thấy được ngành Sales chia thành nhiều vị trí khác nhau. Bạn hãy cùng 123job tìm hiểu các vị trí cơ bản trong ngành Sales dưới đây nhé.

1. Vị trí Salesman

1.1 Mô tả công việc

Vị trí đầu tiên khi tìm hiểu Sales là gì? Phải kể đến là Salesman. Công việc chính của một nhân viên Salesman là:

  • Công việc yêu cầu bạn phải nắm vững tất cả thông tin liên quan tới sản phẩm như: Nguồn gốc, chủng loại, màu sắc, công dụng, … 
  • Người làm Salesman luôn phải biết nắm bắt được những nhu cầu sử dụng, mua sắm ngày càng cao của khách hàng, để phục vụ họ có những trải nghiệm hài lòng nhất.
  • Đàm phán giá - báo giá: Công việc của một Salesman cần thành thạo đó là thỏa thuận về các hợp đồng mua bán, thời gian nhập - xuất hàng hóa.
  • Kiểm kê hàng hóa: Việc làm đòi hỏi hàng ngày bạn phải có nhiệm vụ nộp hóa đơn thanh toán, kiểm kê dụng cụ cần thiết trong việc kinh doanh.

Những công việc chính của nhân viên SalesmanNhững công việc chính của nhân viên Salesman

1.2 Yêu cầu công việc

Những kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt là vô cùng cần thiết đối với một nhân viên Salesman, xuất hiện với vẻ ngoài chỉnh chu và giữ nụ cười tươi trên môi đón nhận khách hàng sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn. Bạn cần luôn nhanh nhạy, linh hoạt nắm bắt được các thông tin sản phẩm và định hướng kinh doanh. Nếu bạn biết Tiếng Anh thì đó sẽ là lợi thế cho bạn, ngoài ra, bạn cần biết các kỹ năng tin học văn phòng, kiến thức chuyên môn tốt để thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Công việc Salesman đem lại thu nhập cho bạn 5 triệu - 10 triệu đồng/tháng.

2. Vị trí Sales Representative

2.1 Mô tả công việc

Thông qua sự tìm hiểu về Sales là gì? Chúng ta có thể thấy thì Sales Representative cao hơn Salesman một bậc. Sở dĩ nói như vậy là vì công việc của Sales Representative giống với Salesman chỉ khác là làm trên bàn giấy. Công việc bao gồm thủ tục nhận đơn hàng, chăm sóc khách hàng, đề xuất các kế hoạch nhằm tăng năng suất bán hàng.

2.2 Yêu cầu công việc

Làm trong môi trường yêu cầu chuyên môn cao như Sales Representative, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, thỏa thuận giỏi trên các thương trường kinh doanh. Bạn luôn phải vận động bản thân để linh hoạt, nắm bắt được các thông tin sản phẩm của công ty một cách nhanh nhất. Khi tham gia là một Sales Representative thu nhập hàng tháng của bạn khá hấp dẫn, dao động từ 7 triệu - 14 triệu đồng/tháng.

3. Vị trí Sales Executive

3.1 Mô tả công việc

Sales Executive là vị trí điều hành bạn cần biết khi tìm hiểu Sales là gì?. Công việc có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ của nhân viên Sales Executive, sự phân công, điều chỉnh của cấp trên hay đôi khi là theo từng vùng hoạt động của công ty. Tuy nhiên, về cơ bản công việc của  một người Sales Executive là:

  • Dựa theo các bản kế hoạch mẫu mà công ty đưa ra, nhân viên Sales Executive phải điều tra, triển khai, thực hiện toàn bộ bản kế hoạch đó. 

  • Trực tiếp chỉ đạo việc làm của 2 vị trí SalesmanSales rep.

  • Lập bản kế hoạch kinh doanh cho công ty dựa theo thời kỳ, thời điểm.

3.2 Yêu cầu công việc

Những đòi hỏi về kỹ năng, trình độ của nhân viên Sales Executive khá cao, nổi bật như:

  • Dựa theo từng giai đoạn của công ty, các Sales Executive cần nhanh chóng cập nhật thông tin, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

  • Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo trong công việc: Một Sales Executive cần thường xuyên quan tâm, động viên cấp dưới, tạo cho họ một không gian thoải mái, hăng say khi làm việc. Từ đó, các nhân viên sẽ có tinh thần làm việc tốt giúp hiệu quả công việc được nâng cao hơn.

  • Khi tham gia phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị cho mình một CV thật ấn tượng. Hãy nêu những kiến thức, ưu điểm nổi bật mà bạn có để có thể dễ dàng ngồi vào vị trí đáng mơ ước này. Thu nhập cho Sales Executive là từ 8 triệu - 15 triệu đồng/tháng.

Kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong Sales ExecutiveKỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong Sales Executive

4. Vị trí Sales Supervisor

4.1 Mô tả công việc

Sales Supervisor là một vị trí không thể bỏ qua khi tìm hiểu Sales là gì?. Công việc chính của nhân viên Sales Supervisor có thể kể đến như:

  • Giám sát quá trình thực hiện và hành động của SalesmanSales Rep.

  • Giám sát, quản lý toàn bộ sản phẩm đã được cung cấp.

  • Giám sát hoạt động, tiến độ kinh doanh của đối thủ và phía bên khách hàng.

  • Lập các phương án kinh doanh và kế hoạch hành động.

4.2 Yêu cầu công việc

  • Có khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh.

  • Nhanh nhẹn, nhạy bén trong tiếp thu cái mới.

  • Sử dụng thành thạo các ứng dụng khối ngành văn phòng.

  • Lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp.

Sales Supervisor luôn yêu cầu trình độ rất cao trong công việc, bởi vậy mức lương luôn ổn định từ 8 triệu - 18 triệu đồng/tháng.

5. Vị trí Sales Manager

5.1 Mô tả công việc

Thông qua việc giải đáp Sales là gì? Thì 123job giới thiệu cho bạn là vị trí trưởng phòng kinh doanh Sales Manager.

  • Quản lý đội ngũ nhân viên chào hàng, chỉ dẫn họ làm việc sao cho hiệu quả và thiết lập nên những tiêu chuẩn cho hoạt động này.

  • Sales Manager phải dự đoán, phát triển các chỉ tiêu về kinh doanh theo từng thời điểm. Lập các dự án cho sản phẩm trong kho và sản phẩm mới. 

  • Các Sales Manager cần thường xuyên kiểm tra mức độ cung cầu, sự cạnh tranh, thay đổi đối thủ từ đó điều chỉnh giá cả hàng hóa đồng thời cân đối các kênh bán hàng về chỉ tiêu doanh thu.

  • Viết báo cáo, tổ chức họp, sử dụng hiệu quả tài sản của công ty. Kiến nghị thay mới, sửa chữa các trang thiết thị bán hàng.

  • Đánh giá đúng khách hàng, thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh. 

5.2 Yêu cầu công việc

  • Sales Manager cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong quản lý bộ phận kinh doanh. 

  • Coi Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, sử dụng tốt trong đọc hiểu và giao tiếp hàng ngày.

  • Trình độ tin học giỏi, làm việc thành thạo với máy tính. 

Mức thu nhập cho vị trí Sales Manager là rất cao, lên tới từ 10 triệu - 30 triệu đồng/tháng.

III. Những khó khăn của nghề Sales

Khi bạn đã hiểu được định nghĩa Sales là gì? Thì hãy cùng 123job chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm, khó khăn trong nghề Sales mà bạn nên biết. 

1. Không phải lúc nào khách hàng cũng đúng

Khi tìm hiểu Sales là gì? Chắc hẳn bạn đã biết đối với người làm Sales khách hàng là thượng đế. Sở dĩ nói như vậy bởi vì khách hàng luôn luôn đúng, bạn phải biết tiếp thu, điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của họ. Trên thực tế, ngành Sales đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” giữa khách hàng và nhân viên Sales. Hãy là một nhân viên Sales biết xử lý tình huống trước mọi hoàn cảnh nhé.

2. Lúc nào cũng phải xuất hiện với bộ mặt vui vẻ

Một trong những yếu tố bắt buộc trong ngành Sales là vẻ ngoài chỉnh chu cộng thêm một gương mặt biết cười. Tuy nhiên, cảm xúc của con người luôn thăng trầm theo từng hoàn cảnh, vậy nên dù có phải giả vờ bạn cũng hãy cố gắng mỉm cười khi phục vụ khách hàng.

  Luôn biết mỉm cười đúng lúc là điều bạn cần biết khi tìm hiểu về Sales là gìLuôn biết mỉm cười đúng lúc là điều bạn cần biết khi tìm hiểu về Sales là gì

3. Không thể kiểm soát mọi thứ

Khách hàng chưa hiểu hết Sales là gì? Nên luôn mặc định rằng dân làm Sales là người biết tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm, giải đáp mọi thắc mắc của họ. Nhưng trong kinh doanh, nhân viên khi được học về Sales là gì? Luôn đào tạo là người lắng nghe và cảm thông với khách hàng, họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm công ty đang bán. Vì vậy, người làm Sales thường gặp khó khăn khi không thể kiểm soát mọi thông tin mình đưa ra.

4. Bị coi như người trông trẻ

Bạn đang là một nhân viên Sales trong cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với vấn đề này. Vào những dịp cuối tuần hay dịp lễ, nhiều gia đình thường cho trẻ nhỏ đi cùng, những đứa trẻ rất hiếu động, vì vậy đôi khi lạc khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ. Trong tình huống này, nhân viên được huấn luyện qua các khóa học Sales là gì? Phải biết vừa trấn an vừa tìm kiếm bố mẹ chúng. Thậm chí, khách hàng sẽ nổi cáu, tức giận hay la hét nhân viên Sales khi tìm thấy bọn trẻ.  

5. Những cuộc gọi “ghẻ lạnh” từ khách hàng

Trò chuyện qua điện thoại, tư vấn khách hàng mua sản phẩm của công ty là kỹ năng sống còn khi được đào tạo qua Sales là gì?. Nhưng bạn thường thấy có tới 97% các cuộc gọi sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ khách hàng. Bạn sẽ nhận được vô vàn lý do đến từ họ như: “Chị đang bận”, “Anh đang trong phòng họp”, “Chị gọi lại sau nhé”, ... Và thường thấy hơn cả là không có bất kỳ hồi đáp nào. Bạn sẽ phải tìm cơ hội và cần cả sự may mắn để có thể tiếp cận với khách hàng. 

Sales là gì? Là bạn hãy biết thích nghi với những câu từ chối từ phía khách hàngSales là gì? Là bạn hãy biết thích nghi với những câu từ chối từ phía khách hàng

6. Bị bỏ rơi

Khách hàng luôn có những chiến thuật khéo léo để hủy hay trì hoãn những đơn đặt hàng của mình. Trong trường hợp này, người nắm kỹ kiến thức về Sales là gì? Nên làm quen với những lời nhắn hứa hẹn tương tự như “ Tôi sẽ liên lạc lại với bạn sau”. Khi đó, bạn nên biết rằng mình đã bị bỏ rơi, thay vì chờ đợi bạn hãy tìm những khách hàng khác để liên lạc với họ. 

7. Làm sao để “bán mình” được giá nhất

Một người hiểu biết sâu về nghề Sales là gì? Sẽ biết quan tâm, lắng nghe nhu cầu từ phía khách hàng,  bạn đừng cố thuyết phục họ mua những sản phẩm mà họ không thích và hơn hết đừng chăm chăm nhìn vào doanh số bán hàng. Trong ngành Sales, cái quan trọng là bạn phải  “bán mình” được giá hay nói cách khác là nhân viên Sales cần mang đến những sản phẩm có giá trị, thiết thực nhất đến với các “thượng đế”. 

8. Đối mặt với sự từ chối và thất bại

Từ chối và thất bại là hai cụm từ mà bạn cần làm quen trước khi biết rõ về Sales là gì?. Những câu nói “Không” đến từ phía khách hàng diễn ra thường xuyên, vì vậy, bạn hãy tập làm quen với sự từ chối này. Những người “chân ướt, chân ráo” chưa nắm rõ hết khái niệm của Sales là gì? Thường không có phản ứng nhanh, hay thậm chí là mẫn cảm với sự từ chối, điều này thực sự không tốt, vì nó thường đem đến nhiều thử thách khó khăn hay những trải nghiệm tồi cho bạn đấy.

IV. Kỹ năng để thành công trong nghề Sales

Từ định nghĩa Sales là gì? Bạn có thể nhận thấy Sales là ngành khó khăn, nhiều thử thách và đòi hỏi bạn phải là người thông minh và có trong mình nhiều kỹ năng. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những kỹ năng để thành công trong nghề Sales đến với bạn dễ dàng hơn.

1. Linh hoạt, nhạy bén

Khi tìm hiểu về Sales là gì? Bạn cần biết nhạy bén và linh hoạt là kỹ năng vàng. Bạn luôn phải bám sát nhu cầu của khách hàng từ khâu tiếp cận đến khi họ tìm được sản phẩm ưng ý để đem đến sự phục vụ tốt nhất. Bạn phải luôn năng động với những đòi hỏi mới, khéo léo trong việc đáp ứng những sản phẩm - dịch vụ khách hàng cần. 

Linh hoạt, nhạy bén là kỹ năng vàng bạn cần biết thông qua tìm kiếm Sales là gìLinh hoạt, nhạy bén là kỹ năng vàng bạn cần biết thông qua tìm kiếm Sales là gì

2. Phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mình bán

Khi được nắm sâu kiến thức về Sales là gì? Bạn hãy cố gắng tiếp nhận tất cả thông tin về sản phẩm mới để có thể chắc chắn giải đáp được tương đối những thắc mắc đến từ phía khách hàng. Trách ú ớ, nhầm lẫn công dụng, chức năng của sản phẩm khi tư vấn. Bạn hiểu được sản phẩm mình đang bán, nêu được những ưu điểm nổi bật sẽ là yếu tố quan trọng quyết định doanh số bán hàng của bạn. 

3. Có vốn hiểu biết sâu rộng

Luôn biết học hỏi, mở mang tri thức là kỹ năng cần có đối với mọi nhân viên được đào tạo chuyên sâu về Sales là gì? Không chỉ đơn thuần là những kiến thức chuyên môn mà còn là sự hiểu biết sâu rộng. Bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, … để có thể giao tiếp, tiếp cận nhiều đối tượng. Có thể nói, nghề Sales chính là sự kết nối, chia sẻ đến với mọi khách hàng. 

4. Nhân viên Sales là người có bản lĩnh cao

Như bạn đã biết khi tìm hiểu Sales là gì? Các nhân viên Sales luôn gắn liền với khách hàng, vì vậy những cái lắc đầu, những lời nói từ chối xảy ra thường xuyên hơn. Để nhận được sự đồng ý đến từ họ, bạn phải mất 5, 10, hay thậm chí là nhiều hơn nữa những lời chào hàng. Bởi thế, bạn phải là người biết nhẫn nhịn hay nói trực diện là người có bản lĩnh cao. Là người được đào tạo chuyên nghiệp về Sales là gì? Bạn nên nhìn vào sự hài lòng của khách hàng, biết bỏ qua những lời từ chối thẳng thừng, coi đó như một vật cản nhỏ trên con đường bước tới thành công của bạn. 

5. Giữ nụ cười luôn trên môi và bề ngoài chỉn chu

Mở đầu bằng sự thân thiện, cởi mở bạn sẽ bắt chuyện với khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng.  Ngoại hình chỉnh chu, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, vừa khiến bạn thêm tự tin lại vừa nhận được sự thiện cảm từ phía họ. Hơn nữa, bạn cũng thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của mình khi tiếp đón khách hàng.

6. Lắng nghe nhiều hơn nói

Trong cuộc sống hay trong khi bạn biết đến Sales là gì? Tập cách lắng nghe người khác, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn. Bạn không thể hiểu được khách hàng muốn gì? Mục tiêu của họ ra sao? Thì bạn đã hoàn toàn thất bại trong việc bán sản phẩm của mình. Một nhân viên chuyên nghiệp về Sales là gì? Là người biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng.

7. Tìm kiếm điểm chung trong cuộc tư vấn

Bạn và khách hàng là hai luồng quan điểm chạy song song xuyên suốt cuộc trò chuyện thì thật là nhàm chán. Bạn hãy cố gắng lắng nghe và bắt đầu nhịp trò chuyện bằng một điểm chung nào đó, ví dụ như: Sở thích, các mối quan tâm, … mà khách hàng hướng đến. Việc bạn luôn chủ động quan sát, bám theo cuộc đối thoại sẽ giúp bạn kiểm soát những thông tin cần thiết được đưa ra. 

8. Giúp khách hàng đạt được mục tiêu thay vì cố bắt họ mua hàng

Khi biết về Sales là gì? Bạn nên biết khẳng định bản thân chuyên nghiệp không đi đôi với việc bạn bán được nhiều sản phẩm. Mà dựa vào sự hài lòng đến từ khách hàng khi bạn giải quyết được các vấn đề của họ. Người làm Sales giỏi là khiến khách hàng cảm thấy thú vị, hào hứng với những thông tin sản phẩm - dịch vụ mà bạn đưa ra. Có thể họ sẽ không mua hay sử dụng sản phẩm của bạn nhưng họ sẽ giới thiệu thay cho bạn đến những người khác. Đúng là công đôi ba việc phải không?

9. Hãy kinh doanh sản phẩm vì đam mê

Một lời khuyên nữa mà 123job dành cho bạn qua tìm hiểu Sales là gì? Đó là hãy lựa chọn bán những mặt hàng phù hợp với sở thích của bạn, hay ít nhất là nó không khiến bạn cảm thấy “dị ứng”. Trong Sales, làm việc với những đam mê luôn đem lại tinh thần hứng khởi trong bạn, bạn sẽ có nhiều động lực để vượt qua khó khăn và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.  

Một nhân viên Sales có đam mê và nắm chắc về Sales là gì luôn là người chiến thắngMột nhân viên Sales có đam mê và nắm chắc về Sales là gì luôn là người chiến thắng

10. Ngừng lo sợ

Bạn đã được đào tạo chuyên sâu về Sale là gì? Nhưng luôn lo sợ, đặt nặng vấn đề lên những con số doanh thu bán hàng? Và đây là mấu chốt duy nhất mà bạn cần vượt qua để đi đến thành công. Đừng sợ hãi hay mất niềm tin khi doanh số bán hàng tụt dốc, thay vào đó bạn hãy lạc quan, coi đó là những kinh nghiệm xương máu để cố gắng hơn nữa trong công việc. 

V. Kết luận

Bạn đã cùng 123job tìm hiểu Sales là gì? Những khó khăn trong nghề Sales và cả những kỹ năng mà bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ để trở thành một nhân viên Sales chuyên nghiệp. Chúng tôi hy vọng bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình! 

Xem thêm:

Sale là gì? Bỏ túi những kinh nghiệm để trở thành sale giỏi

Sale admin là gì? Tất tần tật những thông tin cần thiết về sale admin

Sale Engineer là gì? Không học kỹ thuật có làm Sale Engineer được không?

Sales support là gì? Bạn đã thực sự hiểu về vị trí Sales support?