Unit Test là gì đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà phát triển phần mềm và là một giai đoạn không thể thiếu. Unit Test giúp lập trình viên có thể sửa lỗi sớm hơn trong chu kỳ phát triển nếu phát hiện thấy sai sót, từ đó tiết kiệm chi phí.

Nếu bạn là người đang theo đuổi và đam mê với ngành công nghệ thông tin, nghề lập trình viên thì Unit Test là gì là một trong những kiến thức quan trọng mà bạn cần phải nắm được. Theo đó việc hiểu rõ về Unit Test là gì, trình tự thiết kế Unit Test là gì cùng với đó là những lưu ý khi viết Unit Test sẽ giúp lập trình viên phát hiện được những sai sót của phần mềm trong thời gian nhanh nhất, từ đó để đưa ra những thay đổi kịp thời nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về Unit Test là gì thì cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

I. Unit Test là gì?

Unit Test hay còn được hiểu là kiểm thử đơn vị là một kiểu kiểm thử phần mềm trong đó các đơn vị hoặc các thành phần riêng lẻ của một phần mềm sẽ được kiểm tra. Mục đích chính của việc kiểm tra này là để xác nhận xem các đơn vị của mã phần mềm có hoạt động như đúng với mong đợi hay không. Unit Test là gì được thực hiện trong quá trình phát triển có nghĩa là ở giai đoạn mã hóa của một ứng dụng bởi các nhà phát triển. Theo đó thì Unit Test là gì sẽ tách một phần mã và xác minh tính đúng đắn của nó. Một đơn vị (unit) có thể là một chức năng, phương pháp, thủ tục, mô-đun hoặc là một đối tượng riêng lẻ.

Unit Test là gì?

Unit Test là gì?

II. Những lợi ích của Unit Test đối với lập trình viên

  • Unit Test là gì giúp tạo ra một môi trường lý tưởng để kiểm tra bất kỳ đoạn code nào, có khả năng thăm dò và phát hiện lỗi một cách nhanh và chính xác, duy trì sự ổn định của toàn bộ PM, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí so với những cách gỡ lỗi thông thường.
  • Lập trình viên có thể kiểm thử từng thành phần riêng rẽ của dự án mà không cần phải chờ đợi các thành phần khác được hoàn thành. 
  • Bởi vì thực hiện kiểm thử phần mềm dựa trên từng đơn vị nhỏ của các module riêng nên giúp bạn có thể dễ dàng khoanh vùng lỗi hơn.
  • Có thể tái sử dụng mã nguồn bằng Unit Test. 
  • Nếu như viết Unit Test tốt thì những mã nguồn của bạn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn.
  • Tạo hàng rào an toàn cho các khối mã: Bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất cũng có thể tác động đến hàng rào này và chứa đựng những nguy hiểm tiềm tàng.

III. Các yếu tố của Unit Test

1. Unit Test có những trạng thái nào?

Unit Test là gì có 3 trạng thái cơ bản là:

  • Fail (trạng thái lỗi)
  • Ignore (tạm ngừng thực hiện)
  • Pass (trạng thái làm việc).

3 trạng thái cơ bản của Unit Test3 trạng thái cơ bản của Unit Test

Unit Test là gì chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi:

  • Được vận hành và lặp lại nhiều lần
  • Tự động hoàn toàn
  • Độc lập với các Unit Test Java khác.

2. Trình tự thiết kế Unit Test

Unit Test là gì được thiết kế theo trình tự sau:

  • Thiết lập các điều kiện cần thiết như khởi tạo các đối tượng, xác định tài nguyên cần thiết, xây dựng những dữ liệu giả…
  • Triệu gọi các phương thức cần phải kiểm tra.
  • Kiểm tra tính hoạt động đúng đắn của các phương thức.
  • Dọn dẹp tài nguyên sau khi kết thúc quá trình kiểm tra.

3. Một số ứng dụng của Unit Test hiện nay

Một số ứng dụng của Unit Test hiện nay có thể kể đến như:

  • Kiểm tra những đơn vị nhỏ nhất là các thuộc tính, sự kiện, thủ tục và hàm.
  • Kiểm tra các trạng thái và ràng buộc của đối tượng ở mức sâu hơn mà thông thường theo cách thủ công, chúng ta không thể kiểm tra được.
  • Kiểm tra quy trình (process) và mở rộng hơn là các khung làm việc (workflow – tập hợp của rất nhiều quy trình).

4. Nhược điểm lớn nhất của Unit Test là gì?

  • Unit Test thực chất cũng là một chương trình, vì thế nó cần được tạo nên bởi các mã code. Và không phải lập trình viên nào cũng xây dựng được hệ thống unit test java chuẩn và hiệu quả bởi đôi khi việc xây dựng unit test gặp phải rất nhiều khó khăn và phức tạp.
  • Bản chất của kiểm thử phần mềm đơn vị tập trung vào một đơn vị mã, vì vậy nó không thể bắt lỗi tích hợp hoặc lỗi cấp hệ thống rộng.

IV. Một số điều dễ gây nhầm lẫn ở Unit Test

  • Integration test (test tích hợp) có thể tìm thấy tất cả lỗi bằng mọi cách: Đây là một trong những nhầm lẫn thường gặp nhất. Thực tế thì độ khó của các vấn đề sẽ tăng dần trong quy trình kiểm thử phần mềm. Càng ở những giai đoạn kiểm thử phần mềm sau thì lỗi sẽ càng phức tạp, khó tìm và khó giải quyết hơn.
  • Không bắt buộc phải có Unit test: Có nhiều quan điểm cho rằng nếu như khả năng lập trình của lập trình viên đã tốt thì phần mềm của họ không bắt buộc phải có Unit test. Tuy nhiên thì trong ngành công nghệ thông tin nói chung và các ngành khác nói riêng, tất cả mọi người đều có thể gây ra lỗi và việc xây dựng một hệ thống phần mềm đôi khi còn phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

V. Khi thực hiện viết Unit Test cần chú ý những gì?

  • Đầu tiên hãy chắc chắn rằng mỗi test case kiểm thử mức đơn vị sẽ độc lập so với những test case khác. Những Test case không nên phụ thuộc vào nhau cả về data hay về thứ tự thực hiện.
  • Luôn luôn kiểm tra từng mô-đun một cách độc lập, cẩn thận và thường xuyên để có thể phát hiện sớm những lỗi làm ảnh hưởng đến tất cả các mô-đun khác, hậu quả nghiêm trọng là khiến phần mềm bị lỗi.
  • Đặt tên các đơn vị kiểm thử một cách rõ ràng và nhất quán để đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng có thể chọn test case và chạy nó mà không gặp bất kỳ vấn đề hay khó khăn nào.
  • Khi triển khai thay đổi giao diện hoặc chức năng, cần chạy lại các test case trước đó để nhằm mục đích đảm bảo việc thay đổi này không làm ảnh hưởng đến những test case cũ đã pass.
  • Luôn đảm bảo các lỗi được xác định trong quá trình Unit test được sửa trước khi chuyển sang những giai đoạn tiếp theo.
  • Không cố gắng viết test case để kiểm thử tất cả mọi thứ mà thay vào đó nên tập chung vào kiểm thử những sự ảnh hưởng của hành vi hệ thống.

Khi thực hiện viết Unit Test cần chú ý những gì?

Khi thực hiện viết Unit Test cần chú ý những gì?

VI. Một Unit Test tốt là như thế nào?

  • Có khả năng chạy nhanh và hoạt động trơn tru khi được đưa vào hệ thống.
  • Có khả năng chạy độc lập với các test case khác và không bị lệ thuộc vào trình tự kiểm thử.
  • Các loại dữ liệu được sử dụng phải đảm bảo được tính dễ đọc, dễ hiểu.
  • Các test case được sử dụng một cách đơn giản để việc đọc cũng như bảo trì dễ dàng hơn.
  • Có khả năng sử dụng được trong các dữ liệu thực tế khác.
  • Phản ánh được đúng hoạt động và bản chất của module.

VII. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Unit Test là gì, lợi ích của Unit Test là gì, ứng dụng của Unit Test hiện nay cùng với đó là một số lưu ý trong quá trình viết Unit Test Java mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Unit Test là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công trên con đường mình đã lựa chọn!