Streamer đang là một trong những ngành nghề hấp dẫn nhất hiện nay. Nhiều streamer triệu view nổi danh, thu về giá trị hình ảnh, lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động streaming và sự kiện bên lề. Chính sự hấp dẫn ấy thu hút sự quan tâm của không ít bạn trẻ.

Vậy streamer là gì? Cơ hội phát triển trong tương lai của streamer là gì? Làm thế nào để trở thành streamer triệu view. Hãy cùng khám phá cách trở thành streamer chuyên nghiệp qua bài viết sau đây của 123job.vn. 

1. Tổng quan về nghề Streamer là gì?

1.1. Streamer là gì?

Streamer là gì? Streamer là người sáng tạo nội dung trực tuyến. Khác với nhà sáng tạo nội dung khác, streamer sáng tạo nội dung, phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến (Youtube, Facebook, TikTok…) và tương tác với khán giả trong thời gian thực. Chính những tương tác trực tiếp ấy (bình luận, trò chuyện, phản hồi yêu cầu trực tiếp…) đã tạo nên kết nối sâu sắc giữa streamer và khán giả, giúp họ hấp dẫn lượng lớn người xem trung thành. 

streamer

1.2. Những chủ đề khác nhau cho streamer

Hoạt động streaming ngày càng phổ biến trong nhiều năm gần đây. Nội dung streaming trở nên đa dạng, các streamer nổi lên với nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Trong đó, nổi bật là những chủ đề sau đây: 

  • Gaming: Streamer về game là nội dung phổ biến và lâu đời nhất. Hầu hết các streamer game đều bắt đầu như một sở thích. Nội dung của họ có thể là chơi game, hoặc đánh giá các trò chơi, ván đầu từ những giải esport nổi tiếng…
  • Phong cách sống: Đây là một chủ đề gần gũi với đời sống thường nhật. Hướng phát triển cho chủ đề này thường là hoạt động tập luyện, thể dục-thể thao, nấu ăn…
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật hay sáng tạo nghệ thuật luôn là chủ đề thu hút rất nhiều người. Nhiều streamer trên thế giới thành công với chủ đề này,  thu hút hàng ngàn người theo dõi chỉ với nội dung sáng tranh cát, vẽ sơn dầu,...
  • Âm nhạc: Âm nhạc cũng là chủ đề quen thuộc đối với hoạt động streaming. Bạn có thể lựa chọn hướng đi: cover những ca khúc nổi tiếng, sáng tác trong buổi phát sóng trực tiếp, review/đánh giá tác phẩm, âm nhạc dựa trên chuyên môn có sẵn…
  • Giáo dục: Nội dung giáo dục cũng được nhiều streamer trên thế giới lựa chọn. Trong đó, có nhiều chủ đề hữu ích được khai thác như: giao tiếp tiếng anh, lập trình, thiết kế…

2. Những công việc của một streamer là gì? 

Streamer sẽ phát sóng nội dung trên nền tảng trực tuyến và tương tác trực tiếp với khán giả trong phạm vi hiểu biết, chuyên môn của mình. Đó là những điều dễ thấy, nhưng chúng chỉ là một phần nhỏ trong số những nhiệm vụ streamer cần làm. Vậy, một streamer chuyên nghiệp cần thực hiện những nội dung công việc nào khác?

2.1. Lên lịch phát sóng 

Streamer cần lên lịch cụ thể cho những buổi phát sóng trực tuyến của mình. Bao gồm thời gian lên sóng, nền tảng phát trực tuyến, nội dung ra sao là những vấn đề được cân nhắc. 

Lịch phát sóng cần được sắp xếp một cách khoa học với thời gian diễn ra đều đặn nhằm đảm bảo lượt tiếp cận, phân phối tốt trên nền tảng, thu hút sự chú ý của khán giả. Đặc biệt, lên lịch trình giúp streamer đảm bảo kế hoạch nội dung hợp lý và chất lượng nhất. 

2.2. Sáng tạo nội dung chất lượng

Streamer không thể phát sóng trực tiếp mà không có sự chuẩn bị về nội dung. Những nội dung cần chuẩn bị có thể được viết thành kịch bản rõ ràng, trả lời cho những câu hỏi chủ đề phát sóng là gì?, nội dung được đem ra thảo luận cùng khán giả là gì?, cách tương tác với khán giả sao cho phù hợp?... Sự chuẩn bị kỹ lưỡng tạo nên những nội dung chất lượng, độc đáo, thu hút nhiều khán giả trung thành hơn. 

2.3. Tương tác với khán giả

Sự khác biệt trong hoạt động streaming là tương tác trực tuyến. Để trở thành streamer thu hút, bạn cần tương tác tự nhiên, có duyên với khán giả của mình. Những hoạt động thường thấy là đọc và trả lời bình luận, yêu cầu trực tiếp với khán giả. Sự tương tác qua lại này sẽ giúp buổi phát trực tiếp trở nên thú vị, thu hút hơn rất nhiều. 

2.4. Hợp tác với content creator khác

Để tạo nên những nội dung mới mẻ, thú vị hơn cho khán giả, một số streamer lựa chọn cách hợp tác với streamer hay nhà sáng tạo nội dung khác. Người được lựa chọn hợp tác cần mang năng lượng tương đồng, có tương tác tự nhiên với chủ kênh. 

2.5. Kiếm tiền từ nội dung 

Hoạt động streaming chỉ thực sự trở thành một nghề khi bạn có nguồn thu từ công việc này. Một streamer chuyên nghiệp cần biết cách kiếm tiền từ nội dung, thương hiệu cá nhân của mình. Bằng cách đó, bạn có thể đáp ứng tốt nhu cầu sống và phát triển với chính đam mê của mình. 

Có nhiều hình thức kiếm tiền thông qua hoạt động stream. Chúng bao gồm: nhận donate (đóng góp của người hâm mộ) qua buổi phát trực tuyến, quảng cáo, hoạt động tài trợ, khai thác giá trị hình ảnh cá nhân…

streamer

3. Tương lai của hoạt động stream

3.1. Cơ hội từ nghề streamer trong tương lai

Tương lai của nghề streamer tương đối rộng mở. Nhiều hướng phát triển tiềm năng được mở ra cho những ai có đam mê trở thành một streamer chuyên nghiệp và thu lợi từ hoạt động này. 

Một trong những xu hướng hiện là streamer giáo dục, không còn giới hạn ở hình thức giải trí đơn thuần, người nghe có thể học hỏi từ chuyên gia thông qua hoạt động phát sóng trực tiếp.

Tiềm năng khác trong hoạt động này là sự tăng cường tích hợp công nghệ, thực tế ảo trong phát trực tiếp. Cách thức này được áp dụng chủ yếu cho streamer gaming, hoặc những ai theo đuổi chủ đề lối sống… Điều này mang tới trải nghiệm nhập vai cho khán giả xem phát sóng, với cảm giác được trực tiếp nơi diễn ra câu chuyện.

Nền tảng stream đa dạng hơn: từ Youtube, Facebook, Instagram, Tiktok… Bạn có nhiều lựa chọn đa dạng để tiếp cận tới nhiều tệp khách hàng khác nhau cũng như cách để tương tác tốt nhất với khán giả của mình. 

Cuối cùng, lợi nhuận thu về từ hoạt động stream là vô cùng khổng lồ với nhiều cách thức khác nhau. Nó có thể là nhận từ donate/ủng hộ của khán giả, nhận quảng cáo qua phát sóng trực tiếp, nhận tài trợ, hoặc thu lợi từ hình ảnh cá nhân của mình: bán hàng, tham gia sự kiện, đại diện nhãn hàng….

3.2. Thách thức khi theo đuổi nghề streamer là gì

Bên cạnh những tiềm năng, khi theo đuổi nghề streamer, bạn cần đối diện với những thách thức sau đây: 

  • Cạnh tranh gay gắt: Bao gồm cạnh tranh trong lĩnh vực và vô vàn nội dung sáng tạo, giải trí khác. Sự gia tăng về số lượng streamer, số lượng nội dung giải trí đòi hỏi bạn phải liên tục sáng tạo, cho ra đời những content chất lượng và hữu ích để thu hút khán giả. 
  • Công việc không ổn định: Sự bấp bênh trong nghề là điều khiến nhiều người lăn tăn. Làm sao để phát triển số lượng người xem, phát triển cộng đồng fan hâm mộ và cuối cùng là đảm bảo mức thu nhập là những chông gai đầu tiên cần vượt qua. 
  • Áp lực về thời gian: Hoạt động stream hay lịch stream cần được duy trì đều đặn để giữ cân khán giả. Trong thời gian đầu, việc stream liên tục để thu hút người xem có thể gây tình trạng quá tải, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thách thức trong hoạt động sáng tạo: Khai thác nội dung nào đảm bảo chất lượng, mới mẻ và hữu ích với người xem cũng là một thách thức lớn trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. 
  • Ảnh hưởng về sức khỏe: Nghề streamer đòi hỏi bạn cần làm việc nhiều với máy tính, điều này có thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần. 
  • Do đó, để theo đuổi và phát triển với đam mê của mình, bạn cần có định hướng rõ ràng và hơn hết là sự kiên trì, khả năng chịu đựng những áp lực, thách thức trong cuộc sống. 

4. Những công cụ, thiết bị phục vụ khi làm một streamer

Khi đã quyết định trở thành một streamer chuyên nghiệp, bạn nên đầu tư vào thiết bị giúp vận hành kênh một cách trơn tru nhất. Để thiết lập hệ thống stream đủ chất lượng, bạn cần những thiết bị công cụ sau. 

Phần cứng sẽ đảm bảo cho hoạt động stream của bạn đáp ứng đủ tiêu chuẩn: 

  • CPU (bộ vi xử lí trung tâm) cho tốc độ, hiệu năng tốt; 
  • Bo mạch chủ tương thích với CPU, giúp kết nối các linh kiện khác trên PC; 
  • GPU đủ mạnh mẽ giúp bạn nâng cao chất lượng hình ảnh, đồ họa; 
  • Bộ nhớ - RAM đủ lớn giúp bạn có thể chạy nhiều chương trình cùng lúc và duy trì thời gian phát sóng dài. 

Thiết bị ngoại vi, bạn cũng sẽ cần các thiết bị ngoài hệ thống PC phục vụ hoạt động stream của mình, chúng bao gồm: 

  • Màn hình, bạn nên cân nhắc về chủ đề stream của mình để lựa chọn màn hình với những tính năng thích hợp: kích cỡ, độ phân giải, tần số quét…; 
  • Bàn phím và chuột sẽ giúp quá trình stream thuận tiện hơn đặc biệt là streamer về game; 
  • Tai nghe và Microphone là thiết bị không thể thiếu, đảm bảo chất lượng âm thanh và tương tác tốt nhất với khán giả của mình. 

Phần mềm stream: Sau khi đã thiết lập xong dàn PC, bạn cần cài phần mềm stream phù hợp: ví dụ phần mềm stream trên Twitch, OBS Studio… 

streamer

5. Chiến lược để trở thành Streamer thu hút

Nội dung là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của hoạt động stream. Vì vậy, khi quyết định trở thành streamer chuyên nghiệp, bạn cần cân nhắc tới việc phát triển nội dung phù hợp, đảm bảo, bao gồm: 

Định hình phong cách cá nhân

Trước khi bắt đầu với những buổi phát sóng trực tiếp, bạn cần xác định rõ bạn là ai, giá trị của bạn là gì, bạn muốn lan tỏa giá trị nào tới người xem. Đó là những câu hỏi cơ bản cho việc định hình phong cách cá nhân. 

Phong cách cá nhân cần được xây dựng trên nền tảng giá trị cốt lõi của bạn thân và những cân nhắc sau khi nghiên cứu những đối thủ, mô hình thành công khác trong ngành. 

Để định hình phong cách cá nhân của mình, cho khán giả thấy mình là ai. Bước đơn giản nhất, bạn cần đặt tên kênh đặc biệt, dễ nhớ cho kênh của mình, quy định tên gọi, cách tương tác, lối nói chuyện phù hợp. Và sâu xa hơn là những nội dung, câu chuyện bạn mang tới khán giả của mình. 

Nội dung nhất quán

Dựa trên định hướng phong cách cá nhân của mình, hãy lựa chọn nội dung stream phù hợp. Từ chủ đề nền tảng đó, hãy xây dựng những nội dung vệ tinh nhằm bổ trợ, củng cố cho những giá trị bạn hướng tới. 

Việc xây dựng nội dung nhất quán làm nổi bật thêm hình ảnh cá nhân của bạn. Đồng thời, đó là cách giúp bạn thu hút đúng tệp khán giả mong muốn và giữ chân khán giả trung thành. 

Rõ ràng kế hoạch phát trực tiếp

Hoạt động stream chỉ thực sự hiệu quả khi đã sở hữu kế hoạch rõ ràng, khoa học. Trong đó, mục tiêu và kỳ vọng thích hợp là nội dung cần đặt ra đầu tiên. Từng mốc mục tiêu sẽ giúp bạn theo đuổi nghề streamer theo lộ trình rõ ràng, có bước đi phù hợp và quan trọng hơn hết là giữ vững sự kiên trì, tinh thần quyết tiến của bạn. 

Tiếp đến, nội dung cần được phát triển theo kế hoạch phù hợp với từng loại mục tiêu khác nhau. Cân nhắc nội dung nào phù hợp cho hoạt động ra mắt, tăng cường nhận diện kênh, nội dung nào thích hợp cho phát triển sự trung thành từ phía khán giả kênh. 

Ngoài ra, khi xây dựng kế hoạch phát trực tiếp, hãy đảm bảo lịch trình streaming được rõ ràng, với thời lượng và tần suất phát sóng phù hợp đều đẵn. Điều này giúp đảm bảo mức độ tiếp cận, phân phối của nền tảng và giúp khán giả thuận tiện theo dõi. 

streamer

Kết luận

Tiềm năng từ hoạt động stream ngày càng rộng mở theo thời gian. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển là cạnh tranh vô cùng gay gắt. Để trở thành streamer chuyên nghiệp, sở hữu lượng khán giả lớn, bạn cần có sự đầu tư nghiêm túc về hệ thống thiết bị và hơn hết là chất lượng nội dung. Hy vọng bài viết sau đây đã giúp bạn nắm rõ hơn những nguyên tắc để phát triển với nghề streamer. Chúc bạn thành công với đam mê của mình.