Nhân viên QA là một công việc quan trọng trong công ty nhằm đảm bảo cho các sản phẩm từ quá trình sản xuất đến quá trình tới tay người tiêu dùng đạt chất lượng nhất. Vậy các kỹ năng mà nhân viên QA cần có là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
I. Công việc của nhân viên QA (Quality Assurance) trong doanh nghiệp là gì?
1. Nhân viên QA (Quality Assurance) là gì?
Nhân viên QA (Quality Assurance) là gì? Nhân viên QA (Quality Assurance) là người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất, quá trình xây dựng hệ thống theo một phương pháp, chuẩn mực nhất định. Nhân viên QA (Quality Assurance) sẽ quản lý tiêu chuẩn chất lượng từ những khâu đầu tiên như thiết kế, nghiên cứu sản phẩm đến khâu sản xuất cho ra sản phẩm, bày bán và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên QA (Quality Assurance) là đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả công việc để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, tránh các thất thoát không đáng có, mang đến lợi ích, doanh thu cho công ty.
2. Công việc cụ thể của một QA
Công việc của nhân viên QA (Quality Assurance) sẽ bao gồm các công việc sau:
Nhân viên QA (Quality Assurance) sẽ tiến hành việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho các nhà xưởng, công ty, bao gồm: Các biểu mẫu quản lý chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, sổ tay chất lượng, quy trình hướng dẫn các công việc cụ thể,...
Nhân viên QA (Quality Assurance) sẽ phối hợp với nhân viên QC (Quality Control) trong việc triển khai và giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng
Phối hợp với các bộ phận sản xuất, chăm sóc khách hàng,... trong việc nhận đánh giá, phản hồi từ khách hàng để có thể sữa chữa hoặc cải tiến sản phẩm
Tiến hành công tác đánh giá quản lý chất lượng doanh nghiệp hàng năm
Trực tiếp tham gia vào việc đánh giá các nhà cung ứng, nhà thầu phụ của doanh nghiệp,...
Thường xuyên làm mới hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp và cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới theo yêu cầu thị trường
Đề xuất các ý tưởng, giải pháp để cải tiến hoạt động sản xuất xuất của doanh nghiệp
Tổng hợp thông tin và gửi báo cáo tới khách hàng
Quản lý các hồ sơ và chứng nhận theo đúng quy trình
II. Con đường sự nghiệp của nghề QA
Con đường sự nghiệp của nhân viên QA (Quality Assurance) sẽ bắt đầu bằng công việc ở vị trí tester để trau dồi và học hỏi kinh nghiệm, bước tiếp theo là test design, test lead hoặc QA lead và sau đó là test manager hoặc QA manager. Ở các vị trí khác nhau trên con đường sự nghiệp buộc nhân viên QA (Quality Assurance) phải không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao năng lực bản thân.
Nhân viên QA có một có nhiều cơ hội để phát triển trên con đường sự nghiệp
III. Kỹ năng quan trọng đối với một QA
1. Cẩn thận, tỉ mỉ
Công việc của nhân viên QA (Quality Assurance) là tìm kiếm các lỗi sai, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Do đó, sự cẩn thận, tỉ mỉ giúp nhân viên QA (Quality Assurance) không bỏ qua các sai sót dù là nhỏ nhất nào bởi thông thường có những chi tiết nhỏ nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ sản phẩm, ứng dụng.
2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là kỹ năng quan trọng giúp các nhân viên QA (Quality Assurance) trao đổi, phối hợp tốt với bộ phận sản xuất và các bộ phận liên quan khác; nắm bắt rõ các yêu cầu công việc mà cấp trên giao phó; phân tích và trình bày với những bộ phận liên quan nhằm tìm ra các phương pháp đảm bảo chất lượng tốt nhất.
3. Tính kiên nhẫn
Không chỉ cẩn thận và tỉ mỉ, tính kiên nhẫn giúp nhân viên QA (Quality Assurance) đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, làm hài lòng khách hàng. Sự vội vã sẽ khiến công việc dễ xảy ra sai sót, ảnh hưởng lớn đến lợi ích công ty và thành công của bạn.
4. Không ngừng học hỏi, nâng cấp bản thân
Để không chỉ mãi dậm chân tại chỗ thì việc duy nhất bạn cần làm chính là không ngừng học hỏi mỗi ngày, nâng cấp bản thân. Cơ hội nghề nghiệp với chức vụ cao hơn và mức lương hấp dẫn hơn sẽ luôn rộng mở với những nhân viên QA (Quality Assurance) có tinh thần cầu tiến.
Nhân viên QA (Quality Assurance) cần không ngừng học hỏi, nâng cấp bản thân
5. Kỹ năng quản lý thời gian
Các công việc của nhân viên QA (Quality Assurance) đều cần một lượng thời gian tương đối, do đó rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn có thể sử dụng thời gian một cách hợp lý và hoàn thành các công việc đúng tiến độ, kế hoạch. Nhân viên QA (Quality Assurance) nên lập kế hoạch công việc hàng ngày, hàng tuần để có thể kiểm soát các công việc và thời gian của mình một cách tốt nhất.
6. Đặt bản thân vào vị trí của người tiêu dùng
Khi nhận được một sản phẩm bạn sẽ kiểm tra thật tỉ mỉ, cẩn thận để chắc chắn rằng sản phẩm không có lỗi nào đúng chứ? Khách hàng của chúng ta cũng như vậy đấy, họ luôn mong muốn nhận được một sản phẩm ưng ý, không có sai sót nào. Vì vậy, trước khi bắt đầu công việc, nhân viên QA (Quality Assurance) hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng. Kết quả công việc sẽ tốt ngoài mong đợi của bạn đấy.
IV. Kết luận
Hiện nay nhân viên QA (Quality Assurance) không còn là một vị trí nghề nghiệp mới mẻ trong xã hội và công việc này đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong doanh nghiệp. Để bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của doanh nghiệp thì nhân viên QA (Quality Assurance) cần không ngừng học hỏi và nắm vững các kỹ năng được đề cập trong bài viết trên thì mới có thể không bị tụt lại và thành công trong công việc mình đã chọn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết:
QA là gì? QA và QC có giống nhau không?
QC là gì? Tầm quan trọng của bộ phận QC trong doanh nghiệp