MBTI đang trở thành xu hướng giúp mỗi cá nhân định hình tính cách của bản thân, từ đó hình thành nên con đường nghề nghiệp đúng đắn. Sự hữu ích của MBTI sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Trắc nghiệm tính cách MBTI đang trở thành xu hướng giúp mỗi cá nhân định hình tính cách của bản thân, từ đó hình thành nên con đường nghề nghiệp đúng đắn.
I. Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì?
MBTI, Myers-Briggs Type Indication, có nghĩa là trắc nghiệm tính cách. Phương pháp này sử dụng những câu hỏi hướng tới mục đích kiểm tra các mặt tâm lý, tính cách của một người dựa trên cơ sở là các đáp án mà người đó lựa chọn đối với các vấn đề được đặt ra. Sự khác biệt về mặt tự nhiên của từng cá nhân chính là điều mà trắc nghiệm tính cách MBTI đặc biệt nhấn mạnh dựa trên từng đáp án cho các câu hỏi nhằm suy ra những tính cách riêng biệt của từng người.
Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì?
II. Lịch sử hình thành và phát triển của trắc nghiệm tính cách MBTI
Từ những năm 370 TCN, Hippocrates đã đưa ra phát biểu về ý tưởng ngay từ khi sinh ra, con người đã được hình thành những tính cách riêng biệt và có thiên hướng hành động xác định. Sau đó đến những năm 190 SCN, ý tưởng đó tiếp tục được Galen- vị bác sĩ người La Mã phát triển và nó đã trở thành xu thế chủ đạo trong các lĩnh vực y học, triết học, văn học cho đến tận thế kỉ XIX.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, con người sinh ra vốn là tờ giấy trắng và có thể “vẽ”, rèn giũa trên đó. Sau đó, ý kiến này trở thành tư tưởng chủ đạo khi sang đầu thế kỉ XX. Những người tiêu biểu theo trường phái này là Ivan Pavlov và John Watson.
Những năm đầu thế kỉ XX, các nhà điều tra cũng tin rằng về cơ bản, con người là giống nhau khi họ có cùng động cơ và đó là những ham muốn mang tính bản năng (theo Sigmund Freud) hoặc ham muốn mang tính thống nhất xã hội (theo Harry Sullivan). Lúc này, thuyết hiện sinh như Carl Rogers và Abraham Maslow được các nhà tâm lý học ủng hộ, đồng thời họ cũng tự thực hiện nghiên cứu của mình. Kết quả là tất cả đều đi đến thống nhất rằng con người có một động cơ cơ bản duy nhất.
Năm 1920, bác sĩ Carl Jung người Thụy Sĩ đã thể hiện quan điểm không đồng tình của mình với quan điểm trên và cho xuất bản cuốn Psychological Types. Trong đó, ông cho rằng con người có sự khác nhau theo một số cách chủ yếu. Ông đưa ra giải thích rằng con người có vô số bản năng được thúc đẩy từ bên trong và chính bản thân chúng ta theo một cách tự nhiên sẽ nghiêng về “hướng nội” hoặc “hướng ngoại”, “lý trí” hoặc “tình cảm”, “cảm giác” hoặc “trực giác”. Chính cái thiên hướng của mỗi người chúng ta trong việc nghiêng về nhóm nào đã giúp hình thành các nét đặc trưng và các nhóm tính cách của mình có thể được phân loại bằng cách này.
Cùng giai đoạn đó, những nghiên cứu về tính cách con người theo nhân tướng học (đó là cách xem xét đặc điểm khuôn mặt để đưa ra những phân tích và dự đoán tính cách, hành vi) cũng được một số nhà nghiên cứu khác đã lật lại. Nhưng ngành tâm lý học lại dần bị thống trị bởi các thuyết “tâm động học” của Freud hoặc là “phản xạ có điều kiện” của Pavlov. Điều đó khiến cho những nghiên cứu này cùng với nghiên cứu của Jung đã bị lãng quên.
Bằng một cách tình cờ, đến khoảng những năm giữa thế kỉ XX, Isabel Myers, một nhân vật hoàn toàn nghiệp dư, đã vô tình tiếp cận được cuốn sách nghiên cứu của Jung và cùng với sự giúp đỡ của mẹ mình, bà Kathryn Briggs, bà đã thành công đưa ra một bảng các câu hỏi giúp định hình 16 nhóm tính cách. Chính nhờ vào nghiên cứu này, trắc nghiệm tính cách MBTI đã bắt đầu trở nên phổ biến, đặc biệt con số lên đến 1 triệu người làm trắc nghiệm tính cách MBTI mỗi năm từ những năm 1990.
Một thời gian sau đó, năm 1956, David Keirsey cũng đã tình cờ tiếp cận được tới những nghiên cứu về trắc nghiệm tính cách MBTI. Nhận thấy được sự hào hứng của bản thân khi đọc bản miêu tả về tính cách của mình, ông đã đưa ra quyết định bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách “Please understand me” năm 1978 và “Please understand me II” năm 1998. Hai cuốn sách đã ngay lập tức đã trở thành tiêu điểm thu hút sự chú ý và sau này cũng đã trở thành một tài liệu hữu ích cho những độc giả quan tâm đến trắc nghiệm tính cách MBTI.
III. Lựa chọn nghề nghiệp bằng trắc nghiệm tính cách MBTI
Trong thời hiện đại, trắc nghiệm tính cách MBTI được phát triển dựa trên nền tảng của tâm lý học. Chính vì vậy, trắc nghiệm tính cách MBTI trở thành công cụ giúp chúng ta có thể khám phá thêm thông tin ẩn dấu về bản thân để phần nào dễ dàng đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng trắc nghiệm tính cách MBTInhư một cách đánh giá tính cách của nhân viên dưới quyền để dễ bề sắp xếp hoạt động sao cho phù hợp nhất với công ty/doanh nghiệp.
Lưu ý rằng, ẩn sâu trong mỗi con người chính là những nét cá tính và những tính cách riêng biệt. Chính sự riêng biệt đó sẽ tạo nên cách nhận biết người này với người kia, giữa vấn đề này hay vấn đề nọ. Quay lại với câu hỏi được đặt ra ban đầu, thông qua trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ phần nào hiểu rõ chính bản thân của mình để từ đó phát huy được thế mạnh của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu, đồng thời khám phá bản thân mình bằng trắc nghiệm tính cách MBTI để tự giải mã câu trả lời nhé!
Điểm đặc biệt của trắc nghiệm tính cách MBTI là nó nhấn mạnh vào sự khác biệt trong các mặt tự nhiên của từng người dựa trên từng câu trả lời cho các câu hỏi để từ đó suy ra những cá tính hay nét tính cách riêng biệt của từng người. Cơ sở khoa học của trắc nghiệm tính cách MBTI là nó dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học, vì thế độ chính xác của trắc nghiệm tính cách MBTI rất cao và cũng đang dần trở nên phổ biến với mọi người
IV. Các tiêu chí phân loại tính cách trong hệ thống MBTI
1. Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại)/ Introversion (Hướng nội)
Nhóm đầu tiên trong phân loại các nhóm của bài trắc nghiệm tính cách MBTI là nhóm xu hướng tự nhiên, Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội), là hai xu hướng hoàn toàn đối lập, đó là những xu hướng ứng xử mà một người có thể đối diện với thế giới quan bên ngoài đồng thời cũng là với chính họ.
- Hướng nội là người có xu hướng nội tâm, bao gồm cả trong ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng.
- Hướng ngoại là người có thiên hướng về thế giới bên ngoài, bao gồm các hoạt động, con người và đồ vật.
2. Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực giác)
Trong các nhóm trắc nghiệm tính cách MBTI test, cặp xu hướng tìm hiểu và nhận thức thế giới, Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác), chính là xu hướng thể hiện sự đối lập nhau trong cách mà con người biểu hiện tiếp nhận sự việc, hiện tượng xung quanh họ.
Con người nhìn nhận thế giới xung quanh thông qua các giác quan cụ thể, ví dụ như thị giác sẽ nhận biết màu sắc, hình ảnh, còn mùi vị, âm thanh sẽ được cảm nhận, phân tích thông qua thính giác. Ngoài ra, 5 cơ quan còn đặc biệt cùng sắp xếp một cách liên tục, phân loại hầu hết các sự kiện thực tế đồng thời đang diễn ra để có thể dễ dàng cung cấp ngược lại những thông tin đã từng diễn ra trong quá khứ.
Nếu sử dụng trực giác để tìm hiểu nhận thức thế giới, thì khi đó não bộ chính là đơn vị chắc chắn có trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, phân tích, đồng thời lý giải những mô hình thông tin để từ đó thu thập tất cả các luồng dữ liệu, trước và sau đó cùng lúc sắp xếp các mô hình, liên hệ chúng lại với nhau. Lúc này, não bộ phải vận động hết sức, suy đoán và phán đoán tương lai.
Các nhóm tính cách trong bài trắc nghiệm tính cách MBTI
3. Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc)
Trong trắc nghiệm tính cách MBTI, Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc) là hai loại xu hướng đối lập nhau về cái cách mà con người đưa ra lựa chọn đáp án hay câu trả lời cho từng vấn đề cụ thể.
Trong não bộ của con người, phần được đánh giá cao nhất là lý trí, vai trò của nó là tìm hiểu các thông tin có liên quan dựa trên cơ sở là các bộ phận tiêu chí đúng hoặc sai, trái hoặc phải. Sau đó, sử dụng những suy luận một cách logic rồi mới trực tiếp đưa ra đáp án cụ thể nhất, có căn cứ xác thực nhất và có tính khoa học nhất.
Bên cạnh đó, phần cảm xúc sẽ đồng thời xem xét sự việc dựa trên tổng thể các vấn đề cảm tính, yêu - ghét, hận – thù và các yếu tố đó tác động qua lại lẫn nhau, không thể hiển rõ một sự rạch ròi, đó chính là bản chất của cảm xúc do não bộ quyết định.
4. Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc)/ Perceiving (Linh hoạt)
Nhóm cuối cùng của trắc nghiệm tính cách MBTI chính là cách thức mà con người lựa chọn để thể hiện sự tác động với thế giới bên ngoài của bản thân.
Với cách thức này, não bộ của một người sẽ làm việc dựa trên các nguyên tắc đã có kế hoạch trước đó. Để đạt được kế hoạch cụ thể và có sự chuẩn bị thì tất cả sẽ được tiếp cận một cách rõ ràng, tự nhiên, để có được sự phù hợp với hoàn cảnh, kế hoạch đã được vạch ra trước đó đôi lúc con người chấp nhận sự thay đổi!
V. Nhóm tính cách MBTI
Dưới đây là khái quát về 16 nhóm tính cách trong bộ trắc nghiệm tính cách MBTI
Các nhóm trắc nghiệm tính cách đặc trưng
1. INTJ- Nhà khoa học
Trắc nghiệm tính cách cho biết những người thuộc nhóm tính cách INTJ thường được xem là những người rất thông minh và cũng khó hiểu một cách bí ẩn. Vì thế, bản thân họ thường tỏa ra sự tự tin cần có, dựa trên cơ sở kho kiến thức rộng lớn của chính họ trong nhiều lĩnh vực và các khía cạnh khác nhau.
2. INFP- Người duy tâm
Nhóm tính cách INFP trong bộ trắc nghiệm tính cách thường là những người được coi là bình tĩnh và dè dặt. Tuy nhiên, ngọn lửa và niềm đam mê vẫn mãnh liệt bên trong họ, khác với các loại tính cách khác, họ thực sự tình cảm và có lòng trắc ẩn cao.
3. ISFJ- Người nuôi dưỡng
Nhóm ISFJ là những người có tính cách vị tha nhất, do đó con đường sự nghiệp của họ thường trải dài trong các lĩnh vực học thuật, y tế, công tác xã hội hoặc tư vấn. Bên cạnh đó, họ cũng tỏa sáng ở các vị trí hành chính nhân sự và văn phòng, thậm chí là trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
4. INFJ- Người che chở
INFJ là nhóm người thường có những quan điểm mạnh mẽ, đặc biệt là trong các vấn đề mà họ cho là thực sự quan trọng. Do đó, nếu nhóm INFJ thể hiện sự đấu tranh vì điều gì đó thì lý do chính là họ có niềm tin vào lý tưởng của chính mình.
5. ENFJ- Người chỉ dạy
Những người thuộc nhóm ENFJ thường có sức ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh bởi vì họ thường có sự lôi cuốn rất lớn và cũng có tài hùng biện. Họ thể hiện sự chân thành trong cách chăm sóc mọi người, truyền đạt ý tưởng hay ý kiến một cách dễ dàng cho mọi người xung quanh.
6. ENFP- Người truyền cảm hứng/ Người dẫn dắt
Kết quả của trắc nghiệm tính cách chỉ ra rằng nhóm ENFP là những người có trí tò mò, duy tâm và khá bí ẩn bởi họ luôn đi tìm kiếm ý nghĩa và thực sự để tâm đến động cơ của người khác. Vì thế mà họ thấy cuộc sống là một bầu trời rất rộng lớn, có nhiều câu đố mà trong đó mọi thứ đều liên hệ với nhau nhưng lại chưa được giải mã.
7. ISTJ- Người trách nhiệm
Nhóm tính cách phổ biến nhất trong số 16 nhóm của trắc nghiệm tính cách MBTI chính là nhóm ISTJ. Những người thuộc nhóm tính cách này hướng đến chân lý, tôn trọng sự thật, cũng có xu hướng tiếp thu nhiều thông tin và có thể ghi nhớ chúng trong một thời gian dài.
8. ESFJ- Người quan tâm
Nhóm ESFJ là những người có tính cách thực tế, vị tha, giỏi làm việc nhóm. ESFJ cũng là người truyền thống và sẽ cố gắng làm hết sức mình để hỗ trợ và bảo vệ lẽ phải, bảo đảm quyền lợi của họ. Do đó, ESFJ có xu hướng rất tận tụy ngay cả trong tình huống họ đóng vai trò là người chủ trì trong một bữa tiệc hay một nhân viên xã hội.
9. ISTP- Nhà cơ học
Nhóm tính cách ISTP sở hữu nhiều điểm thú vị. Những người thuộc nhóm ISTP thường có suy nghĩ rất hợp lý và logic, nhưng đôi khi cũng có thể khiến mọi người ngạc nhiên khi đột nhiên tự phát và nhiệt tình hơn.
10. ISFP- Người nghệ sĩ
Nhóm ISFP thuộc loại tính cách hướng nội, họ thường được liên hệ với tính tự phát và khó có thể đoán trước nhất. Nét đặc trưng nổi bật của ISFP là sự thay đổi.
11. ESTP- Người thực thi
Trắc nghiệm tính cách đề cập đến nhóm ESTP là những người thực thi rất có tính tập thể, tự phát, thẳng thắn, thích hành động. Họ luôn đi thẳng vào cốt lõi của vấn đề, vì thế ESTP không thích tham gia vào những cuộc tranh luận lý thuyết hay phải suy nghĩ về tương lai - họ chỉ thể hiện quan điểm tập trung vào thời điểm hiện tại và cũng nỗ lực hết mình đối với những thứ họ thích.
12. ESFP- Người trình diễn
Nhóm ESFP thể hiện quan điểm thích là trung tâm của sự chú ý những bản thân họ cũng thích những điều đơn giản nhất. Thứ khiến họ hấp dẫn người khác chính là sự vui vẻ và bản chất nồng nhiệt của mình, vì vậy họ sẽ không bao giờ cạn ý tưởng, sự tò mò của họ cũng là vô hạn.
13. INTP- Nhà tư duy
Những nhà tư duy INTP yêu thích những học thuyết, họ tin rằng mọi thứ đều có thể được phân tích và cải thiện. Thế giới trần tục và những điều thực tế khác không phải điều mà họ quan tâm – họ nghĩ rằng sự thú vị của nó không là gì so với những hệ thống ý tưởng hoặc con đường theo đuổi kiến thức.
14. ENTP- Người có tầm nhìn xa
Nhóm tính cách ENTP là những người rất nhanh nhạy và độc đáo. Tính cách này mang lại cho họ lợi thế lớn khi tham gia các cuộc tranh luận, các lĩnh vực học thuật và chính trị. Bên cạnh đó, trong nhiều lĩnh vực khác khi đòi hỏi sự sẵn sàng thách thức các ý tưởng hiện có hay tổ chức nhiều cuộc tranh luận, họ cũng có xu hướng làm rất tốt.
15. ESTJ- Người giám sát
Những người giám sát là những người có xu hướng thiên về nguyên tắc, truyền thống, sự ổn định. Nhóm ESTJ cảm thấy rằng họ cần phải gắn kết với điều gì đó, có thể là một gia đình, cũng có thể là một cộng đồng hay có thể là một nhóm xã hội khác. Họ thích sự tổ chức của người khác và cũng đảm bảo rằng họ sẽ tuân theo các quy tắc truyền thống, thứ được ban hành bởi những người có thẩm quyền. Những người này phù hợp với các công việc như cảnh sát, việc làm vệ sỹ, lính cứu hỏa, quân đội, tòa án, việc làm luật sư, giáo dục sức khỏe, tư vấn viên, nhân viên xã hội,...
16. ENTJ- Nhà điều hành
Nhóm ENTJ thường rất lôi cuốn. Đó là những người lý trí và nhạy bén bởi họ có năng lực rất tốt trong việc lãnh đạo và có cách diễn đạt, truyền cảm hứng cho người khác. Trong tất cả các nhóm tính cách, nhóm ENTJ có khả năng lãnh đạo tốt nhất và họ tin rằng một khi đã có quyết tâm, mọi thứ đều có thể.
VI. Tài liệu tham khảo về MBTI
Một số nguồn tham khảo giúp người đọc có thể tìm hiểu về trắc nghiệm tính cách MBTI như:
Tập kinh điển “Forer effect from the Skeptic’s Dictionary”
“Measuring the MBTI…Anh Coming Up Short”- Journal of Career Planning and Employment
Carroll, Robert Todd (09/01/2004): “Myers-Briggs Type Indicator-The Skeptic’ Dictionary.
Keirsey, David (1998), tác giả của tựa sách Please Understand Me II: Temperament, Character, Intelligence. Del Mar, CA: Prometheus Nemesis Book Company.
Hoặc một số tài liệu khác như: Sipps, G.J., R.A. Alexander, and L. Friedt với tiêu đề "Item Analysis of the Myers-Briggs Type Indicator." Educational and Psychological Measurement, Vol. 45, No. 4 (1985), pp. 789-796.
“Reinterpreting the Myers-Briggs Type Indicator From the Perspective of the Five-Factor Model of Personality”. Journal of Personality 57 (1): 17–40. của McCrae, R R; Costa, P T (1989)
Trang 110 của tập Eysenck, H.J. Genius: The Natural History of Creativity (ấn bản 1995).
Matthews, P (21/ 05/ 2004) với cuốn “The MBTI is a flawed measure of personality”. Bmj.com Rapid Responses.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm tác phẩm của Foretune- “Have we all been duped by the Myers-Briggs test?”
VII. Lưu ý khi làm trắc nghiệm MBTI
Trắc nghiệm tính cách MBTI bao gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm tâm lý, vì thế kết quả của nó phụ thuộc khá nhiều vào tâm trạng hiện tại của người làm test. Nếu bạn đang quá vui, buồn, căng thẳng, phấn khích hay đang trong quá trình thay đổi tính cách thì không nên làm trắc nghiệm tính cách MBTI. Hãy quay lại làm bài khi tâm trạng bình thường nhất.
Khi làm trắc nghiệm tính cách MBTI, phải trung thực và suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời, không nên chọn nhanh theo lý tưởng hay chọn lựa vì tác động của mọi người xung quanh.
“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Tính cách là thứ khó thay đổi, nhưng nếu quyết tâm thì bạn vẫn có thể cải thiện được, vì vậy hãy thành thực khi làm bài để có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nếu có thời gian thì sau vài ngày, bạn nên quay lại để thực hiện test lại bài trắc nghiệm một lần để có được kết quả chính xác nhất.
>>> Làm bài trắc nghiệm tính cách MBTI tại đây.
VIII. Kết luận
Hi vọng thông qua bài viết trắc nghiệm tính cách này, 123job đã giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tính cách và những khả năng tiềm ẩn của bản thân, từ đó là bước nền trong lựa chọn công việc sau này. Chúc bạn thành công!