Mỗi chúng ta đều có những tính cách, cá tính riêng tạo nên sự khác biệt. Câu hỏi đặt ra là liệu bạn đã hiểu rõ về bản thân để phát huy tối đa những điểm mạnh hay chưa? Theo dõi bài trắc nghiệm nghề nghiệp dưới đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!
Trong binh pháp Tôn Tử, có viết “Biết người biết ta, trăm trận không nguy” và câu nói đấy khá đúng đối với trong cuộc sống cũng như trong con đường sự nghiệp. Đối với những bạn đang tìm cho mình một công việc, một sự nghiệp mới thì liệu bạn có thật sự hiểu rõ về tính cách của chính bản thân mình chưa? Cùng theo dõi tiếp bài trắc nghiệm nghề nghiệp, trắc nghiệm chọn nghề MBTI dưới đây của 123job để hiểu rõ hơn về ngành nghề nào thực sự phù hợp với mình nhất nhé!
I. Trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là gì?
Trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI hay còn có tên gọi khác là trắc nghiệm hướng nghiệp, được viết tắt từ Myers-Briggs Type Indication, là một phương pháp sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tính cách, tâm lý cũng như cách mà con người nhận thức với thế giới xung quanh, cách đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó…
Trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là gì?
Trắc nghiệm MBTI dùng một chuỗi các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống với các đáp án để lựa chọn. Tổng kết bài trắc nghiệm nghề nghiệp sẽ cho ra kết quả để bạn đánh giá mình là người có tính cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại. Sự phân loại này dựa trên 4 nhóm tính cách cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố nhận thức, chức năng:
- Xu hướng tự nhiên: Hướng nội (Introversion), hướng ngoại (Introversion)
- Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Trực giác (INtuition), giác quan (Sensing)
- Quyết định và lựa chọn: Lý trí (Thinking), tình cảm (Feeling)
- Cách thức và hành động: Linh hoạt (Perception), nguyên tắc (Judgment)
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên sẽ kết hợp với nhau và tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI.
II. Trắc nghiệm MBTI có chính xác hay không?
Trắc nghiệm MBTI thực chất là một tấm gương để phản ánh lại con người và để có thể soi “tấm gương” này thật rõ, thật sáng thì điều đầu tiên khi làm bài trắc nghiệm tính cách này bạn cần phải thành thật với chính mình trong việc trả lời bài test mbti free trắc nghiệm.
Hãy luôn ghi nhớ rằng:
“You can sing only what you are. You can paint only what you are. You must be what your experiences, your environment, and your heredity have made you. For better or for worse, you must play your own little instrument in the orchestra of life” ( Tạm dịch là: Bạn chỉ có thể hát theo con người bạn. Bạn chỉ có thể vẽ theo con người bạn. Bạn phải là những gì trải nghiệm của mình, môi trường của mình và những đặc tính đã tạo nên bạn. Để tốt hơn hay tệ hơn, bạn cũng phải chơi nhạc cụ nho nhỏ của riêng mình trong dàn giao hưởng của cuộc đời) – Dale Carnegie
Và để trả lời cho câu hỏi ở trên tôi xin mượn một câu nói sau “Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Hãy dùng trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp MBTI như một công cụ tham khảo tích cực và cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất. Ngược lại, nếu cảm thấy trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI không hiệu quả thì hãy gạt nó sang một bên và làm chuyện khác.
III. Vì sao nên thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp
1. Với nhà tuyển dụng
Các bộ phận nhân sự của doanh nghiệp có thể dùng trắc nghiệm chọn nghề MBTI để đánh giá và phân tích những ứng viên mới xem họ có thực sự phù hợp với vị trí đang cần tuyển.
Đồng thời trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI còn để nhà tuyển dụng sắp xếp, luân chuyển hay giao đúng công việc, đúng dự án cho các nhân viên phù hợp đang làm trong công ty.
Vì sao nên thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp
2. Với ứng viên
2.1. Chọn ngành nghề phù hợp
MBTI là một công cụ trắc nghiệm chọn nghề với các câu hỏi khác nhau nhằm tìm hiểu xem bạn thuộc nhóm nào trong 16 nhóm tính cách MBTI để hiểu về điểm mạnh điểm yếu của bản thân từ đó đúc kết, chọn ra được những ngành nghề phù hợp, ưu tiên và chọn đúng công việc bạn có thể phát huy được các thế mạnh của mình.
2.2. Giúp bạn hiểu được người đối diện trong quá trình giao tiếp, làm việc
Trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI có một bộ tiêu thức giúp bạn nhận biết được các tính cách khác nhau. Khi bạn học thuộc các tiêu thức đó và áp dụng nó vào trong công việc cũng như trong cuộc sống thì bạn sẽ có khả năng đọc được tính cách của người đối diện thông qua giao tiếp, quá trình làm việc. Và đối với những tính cách hoàn toàn trái ngược với bạn thì trắc nghiệm nghề nghiệp sẽ giúp bạn hiểu được, cảm thông người khác và sẽ tìm ra cách để có thể giao tiếp được với họ.
2.3. Thấu hiểu bản thân và người khác
Qua các câu hỏi test mbti free, bạn có thể hiểu được mình là người hướng nội hay người hướng ngoại, thường sử dụng trực giác hay giác quan, là người linh hoạt hay là nguyên tắc…Qua bài test mbti free thì bạn sẽ khám phá ra được một phần tính cách của bản thân, những ưu điểm, nhược điểm của nhóm tính cách đó tùy thuộc vào hoàn cảnh.
IV. Lưu ý cần tránh khi dùng trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI
Lưu ý cần tránh khi dùng trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI
Không dùng trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI cho những mục đích sau:
- Phán xét người khác khi chưa có cơ sở. Nhận xét về người khác thông qua thế giới quan của riêng mình.
- Tự giới hạn những khả năng của bản thân và thế giới quan của chính mình.
- Đừng tự đóng đinh, ràng buộc chính mình, cuộc sống là một chuyến hành trình nên hãy học hỏi và cải thiện bản thân bạn nhiều nhất có thể nhé!
Lưu ý trước khi làm trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI:
- Kết quả của một trắc nghiệm nghề nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của bạn. Tốt nhất hãy thực hiện nó khi bạn đang trong trạng thái tâm lý bình ổn nhất. Nếu bạn đang quá vui, buồn hay phấn khích, bực bội hoặc đang trong quá trình thay đổi nhận thức thì sẽ không đảm bảo được độ chính xác của bài trắc nghiệm chọn nghề.
- Trung thực khi trả lời những câu hỏi trắc nghiệm MBTI, phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Kết quả của trắc nghiệm nghề nghiệp hoàn toàn là câu chuyện cá nhân của bạn, đừng để những yếu tố bên ngoài tác động đến câu trả lời.
- Chúng ta trưởng thành và thay đổi theo từng ngày, kết quả trắc nghiệm nghề nghiệp tất nhiên có thể từ đó mà thay đổi tùy theo nhận thức và thế giới quan của mỗi người. Tốt nhất hãy làm bài kiểm tra mbti free nhiều lần và điều độ để có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất.
IV. Những phương pháp trắc nghiệm nghề nghiệp khác
1. Trắc nghiệm nghề nghiệp DISC
Trắc nghiệm nghề nghiệp DISC
DISC là một công cụ trắc nghiệm nghề nghiệp nhằm xác định tính cách của người đối diện tại một thời điểm nhất định thông qua việc quan sát hành vi của họ dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học William Moulton Marston. Theo lý thuyết này thì tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi: D (Dominance - Thống trị), I (Influence - Ảnh hưởng), S (Steadiness - Kiên định), C - (Compliance - Tuân thủ). Cụ thể hơn thì:
Nhóm D - Người thủ lĩnh: Những người thuộc nhóm này thường có tính cách nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin, mạnh mẽ, chủ động, năng động, tập trung hướng tới kết quả công việc. Người này thường sẽ có hành động nhanh, nói nhiều, nói nhanh, đi nhanh, mặt dễ đỏ khi nói hăng, hành động tay luôn thẳng, thích nói về bản thân hoặc những thứ liên quan đến bản thân.
Nhóm I - Người tạo ảnh hưởng: Những người thuộc nhóm này thường nhiệt tình, vui vẻ, cởi mở, hòa nhã, lạc quan, luôn sáng tạo, thích cái mới, hướng tới con người. Người thuộc nhóm này có khả năng thuyết phục cao, hài hước, năng động, có tố chất sáng tạo, đi nhanh nhưng không thẳng, hứng thú với những điều mới lạ, thích trải nghiệm điều mới.
Nhóm S - Người kiên định: Những người thuộc nhóm này có tính cách điềm đạm, từ tốn, chín chắn, ổn định, kiên định, đáng tin cậy, tận tâm, có trách nhiệm và quan tâm tới con người. Những người này thường ít nói, nói nhỏ, sợ đám đông, ngại rủi ro, thích lắng nghe người khác nói, thích tâm sự và hay quan tâm người khác.
Nhóm C - Người kỷ luật: Những người thuộc nhóm này thường có tính chính xác, bình tĩnh, cẩn trọng, trật tự, cầu toàn, đúng đắn, tập trung, công bằng, rõ ràng, thận trọng, tư duy logic và luôn hướng tới kỹ thuật. Người thuộc nhóm này ít nói, nói chậm, nhiều khi khiến người khác cảm thấy khó hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay dài dòng, thích sự ngăn nắp, làm việc có sắp xếp.
* Cách ứng dụng trắc nghiệm tính cách DISC:
Có 4 cặp phạm trù đối lập về tính cách chính mà trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp DISC sử dụng là:
- Chủ động (Direct) / Bị động (Indirect)
- Hướng về công việc (Task Oriented) / Hướng về tình cảm (People Oriented)
Từ đây, trắc nghiệm tính cách dựa trên DISC được quy trình hóa thành 3 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên - Chủ động / Bị động
Bước 2: Xác định tiêu chí thứ hai - Hướng về công việc / Hướng về con người
Bước 3: Ghép lại kết quả của 2 bước trên
Sau khi đã kiểm tra và có kết quả trắc nghiệm nghề nghiệp, bây giờ là lúc bạn ghép các mảnh ghép đó lại với nhau và đoán xem người đối diện thực sự thuộc tính cách gì. Dưới đây là 4 nhóm kết quả bạn nhận được sau khi phân tích trắc nghiệm tính cách DISC:
- Nhóm 1: Chủ động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm D - Người thủ lĩnh.
- Nhóm 2: Chủ động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm I - Người tạo ảnh hưởng.
- Nhóm 3: Bị động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm S - Người kiên định.
- Nhóm 4: Bị động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm C - Người kỷ luật.
Cách ứng dụng trắc nghiệm tính cách DISC
2. Trắc nghiệm nghề nghiệp Enneagram
Enneagram là một bài trắc nghiệm nghề nghiệp nhằm tìm hiểu bản chất con người dựa trên 9 kiểu tính cách khác nhau. Thực hiện bài trắc nghiệm mbti dưới đây để khám phá bản thân thuộc nhóm tính cách nào nhé!
Câu 1: Hãy chọn phương án trắc nghiệm nghề nghiệp có phần mô tả giống với tính cách của bạn nhất trong 3 lựa chọn A, B, C dưới đây:
A | - Độc lập và quyết đoán, dễ dàng giải quyết vấn đề khi tập trung hết 100% sức lực; - Luôn đặt ra mục tiêu một cách rõ ràng, dồn hết sức lực và tâm trí để thực hiện mục tiêu đó; - Không thích ngồi im một chỗ, luôn có tham vọng vươn tới những thứ to lớn, vĩ mô; - Không thích đối đầu với người khác, nhưng cũng không bao giờ để ai sai khiến hay chỉ đạo mình; - Hầu như luôn biết được mình muốn cái gì và làm cách nào để đạt được những điều đó; - Luôn có xu hướng làm việc hết sức và chơi hết mình. |
B | - Ít nói, trầm tính và thường thích ở một mình; - Hiếm khi dám đứng lên đòi quyền lợi cho bản thân một cách mạnh mẽ, không quan tâm tới những khía cạnh khác của bản thân; - Không cảm thấy thoải mái khi phải ganh đua hay đối đầu với người khác; - Thường bị mọi người nhận xét là mơ mộng, sống trong thế giới tưởng tượng của riêng mình; - Không phải là người hoạt bát, năng động nhưng lại luôn hài lòng với điều đó. |
C | - Có trách nhiệm và rất chu đáo, tận tâm; - Cảm thấy hổ thẹn và khó chịu nếu thất hứa hay không thực hiện được những gì mà người khác mong đợi ở mình; - Luôn sẵn sàng ở bên cạnh những ai cần mình và làm bất cứ điều gì tốt nhất cho họ; - Hy sinh bản thân vì người khác mà không cần họ biết đến hay báo đáp; - Thường không biết cách chăm sóc bản thân ( Chế độ làm việc, ăn, nghỉ ngơi không điều độ). |
Câu 2: Hãy chọn phương án trắc nghiệm nghề nghiệp có phần mô tả giống với tính cách của bạn nhất trong 3 lựa chọn X, Y, Z dưới đây:
X | - Luôn có thái độ tích cực với mọi việc, tin rằng mọi chuyện sẽ có kết thúc tốt đẹp; - Biết cách làm bản thân vui vẻ và bận rộn; - Thích ở gần mọi người và khiến cho người khác hạnh phúc, thích chia sẻ niềm vui của mình với người xung quanh; - Không phải lúc nào tâm trạng cũng tốt nhưng luôn cố gắng để không thể hiện những mặt tiêu cực ra bên ngoài. |
Y | - Có cảm xúc rõ ràng với tất cả mọi thứ, thẳng thắn bộc lộ việc thích hay ghét ai/cái gì đó; - Nhạy cảm và rất cảnh giác với người khác; - Luôn muốn biết mình đóng vai trò gì trong mối quan hệ với người khác cũng như có thể trông đợi gì từ mối quan hệ này. - Khi bực mình về chuyện gì đó thì sẽ muốn người khác cũng đồng cảm và bực bội như mình; - Hiểu rõ các quy tắc nhưng ghét bị người khác sai bảo; - Muốn tự quyết định tất cả mọi việc. |
Z | - Có xu hướng tự chủ, ghét việc để tình cảm lấn át đi lý trí; - Thích làm việc một mình và có năng lực tự làm mọi thứ; - Luôn cố gắng để cảm xúc không bao giờ xen vào khi xảy ra xung đột cá nhân; - Thường bị người khác nhận xét là lạnh lùng và tách biệt; - Không để người khác tác động hay gây ảnh hưởng lên mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. |
Để biết được kết quả bài trắc nghiệm nghề nghiệp, bạn hãy ghép 2 phương án mình lựa chọn ở các câu hỏi trên lại với nhau thì sẽ biết mình thuộc nhóm tính cách nào.
Trắc nghiệm nghề nghiệp Enneagram
3. Trắc nghiệm nghề nghiệp 16 Personalities
16 personalities là bài trắc nghiệm nghề nghiệp ngắn giúp bạn xác định được “mình là ai” trong số 16 nhóm tính cách điển hình:
INTP - Nhà tư duy: Những người thuộc nhóm tính cách này thường thích những học thuyết và tin rằng mọi thứ đều có thể phân tích được và cải thiện, vì vậy họ thường không quan tâm đến thế giới trần tục và những điều thực tế khác – họ nghĩ rằng nó không thú vị bằng so với những ý tưởng hoặc hành trình theo đuổi kiến thức.
ENTP - Người có tầm nhìn xa: Những người thuộc nhóm tính cách này thường rất nhanh nhạy và độc đáo, điều này đã mang lại cho họ một lợi thế rất lớn trong các cuộc tranh luận, các lĩnh vực chính trị và học thuật. Tuy nhiên họ cũng có thể làm rất tốt trong nhiều lĩnh vực khác nhưng đòi hỏi ở họ phải sẵn sàng thách thức các ý tưởng hiện có và tổ chức thêm nhiều cuộc tranh luận.
ESTJ - Người giám sát: Họ là những người sẽ thiên nhiều hơn về nguyên tắc, sự truyền thống, ổn định và họ cảm thấy cần phải gắn kết với điều gì đó – đó có thể là một gia đình, một nhóm xã hội khác hoặc một cộng đồng. Những người thuộc nhóm tính cách này đặc biệt giỏi với vai trò của một người quản lý, một người giám sát.
ENTJ - Nhà điều hành: Những người thuộc nhóm tính cách này thường rất nhạy bén, lôi cuốn và lý trí vì họ rất giỏi trong việc lãnh đạo, truyền cảm hứng cho người khác.
INTJ - Nhà khoa học: Nhóm tính cách này thường được xem là rất thông minh và khó hiểu một cách bí ẩn. Chính vì vậy mà họ thường tỏ ra rất tự tin, dựa trên kho kiến thức rộng lớn của họ bao gồm nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau.
INFP - Người duy tâm: Những người thuộc nhóm tính cách này thường được coi là khá bình tĩnh và dè dặt. Tuy nhiên, niềm đam mê và ngọn lửa bên trong họ rất lớn, không giống như các loại tính cách khác, nhóm tính cách này thực sự tình cảm và có lòng trắc ẩn cao.
ISFJ - Người nuôi dưỡng: Đây được xem là nhóm tính cách vị tha nhất, do đó họ thường tìm kiếm con đường sự nghiệp trong lĩnh vực y tế, học thuật, công tác xã hội hoặc tư vấn. Bên cạnh đó thì họ cũng tỏa sáng ở các vị trí hành chính - văn phòng, hoặc thậm chí trong các lĩnh vực hơi ngạc nhiên như thiết kế nội thất.
INFJ - Người che chở: Nhóm tính cách này thường có những quan điểm, ý kiến vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề mà họ cho là thực sự quan trọng trong cuộc sống.
Trắc nghiệm nghề nghiệp 16 Personalities
ENFJ - Người chỉ dạy: Những người thuộc nhóm tính cách này có sức ảnh hưởng rất lớn bởi họ thường rất lôi cuốn và có tài năng hùng biện. Họ chăm sóc mọi người một cách chân thành, dễ dàng truyền đạt ý tưởng và ý kiến tới người khác.
ENFP - Người truyền cảm hứng: Những người thuộc nhóm tính cách này thường rất tò mò, duy tâm và khá bí ẩn. Vì vậy họ luôn cảm thấy cuộc sống rất rộng lớn, có nhiều câu đố chưa được giải mã mà trong đó mọi thứ đều liên hệ với nhau.
ISTJ - Người trách nhiệm: Đây có lẽ là nhóm tính cách phổ biến nhất. Đặc điểm của nhóm tính cách này là hướng đến chân lý, tôn trọng sự thật, có xu hướng tiếp thu nhiều thông tin khác nhau và ghi nhớ chúng trong một thời gian dài.
ESFJ - Người quan tâm: Những người thuộc nhóm tính cách này thường là người thực tế, có lòng vị tha, giỏi làm việc nhóm, truyền thống và luôn làm hết sức mình để hỗ trợ, bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của bản thân. Chính vì vậy mà họ thường rất tận tụy ngay cả khi họ đóng vai trò là người chủ trì của một bữa tiệc hoặc là một nhân viên xã hội.
>>> Làm trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI tại đây.
V. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là gì? hay còn được gọi là trắc nghiệm hướng nghiệp, trắc nghiệm chọn nghề mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu thêm về bài trắc nghiệm nghề nghiệp và áp dụng những bài mbti free thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của 123job nhé!