Để hoạt động kinh doanh thành công, quản trị doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Trong đó việc nghiên cứu và tìm hiểu về tâm lý con người là công cụ vàng hỗ trợ để các chiến lược triển khai mang đến hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu điều này nhé!

Trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, việc đòi hỏi những nhà quản lý phải biết vận dụng những hiệu ứng tâm lý học là rất quan trọng, để khích thích tính tích cực, năng động của nhân viên, đem lại những hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Dưới đây là 10 hiệu ứng tâm lý thú vị mà những nhà quản lý doanh nghiệp nên tham khảo.

1. Hiệu ứng ám thị trong quản trị doanh nghiệp

Hiệu ứng tâm lý ám thị (lời tiên tri tự ứng nghiệm) – là một hiệu ứng của tâm lý học có tên khoa hoc Pygmalion. Cơ chế của hiệu ứng ám thị được hiểu như sau: khi chúng ta nhìn thấy, hoặc nghe thấy một lời nói, một hành động nào đó với tần suất lớn, thì não của chúng ta thường có xu hướng hành động theo điều đó. Một trong những thí nghiệm, được thực hiện bởi một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Robert Rosenthal đã thể hiện rất rõ cơ chế hoạt động và hiệu quả của hiệu ứng ám thị.

Hiệu ứng cánh bướm và sự ám thị trong quản trị doanh nghiệp

Hiệu ứng cánh bướm và sự ám thị trong quản trị doanh nghiệp

Ông đã đến một lớp học bất kỳ của một trường trung học, và lập danh sách một số cái tên, và nói với giáo viên rằng: “Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh”. Qua một thời gian, khi trở lại ngôi trường này, ông thấy rằng, chính những học sinh mà ông đã chọn ra đã học tập rất tốt và trở thành những người xuất sắc nhất trong lớp. Do đó, trong cuộc sống chúng ta luôn chịu sự ám thị của tâm lý, ám thị này có thể tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị lâu dài, thì kết quả mà họ mong muốn sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó. Vì vậy cách bạn nhìn một người rất quan trọng, cách bạn nhìn nhận một người sẽ ảnh hưởng đến cách bạn đối xử với người đó.
 
Nếu bạn nhìn nhận một người là thông minh, thì bạn sẽ đối xử với anh ta theo cách anh ấy là một người thông minh, còn nếu bạn nhìn nhận anh ấy là một người đần độn, bạn sẽ nhìn nhận anh ta như thể họ là người đần độn.
 
Với một người quản trị doanh nghiệp thì việc vận dụng hiệu ứng ám thị là đặc biệt quan trọng. Chắc chắn bạn không muốn doanh nghiệp của bạn có kết quả hoạt động xấu, nhân viên của bạn có thành tích làm việc không tốt, vì vậy mà bạn phải luôn luôn đưa ra những ám thị tích cực cho nhân viên của mình, điều đó được thể hiện ở những lời động viên, những lời khen và nhìn nhận tốt về năng lực làm việc của họ.
 
Bạn phải có sự kết hợp đưa ra những lời động viên ám thị một cách trực tiếp và gián tiếp, điều đó giúp cho nhân viên của bạn sẽ nghĩ rằng đó là những lời động viên thật lòng, sẽ thấy tin tưởng vào bạn, và sẽ cố gắng làm việc một cách hiệu quả như những điều bạn kỳ vọng vào anh ta.

2. Quản trị doanh nghiệp bằng Hiệu ứng vượt ngưỡng

Hiệu ứng vượt ngưỡng – đây là một hiệu ứng tâm lý học, được phát hiện bởi Mark Twain. Hiệu ứng này được giải thích như sau: khi bạn chịu một thích thích tâm lý nào đó với cường độ mạnh và trong thời gian dài thì sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng.
 
Trong quản lý doanh nghiệp, khi bạn cứ chăm chăm chỉ trích những sai lầm của nhân viên, điều này lâu dần sẽ tạo ra một tâm trạng nặng nề, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới thái độ phục vụ khách hàng, cũng như thái độ với công việc của họ. Tuy nhiên việc bạn chỉ ra những sai lầm của nhân viên là cần thiết, nhưng bạn không nên nhắc đi nhắc lại chúng với một tần suất lớn, mà phải đưa ra những lời khuyên, những lời phê bình một cách tế nhị, thông minh.

3. Quản trị doanh nghiệp bằng hiệu ứng Westerners

Đây là hiệu ứng tâm lý học được phát hiện bởi nhà tâm lý học Westerners. Ông đã kể lại một câu chuyện liên quan đến hiệu ứng tâm lý này. Có một đam trẻ con, ngày nào cũng làm ồn trước cửa nhà ông l ông lão, dù ông này có xua đổi hay quát mắng gì thì chúng vẫn cứ làm ồn.
 
Sau vài ngày ông lão không chịu được nữa, đã đưa cho mỗi đứa 10 đồng coi như tiền thưởng vì đã giúp ông lão làm cho không khí láo nhiệt hơn. Hôm sau, ông đưa cho bọn trẻ mỗi đứa 5 đồng, thì thấy rằng độ láo nhiệt của bọn trẻ đã giảm đi. Và hôm sau ông chỉ đưa bọn trẻ bọn trẻ 2 đồng, và bọn trẻ này đã chê ít và bỏ đi, từ đó ông lão tìm lại được cuộc sống yên tĩnh của mình.

Hiệu ứng Westerners là gì?

Hiệu ứng Westerners là gì?

Vận dụng hiệu ứng tâm lý này trong quản trị doanh nghiệp. Người quản lý thường đưa ra một mức thưởng cố định cho nhân viên theo điều lệ công ty, kết hợp với những chế độ đãi ngộ như ngày nghỉ…, điều này giúp họ ngày càng nỗ lực nhiều hơn, để nhận được sự đánh giá thỏa đáng.

4. Quản trị doanh nghiệp bằng hiệu ứng Gió Nam

Hiệu ứng tâm lý học này gắn liền với câu chuyện gió Bắc, gió Nam thi nhau thổi rơi chiếc áo của người đi đường. Gió Bắc mang không khí rét mướt, càng thổi mạnh thì người đi đường càng cố giữ chiếc áo khoác chặt lại. Còn gió Nam mang hơi ấm của mặt trời ấm áp, càng thổi mạnh thì người đi đường càng thấy nóng và tự cởi chiếc áo ra. Trong quản trị doanh nghiệp, khi người lãnh đạo có những quan sát tinh tế, thông cảm với hoàn cảnh của từng nhân viên, biết giao lưu với nhân viên thì sẽ khuyến khích họ làm việc một cách rất tích cực và mang lại nhiều hiệu quả cao.

Hiệu ứng cánh bướm và hiệu ứng vượt ngưỡng có gì khác nhau?

Hiệu ứng cánh bướm và hiệu ứng vượt ngưỡng có gì khác nhau?

5. Quản trị doanh nghiệp bằng hiệu ứng thùng gỗ

Hiệu ứng tâm lý học này gắng liền với việc khi bạn đổ nước vào một thùn gỗ , trong đó những thanh gỗ có độ dài khác nhau, thì lượng nước tối đa mà bạn nhận được chỉ cao bằng thanh gỗ có độ dài ngắn nhất. Đối với quản trị doanh nghiệp, bạn không nên xem nhẹ khuyết điểm của mỗi người. Hãy nhìn nhận một cách khách quan, đánh giá đúng năng lực của họ để đưa họ đến những vị trí công việc xứng đáng.

6. Quản trị doanh nghiệp bằng  hiệu ứng Hawthorne.

Đây là một hiệu ứng tâm lý học gắn liền với quan điểm về “quyền phát biểu”. Khi nhân viên được nói ra những suy nghĩ của mình, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tập trung vào công việc hơn, nhờ như vậy mà hiệu quả công việc đã tăng lên. Do đó khi quản trị doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần khéo léo để nhân viên có thể nói ra tâm tư, nguyện vọng của mình, hiểu nhân viên của mình hơn và tăng năng suất lao động của họ.

Bạn hãy thường xuyên tham khảo ý kiến của nhân viên, đặc biệt trong những lĩnh vực bạn không nắm rõ, vì họ là những người có kinh nghiệm, họ sẽ đưa ra những lời góp ý thực tế nhất, và như vậy nhân viên cũng cảm thấy tầm quan trọng của mình trong công ty và nỗ lực nhiều hơn.

7. Quản trị doanh nghiệp bằng hiệu ứng cộng thêm.

Hiệu ứng tâm lý học này tương đồng với một câu nói “vừa đấm vừa xoa”. Phần lớn chúng ta khi nhận xét một người, thường liệt kê những điều tốt và sau đó là những điều chê, nhưng nhiều khi những lời chê đó sẽ ghi lại ấn tượng rất xấu trong lòng những người được nhận xét. Vì vậy khi quản trị doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải chỉ ra những lỗi lầm của nhân viên trước, sau đó thì khích lệ, khen thưởng những thành quả mà họ đã đạt được. Cách làm này sẽ khiên nhân viên dễ dàng chấp nhận những khuyết điểm của họ và sẽ sửa chữa chúng.

8. Quản trị doanh nghiệp hiệu ứng cánh bướm. 

Hiệu ứng tâm lý học này được hiểu rằng, những khí lưu nhỏ được tạo ra bởi cánh của một chú bướm ở Nam bán cầu khi kết hợp cùng một số nhân tố khác có thể trở thành vòi rồng ở Bắc Mỹ sau vài tuần. Hiêu ứng này cho thấy sức mạnh của những điều nhó bé mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Trong quản trị doanh nghiệp, là người quản lý bạn nên đưa ra những quy định về việc không nên tán chuyện trong giờ làm, nói xấu nhau, ganh ghét nhau, sẽ gây mất đoàn kết, nghi kỵ nhau, dẫn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp đi xuống. Hiệu ứng cánh bướm, đây là một trong những hiệu ứng tâm lý học rất nổi tiếng.

9. Quản trị doanh nghiệp với hiệu ứng “cam kết ngầm”.

Hiệu ứng tâm lý học này khá giống với hiệu ứng ám thị, nhưng khác ở một điểm là ám thị thì đòi hỏi phải lặp đi lặp lại với tấn suất lớn, còn “cam kết ngầm” như là một hình thức tạo động lực nhất thời. Trong quản trị doanh nghiệp, người quản lý phải biết cách tạo ra những động lực đủ mạnh, để dánh thức năng lực của nhân viên, có cách ứng xử phù hợp với từng nhân viên.

10.  Hiệu ứng ngưỡng vào trong Quản trị doanh nghiệp

Điều này gắn liền với hiện tượng bạn đi yêu cầu giúp đỡ, nếu như ngay từ đầu sự yêu cầu quá cao, thì khả năng từ chối sẽ rất cao, nhưng nếu như ngay từ đầu bạn yêu cầu thấp, sau đó đưa thêm những yêu cầu khác thì khả năng nhận được sự giúp đỡ của bạn là rất lớn. Trong quản trị doanh nghiệp, ban đầu bạn hãy đưa ra những yêu cầu trung bình, phù hợp với năng lực của từng nhân viên. Sau này thì hãy đưa ra những yêu cầu cao hơn, thì hiệu quả quản trị quanh nghiệp của bạn sẽ cao hơn.

Trên đây là 10 hiệu ứng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp từ hiệu ứng cánh bướm, hiệu ứng ngưỡng... Điều này được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau từ kế toán, tài chính doanh nghiệp đến marketing, nghiên cứu khách hàng. Hãy vận chúng một cách hiệu quả nhé!