Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, tài sản cố định là một bộ phận vô cùng quan trọng cấu thành nên danh mục tài sản của doanh nghiệp. Vậy, cần hiểu đúng bản chất của loại tài sản này, để tránh sai sót trong việc quản lý tài sản.
I. Tài sản cố định
tài sản cố định là gì
1. Tài sản cố định là gì?
Chắc hẳn bạn đọc đang thắc mắc về thuật ngữ tài sản cố định, vậy hãy để 123Job giúp bạn tìm hiểu rõ nhất về thuật ngữ này nhé.
Tài sản cố định là một tư liệu lao động chuyên dùng trong việc sản xuất và kinh doanh, có giá trị lớn và có mặt trong nhiều chu kỳ sản xuất ( một chu kỳ sẽ thường được tính là 12 tháng ). Cụ thể hơn, tư liệu lao động ở đây được hiểu là những phương tiện vật chất mà người lao động có thể sử dụng, tác động vào chúng theo mục đích mà sử dụng. Bạn có thể hình dung chúng chính là thiết bị, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các phương tiện phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân loại tài sản cố định
Theo Điều 4, chương II,Thông tư số 45/2018/TT-BTC, tài sản cố định sẽ được phép phân loại như sau:
Điều 4. Phân loại tài sản cố định:
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định
- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng, gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà. công trình xây dựng khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
- Loại 4: Phương tiện vận tải khác ( ngoài xe ô tô ); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và các phương tiện vận tải khác.
- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình.
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển:
d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;
đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;
e) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
3. Các loại tài sản không được coi là tài sản cố định
Một lưu ý lớn cho bạn đọc chính là cần phân biệt được những loại tài sản không được coi là tài sản cố định. Trong thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn, quy chụp những loại tài sản này thành tài sản cố định của doanh nghiệp dẫn đến sai sót trong công việc kinh doanh. Để tránh những sai lầm này, 123job xin đưa ra những tiêu chuẩn và những loại tài sản cụ thể không nằm trong danh sách là tài sản cố định như sau:
Theo thông tư 45/2018/TT-BTC, có 02 tiêu chuẩn để đánh giá là tài sản cố định:
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) trở lên.
Vậy nên, các bạn chú ý rằng những tài sản mà
- Cụ thể, các loại tài sản sau đây không được coi là tài sản cố định: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo trước khi thành lập doanh nghiệp; chi phí trong giai đoạn chuẩn bị cũng như nghiên cứu của doanh nghiệp; chi phí di chuyển địa điểm; chi phí mua để có và có thể sử dụng các tài liệu công nghệ,chuyển giao công nghệ hay bằng sáng chế; nhãn hiệu thương mại. Các loại tài sản này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm của Luật thuế TNDN.
II. Phân biệt tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình là 2 loại tài sản cố định của doanh nghiệp, được phân chia theo dựa vào tính chất, mục đích sử dụng và quản lý.Hai loại tài sản cố định này khác nhau, nên thực tế, để phân biệt được 2 loại tài sản này chúng ta cần dựa vào điều kiện ghi nhận tài sản và định nghĩa liên quan đến chúng:
1. Tài sản cố định hữu hình
a) Định nghĩa tài sản cố định hữu hình
Theo thông tư mới nhất,được chúng tôi cập nhật là thông tư 45/2018/TT-BTC, tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn như sau:
b) Điều kiện để ghi nhận tài sản cố định hữu hình
- Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
c) Vấn đề cần lưu ý đối với tài sản cố định hữu hình
Trong trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định yêu cầu phải quản lý riêng từng bộ phận, tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận ở trên thì vẫn được coi là tài sản cố định hữu hình.
- Đối với súc vật làm việc và/cho sản phẩm, thì từng con súc vật thỏa mãn đồng thời 02 điều kiện ghi nhận tài sản cố định thì được gọi là tài sản cố định hữu hình.
- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời 02 điều kiện ghi nhận tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình.
2. Tài sản cố định vô hình
a) Định nghĩa tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành; bằng phát minh; bằng sáng chế, bản quyền của tác giả, tác phẩm văn học,...
b) Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình
Bạn đọc nên tập trung vào điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình phần trên, vì những chi phí mà thực tế doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh mà thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định trên, nhưng không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
Để làm rõ phần này, 123Job xin đưa cho bạn thông tin cụ thể, chính xác dựa vào thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
- Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời những điều kiện sau:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản cố định vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
- Ước tính có đủ điều kiện tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
III. Đối tượng ghi sổ kế toán của tài sản cố định
Theo thông tư 45/2018/TT-BTC, sẽ có 05 (năm) đối tượng sẽ được ghi trong sổ kế toán được định khoản là trong hạng mục tài sản cố định của doanh nghiệp. Với việc được ghi chép rõ ràng trong sổ kế toán, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được nguồn tài sản của mình, sử dụng để sản xuất, đầu tư, hoặc thanh lý tài sản (nếu cần). Hãy cùng 123Job liệt kê những đối tượng này nhé:
1. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán của tài sản cố định.
2. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
3. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đối tượng ghi số kế toán tài sản cố định.
4. Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
5. Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
IV. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất, cụ thể nhất và có tính cập nhập mà 123Job muốn đưa tới cho bạn đọc tham khảo, và có cái nhìn chính xác hơn về những thông tin liên quan đến tài sản cố định. Bạn đọc cần tìm hiểu kỹ càng về loại tài sản này để định giá đúng được tài sản của tổ chức mình. Trong cơ cấu doanh nghiệp,còn có rất nhiều những thuật ngữ khác, vấn đề khác mà các bạn có thể sẽ gặp phải.Vậy nên hãy thường xuyên theo dõi 123Job, vì chúng tôi sẽ mang đến rất nhiều những thông tin bổ ích, cần thiết cho các bạn.