Giáo dục đặc biệt - Ngành học được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm gần đây bởi ngành đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Thực tế thì hiện nay cơ hội việc làm ngành giáo dục đặc biệt mở ra cho người học ngày càng nhiều.

Những năm gần đây, số lượng trẻ đặc biệt ngày càng tăng chính vì thế mà nhu cầu về những lớp học dành cho trẻ đặc biệt ngày càng lớn, đồng nghĩa với đó cơ hội mở ra cho những ai theo đuổi ngành giáo dục đặc biệt cũng lớn dần. Dẫu biết rằng, giáo dục đặc biệt là ngành học sư phạm khó nhất trong các ngành sư phạm nhưng hiện nay cũng có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành nghề này. Có lẽ cơ hội việc làm chỉ là một phần rất nhỏ để họ quyết định theo đuổi ngành giáo dục đặc biệt, phần lớn là xuất phát từ tấm lòng lương thiện, đặc biệt yêu trẻ. Nếu bạn đang quan tâm và mong muốn theo đuổi ngành giáo dục đặc biệt thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí các thông tin tư vấn tuyển sinh đại học về ngành giáo dục đặc biệt nhé!

I. Ngành giáo dục đặc biệt và những thông tin bạn cần biết

1. Ngành giáo dục đặc biệt là gì?

Giáo dục đặc biệt hay tiếng Anh còn được là Special Education là chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các em học sinh có nhu cầu đặc biệt. Những bạn học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là những người bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm hơn so với các bạn cùng trang lứa, điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ. Từ đó gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng, hành vi trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập, do đó mà các em học sinh đặc biệt sẽ cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình - điều mà các ngôi trường học truyền thống không thể đáp ứng.

Ngành giáo dục đặc biệt là gì?

Ngành giáo dục đặc biệt là gì?

2. Ngành giáo dục đặc biệt cung cấp cho người học những kiến thức gì?

Trong các chương trình tư vấn tuyển sinh đại học, thông thường chúng ta sẽ được nghe rất nhiều về ngành học, cơ hội việc làm và những kiến thức mà sinh viên đạt được sau 4 năm đại học. Cụ thể thì sinh viên theo học ngành giáo dục đặc biệt sẽ được trang bị những kiến thức như:

  • Được trang bị những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành một cách thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt;
  • Được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết để người học sau khi ra trường sẽ có khả năng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh, giáo viên ở các cấp học trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt;
  • Có khả năng tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở chuyên nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục đặc biệt. 

II. Những thông tin về tuyển sinh đại học ngành giáo dục đặc biệt

1. Khối thi vào ngành giáo dục đặc biệt

Có lẽ đối với những ai quan tâm, đam mê được theo đuổi ngành giáo dục đặc biệt thì cũng đều biết được tổ hợp môn xét tuyển của ngành. Thậm chí thông qua các bài tư vấn tuyển sinh đại học thì phần lớn mọi người cũng nắm được thông tin để có thể tìm được cho mình một định hướng học tập, ôn thi tốt nhất. Cụ thể thì các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành giáo dục đặc biệt bao gồm:

  • Khối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga.

2. Điểm chuẩn đầu vào

Theo thông tin tuyển sinh đại học thì trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành giáo dục đặc biệt từ 23 - 29 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia. Trong năm 2019, mức điểm chuẩn của ngành giáo dục đặc biệt dao động từ 19,5 - 33,5 điểm và trong năm 2020 thì mức điểm chuẩn này dao động trong khoảng từ 25 - 28 điểm.

Những thông tin về tuyển sinh đại học ngành giáo dục đặc biệt

Những thông tin về tuyển sinh đại học ngành giáo dục đặc biệt

3. Cơ sở trường đào tạo hiện nay

Nên lựa chọn học ngành giáo dục đặc biệt ở trường nào? Học ngành giáo dục đặc biệt ra trường có dễ xin được việc làm không luôn là câu hỏi chung của rất nhiều người. Hiện nay cũng có khá nhiều trường Đại học tại Việt Nam chuyên đào tạo ngành giáo dục. Dưới đây là một số ngôi trường Đại học chuyên đào tạo ngành giáo dục đặc biệt chất lượng nhất cả nước mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

III. Những cơ hội việc làm khi theo đuổi ngành giáo dục đặc biệt

1. Một số công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt ra làm gì là thắc mắc của rất nhiều bạn khi lựa chọn theo học ngành giáo dục đặc biệt. Dưới đây là một số công việc mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Trở thành giáo viên tại các cơ sở giáo dục đặc biệt.
  • Trở thành cán bộ nghiên cứu tại các việc nghiên cứu, công việc chính của họ sẽ là tư vấn, tham mưu cho các cấp ban ngành, tuyên truyền và đào tạo tại những cơ sở giáo dục đặc biệt.
  • Chuyên viên tại các cấp cơ sở, các phòng giáo dục và đào tạo hoặc tại các trung tâm hỗ trợ trẻ khiếm khuyết để giúp trẻ có thể hòa nhập bình thường với các bạn cùng trang lứa.
  • Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên kết để nâng cao nhận thức cho trẻ có nhu cầu cần giáo dục đặc biệt. 

Giáo viên giáo dục đặc biệt - Công việc bạn có thể làm khi ra trường

Giáo viên giáo dục đặc biệt - Công việc bạn có thể làm khi ra trường

2. Mức lương đối với ngành giáo dục đặc biệt là bao nhiêu?

Hiện nay mức lương của giáo viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trung bình dao động từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương này thì giáo viên ngành giáo dục đặc biệt còn có thêm những khoản hỗ trợ khác như chi phí xăng xe, chi phí ăn uống.... Tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí làm việc mà mức thu nhập của những người làm việc trong ngành giáo dục đặc biệt sẽ có sự khác nhau.

Xem thêm: Ngành tâm lý học giáo dục là gì? Mô tả vị trí công việc trong tương lai

IV. Để thành công cần có những kỹ năng gì?

Để gắn bó được với công việc giáo dục đặc biệt thì bằng cấp, trình độ mới chỉ là điều kiện cần, quan trọng hơn là giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu trẻ như con ruột của mình, bởi từ lý thuyết tới thực tiễn là cả một khoảng cách vô cùng dài. Chỉ có tình yêu thương mới có thể giúp được những đứa trẻ đặc biệt hòa nhập được với cuộc sống bình thường. Nếu giáo dục đặc biệt mà không dùng đến những tình cảm đặc biệt thì chặng đường đồng hành cùng các em sẽ có vô vàn những khó khăn và chông gai. Dưới đây là một số tố chất, kỹ năng quan trọng mà một người làm việc ngành giáo dục đặc biệt phải có:

  • Yêu thích việc giảng dạy và trẻ nhỏ.
  • Có tính kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
  • Tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng lương thiện,
  • Tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác và khiêm tốn học hỏi.
  • Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng, sinh động.
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu về những câu chuyện và chia sẻ với người khác.

Những kỹ năng quan trọng mà người làm việc ngành giáo dục đặc biệt nên cóNhững kỹ năng quan trọng mà người làm việc ngành giáo dục đặc biệt nên có

V. Kết luận

Trên đây là toàn bộ tư vấn tuyển sinh đại học về ngành giáo dục đặc biệt, cơ hội việc làm đối với ngành giáo dục đặc biệt mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin tư vấn tuyển sinh đại học bổ ích về ngành giáo dục đặc biệt. 123job chúc bạn đạt được nhiều thành công với việc làm ngành giáo dục đặc biệt mà bạn đã lựa chọn!