An toàn trong lao động, sản xuất, kinh doanh là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Những nhân viên giám sát an toàn có vai trò đảm bảo cho sự an toàn lao động, chất lượng sản phẩm và những thông tin quan trọng trong tổ chức.
Vậy cụ thể giám sát an toàn là gì? Chi tiết công việc, nhiệm vụ của giám sát an toàn? Cơ hội việc làm và mức lương nghề giám sát an toàn là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của 123job.vn.
1. Giám sát an toàn là gì? Tại sao cần giám sát an toàn?
Giám sát an toàn là công việc quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Về cụ thể, hoạt động giám sát an toàn trải rộng trên khía cạnh: (1) An toàn tại cơ sở sản xuất cho người lao động, (2) Đảm bảo quy trình sản xuất đúng quy định, chất lượng sản phẩm/dịch vụ (thực phẩm, nội thất…) an toàn đối với người tiêu dùng; (3) Hoạt động kinh doanh như bảo mật thông tin (gồm thông tin doanh nghiệp, thông tin khách hàng…) được bảo vệ an toàn, tránh thiệt hại không đáng có…
Giám sát an toàn là trách nhiệm đạo đức, cũng là trách nhiệm pháp luật buộc doanh nghiệp cần thực hiện đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng. Để thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả, doanh nghiệp cần có công tác tổ chức, định hướng phù hợp. Cá nhân giữ vị trí giám sát an toàn cần được có kiến thức, hiểu biết, được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ của nhân viên giám sát an toàn
Một nhân viên giám sát an toàn cần đảm đương những nhiệm vụ sau để đảm bảo điều kiện an toàn cho hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh:
- Định hướng và đào tạo nhân viên: Trước hết cần thiết kế hệ thống, quy trình lao động, sản xuất an toàn theo đúng quy định pháp luật. Hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc an toàn, sử dụng máy móc, thiết bị đúng cách,... tránh những tai nạn không đáng có.
- Triển khai các quy định làm việc an toàn: Thực thi các thủ tục và quy trình làm việc, sản xuất an toàn trong tổ chức. Tiếp nhận các ý kiến về mối nguy hại, những điều kiện ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, an toàn và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
- Khắc phục điều kiện không an toàn: Giám sát sát sao, phát hiện điểm không an toàn, rủi ro cao, gây thiệt hại cho người và của. Đưa ra những biện pháp phòng ngừa phù hợp, đảm bảo hiệu quả, tiến độ hoàn thiện nhanh chóng.
- Ngăn chặn các điều kiện nguy hiểm, rủi ro cho doanh nghiệp: Thường xuyên báo cáo các điều kiện, mối nguy không an toàn tới cấp trên kèm theo phương án xử lí. Khi xác nhận mối nguy hiểm, cần hành động giải quyết nhanh chóng.
- Điều tra tai nạn, nguyên nhân gây mất an toàn: Tiến hành điều tra tai nạn xảy ra nơi làm việc. Bao gồm, xác định nguyên nhân, mức độ tai nạn, bồi thường cho nạn nhân và khắc phục vấn đề.
3. Cơ hội việc làm và mức lương nghề giám sát an toàn
Công nghiệp - dịch vụ phát triển, vai trò giám sát an toàn ngày càng được để cao. Bởi đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ đáp ứng quy định pháp lý hay trách nhiệm về đạo đức. Đó còn là yếu tố quyết định thành bại, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, cơ hội làm việc của nghề giám sát an toàn cũng trở nên rộng mở, với những vị trí hấp dẫn sau đây:
Giám sát an toàn công trình
Nhân viên giám sát an toàn công trình có trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động, công việc tại công trường xây dựng được diễn ra an toàn, tuân thủ mọi quy định liên quan về sức khỏe, an toàn người lao động. Công việc này yêu cầu cao tính chuyên môn, kiến thức về quy trình, quản lý xây dựng, các kỹ thuật, pháp lý về an toàn trong xây dựng… Một chuyên gia giám sát an toàn công trình cần sát sao với công trường, kiểm tra thường xuyên điều kiện làm việc, đưa ra các biện pháp an toàn, phòng ngừa rủi ro phù hợp.
Giám sát an toàn hàng không
Giám sát an toàn là nhiệm vụ hàng đầu trong an toàn hàng không. Một chuyên gia giám sát an toàn hàng không có trách nhiệm đảm bảo hoạt động bay, hàng không diễn ra an toàn, tuân thủ các quy định theo pháp luật. Công việc cụ thể bao gồm: Kiểm tra, đánh giá, xây dựng các quy trình và triển khai các tiêu chuẩn bay an toàn; Đảm bảo hệ thống thiết bị bay được bảo dưỡng đúng cách, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn; Đưa ra các biện pháp cải thiện khi cần thiết.
Giám sát an toàn thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi công ty sản xuất trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm tới tay người tiêu dùng ngay từ quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối. Chuyên gia giám sát an toàn thực phẩm có trách nhiệm: Đảm bảo tổ chức tuân thủ mọi tiêu chuẩn vệ sinh; Quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn; Đưa ra giải pháp cải thiện hiệu suất và an toàn trong quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối.
Giám sát an toàn thông tin
Thông tin trong doanh nghiệp bao gồm: Thông tin khách hàng, đối tác, thông tin chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Thông tin trong thời đại ngày nay là một phần tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Bảo đảm an toàn thông tin là trách nhiệm của tổ chức, đặc biệt là thông tin cá nhân khách hàng, đối tác. Rủi ro xảy ra có thể xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng, đối tác và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của doanh nghiệp.
Các chuyên gia giám sát an toàn thông tin chịu trách nhiệm về phòng ngừa và xử lý những rủi ro có thể xảy ra với vấn đề bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Bao gồm: Định hướng, rà soát hoạt động bảo mật; Kiểm soát và quản lý hệ thống mạng, hệ dữ liệu, đảm bảo chúng không dễ dàng bị xâm nhập hay tấn công từ bên ngoài; Đưa ra các biện pháp phòng ngừa việc đánh cắp, rò rỉ thông tin để giảm thiểu rủi ro.
4. Điều kiện đảm nhiệm công việc giám sát an toàn là gì?
4.1. Được đào tạo bài bản về công tác giám sát an toàn & có chứng chỉ hành nghề
Nhân viên giám sát an toàn chịu trách nhiệm về an toàn lao động, sản xuất,... Phạm trù công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất hoặc thi công công trình.
Cụ thể, với chứng chỉ giám sát an toàn thi công xây dựng được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, chứng chỉ này có ý nghĩa bao hàm lên cả hoạt động giám sát an toàn lao động.
Bên cạnh đó, điều 14 - Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định rõ về trách nhiệm tham gia các khóa huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cấp chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu đối với các cá nhân phụ trách vấn đề an toàn, vệ sinh lao động hay người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động… trong tổ chức.
Có thể thấy, pháp luật quy định rõ cá nhân chịu trách nhiệm giám sát an toàn cần tham gia đào tạo chuyên môn và vượt qua các bài kiểm tra, sát hạch để đạt chứng chỉ giám sát an toàn. Đây cũng là chứng nhận cho năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cá nhân trong nghiệp vụ.
4.2. Khả năng chuyên môn vững chắc
Ngoài chứng chỉ hành nghề, kỹ năng chuyên môn vững chắc là yếu tố then chốt giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực:
- Am hiểu pháp luật, quy định về giám sát an toàn và môi trường làm việc: Lĩnh vực an toàn lao động, xây dựng, công trình hay bảo mật thông tin đều có những quy định, ràng buộc về pháp luật. Mọi công tác giám sát an toàn trong tổ chức đều cần thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định. Vì vậy, một nhân viên giám sát an toàn cần am hiểu pháp luật, quy định giám sát an toàn để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.
- Khả năng phân tích, phán đoán: Phân tích môi trường làm việc, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh là một phần nội dung công việc. Việc phân tích chi tiết, có đánh giá phù hợp và phán đoán chính xác là những kỹ năng quan trọng giúp bạn đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
- Tư duy, khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy: Môi trường sản xuất, lĩnh vực an toàn lao động,... có nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh. Để đối diện với những vấn đề đó, bạn cần có tư duy, khả năng giải quyết nhanh nhạy, toàn diện. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn chất lượng trong dài hạn.
4.3. Kỹ năng, tố chất cần có khác
Ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, một nhân viên giám sát an toàn thực thụ cần sở hữu những tố chất sau đây:
- Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, cẩn thận: Trách nhiệm giám sát an toàn vô cùng lớn, đòi hỏi người làm nhiệm vụ này luôn ý thức và giữ tinh thần trách nhiệm với công việc và hơn hết là tính tỉ mỉ, trung thực và khách quan để đảm bảo môi trường làm việc an toàn nhất.
- Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt dễ hiểu: Quá trình làm việc cần giao tiếp thường xuyên với nhân viên, cộng sự. Vì vậy, nhân viên giám sát an toàn cần có khả năng giao tiếp, truyền đạt dễ hiểu để. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ và tuân thủ mọi quy tắc an toàn, tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Kết luận
Giám sát an toàn là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành giám sát an toàn ngày càng hấp dẫn hơn. Hy vọng thông tin bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ và điều kiện trở thành nhân viên/chuyên gia giám sát an toàn. Đừng quên theo dõi 123job.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức ngành nghề khác nhau bạn nhé.