Nhiều cá nhân hay tổ chức thắc mắc thay vì họ nhận thu nhập như thỏa thuận ban đầu thì lại nhận được thu nhập chịu thuế đã bị hao hụt một phần. Để tránh trường hợp sso tiền bạn được hưởng bị đánh cắp hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về thu nhập chịu thuế.

I. Thu nhập chịu thuế thực chất là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thu nhập chịu thuế là phần thu nhập của cá nhân hay tổ chức nhận được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có ghi trong bộ luật thuế. Trong đó tổng thu nhập chịu thuế được tính bằng việc cộng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Bên cạnh đó nó cũng bao gồm các  khoản tiền lương, tiền công nhận được khi làm việc tại khu kinh tế.

Đi kèm song song với thu nhập chịu thuế là khái niệm thu nhập tính thuế. Nó được hiểu theo nghĩa là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi một số khoản sau như: giảm trừ bản thân, gia cảnh, đóng bảo hiểm…Đã là thuế thì bất kỳ ai từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đều phải nghiêm túc thực hiện. Bởi vậy kể cả là thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thì chúng ta đều có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.

Thông thường chỉ sau khi có thu nhập thì ta mới phải đóng thuế thu nhập nhưng ta vẫn thường thấy xuất hiện thuật ngữ thu nhập chịu thuế tính trước. Bản chất được gọi là như vậy do được tính theo nguyên tắc định giá sản phẩm trong xây dựng. Sở dĩ có điều này bởi khi tham gia một công trình xây dựng chủ thầu cần phải ước tính trước các chi phí chung, lãi suất dự kiến, thuế thu nhập, thuế VAT, lãi suất phải trả cũng như giá bán cạnh tranh. Bởi vậy khi tính trước loại thu nhập chịu thuế này còn thể hiện được năng lực và khả năng cạnh tranh mối thầu của các bên tham gia.

II. Cách tính thu nhập chịu thuế và các khoản thu nhập chịu thuế

Hiểu thêm về một vấn đề gì đó chưa bao giờ là thừa cả và thu nhập chịu thuế cũng vậy. Nếu bạn có kiến thức, biết cách tính thu nhập chịu thuế sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của mình được hưởng sẽ không bị đánh cắp một cách vô lý.

1. Cách tính thu nhập chịu thuế chính xác

Theo điều 8 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15-8-3013 của Bộ Tài Chính đưa ra chi tiết cách tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công cụ thể như sau:

a. Thu nhập chịu thuế kinh doanh

Công thức tính thuế kinh doanh: 

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh Thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - các khoản chi phí hợp lý được trừ trong kỳ tính thuế + thu nhập chịu thuế khác trong các kỳ tính thuế

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm tiền bán hàng hóa, tiền hoa hồng, tiền gia công, tiền cung ứng hàng hóa. Bên cạnh đó nó cũng bao gồm các khoản dịch vụ như khoản trợ giá, phụ bội, phụ thu mà cá nhân hay tổ chức được hưởng. Đối với hàng hóa trả góp hoặc trả chậm doanh thu chịu thuế được tính theo giá bán một thần không bao gồm tiền lãi.

Thời điểm xác nhận doanh thu bắt đầu từ khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hay hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Đối với trường hợp xác lập hóa đơn trước khi chuyển giao quyền sở hữu thì doanh thu được tính từ lúc lập hóa đơn.

b. Thu nhập chịu thuế tiền lương, tiền công

Công thức tính thuế tiền lương, tiền công:

Thu nhập chịu thuế = tổng lượng lương nhận được - các khoản được miễn giảm thuế

Thời điểm xác lập thu nhập chịu thuế được tính từ khi tổ chức hoặc cá nhân trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế. Trong phần thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu sau: tiền ăn trưa, tiền phụ cấp điện thoại, tiền chi phí hỗ trợ xe, phụ cấp làm đêm,...

2. Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Các khoản chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định rõ ràng trong điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành bao gồm:

  • Thu nhập từ kinh doanh được hiểu là nguồn thu từ hoạt động buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.
  • Thu nhập tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp, các khoản thưởng bằng tiền, không bằng tiền kể cả chứng khoán.
  • Thu nhập bằng quà tặng dưới mọi hình thức.
  • Thu nhập dưới dạng thừa kế.
  • Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn.
  • Thu nhập từ việc trúng thưởng.
  • Thu nhập bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
  • Thu nhập nhượng quyền thương mại.

III. Phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Dựa vào luật thuế thu nhập đã xác định rõ giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Đê làm rõ hơn hai thuật ngữ này ta sử dụng các công thức tính thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế. tùy thuộc vào đối tượng cư trú và loại thu nhập ta có các công thức tính cụ thể như sau:

1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh của cá nhân cư trú

Công thức tính: 

TNTT = TNCT – phí đóng góp BH bắt buộc - Giảm trừ gia cảnh – Góp quỹ từ thiện

Trong trường hợp này thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn thu nhập tính thuế.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân không cư trú

Công thức tính: 

TNTT = TNCT

Trong trường hợp này thu nhập chịu thuế bằng với thu nhập tính thuế

3. Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại bao gồm của cả cá nhân cư trú lẫn không cư trú

Công thức tính: 

TNTT = TNCT – 10 triệu/lần/hợp đồng

Trong trường hợp này thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn thu nhập tính thuế. Tuy nhiên khi thu nhập chịu thuế từ 10 triệu trở xuống thì thu nhập tính thuế sẽ bằng không. Trái lại nếu thu nhập chịu thuế lớn hơn 10 triệu thì mức chênh lệch giữa hai loại thu nhập này là 10 triệu đồng.

4. Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS bao gồm của cả cá nhân cư trú lẫn cá nhân không cư trú 

Công thức tính:

 TNTT = TNCT

Trong trường hợp này thu nhập chịu thuế bằng với thu nhập tính thuế.

IV. Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền được được trích từ tiền lương hoặc các khoản thu nhập khác được nộp vào ngân sách nhà nước. Trong quá trình hội nhập như hiện nay nhà nước sử dụng khoản thuế này trong việc hỗ trợ thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó những người cần nộp thuế thu nhập cá nhân là người có mức sống cao hơn mức trung bình, thu nhập cao hơn mức phải chịu thuế. Bởi vậy việc thu thuế này cũng góp phần rút ngắn giữa các tầng lớp tránh sự phân biệt đối xử.

1. Thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất

Công thức tính: 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng số tiền công, tiền lương và các khoản phụ thu khác có tính chất như tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Trong đó thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản phụ trợ như tiền ăn trưa, phụ cấp xăng xe, phụ cấp điện thoại, phụ cấp làm đêm,...

Tỷ suất thuế được tính theo bảng sau:

bảng thuế suất thu nhập chịu thuế
Bảng biểu thuế suất

2. Cách tính thuế cho lao động dưới 3 tháng cho cá nhân cư trú

Đối với các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng nếu nhận tổng thu nhập trên 2 triệu động sẽ phải chịu mức thuế 10%. Sau khi bị khấu trừ thu nhập cá nhân bạn có quyền yêu cầu cá nhân hay tổ chức đưa ra giấy cấp chứng từ khấu trừ tránh trường hợp quyền lợi của bạn bị đánh cắp. Ngoài ra nếu thu nhập của cá nhân trên mức thu nhập chịu thuế nhưng sau khi trừ giảm gia cảnh lại chưa đạt đến mức phải nộp thì có thể xin tạm thời chưa khấu trừ thu nhập theo mẫu 02/CK-TNCN thông tư 92.

3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân không cư trú được áp theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân = thu nhập chịu thuế x 20%

Thu nhập chịu thuế được tính bằng tổng số tiền lương hoặc các khoản thu nhập có tính chất tương tự tiền lương. Hiểu rõ về thu nhập chịu thuế cũng chính là cách giúp bạn thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với đất nước và tránh được trường hợp thu nhập bản thân bị hao hụt vô cớ. Bên cạnh đó để hiểu rõ và chính xác về loại thu nhập này bạn cần cập nhật thêm các thông tin mới nhất mỗi khi bộ luật bị sửa đổi. Hẹn gặp các bạn trong các bài viết tiếp theo tại 123job.