Sau khi ra trường, các bạn sinh viên mang trong mình đầy quyết tâm, hoài bão và mơ ước của tuổi trẻ. Vậy ưu điểm của sinh viên mới ra trường là gì? Những nhược điểm nào mà sinh viên mới tốt nghiệp đang có khiến cho họ không được đánh giá cao?
Mặc dù khi xem xét CV xin việc, đa số nhà tuyển dụng thường ấn tượng hơn với những ứng viên dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên hiện nay cũng có rất nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc việc lựa chọn những bạn sinh viên mới ra trường. Vậy bạn có biết ưu điểm sinh viên tốt nghiệp là gì không? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để cùng 123job đi tìm một lời giải phù hợp nhất nhé!
I. Một số ưu điểm của sinh viên mới ra trường
1. Không yêu cầu lương cao
Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, hầu hết đều chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc tại một vị trí nào đó. Chính vì vậy mục đích họ nộp đơn xin việc vào các công ty là để học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng nhiều hơn là mức lương. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm sinh viên tốt nghiệp lớn khiến cho họ được các công ty, doanh nghiệp lựa chọn.
Một số ưu điểm của sinh viên mới ra trường
2. Khả năng nắm bắt công nghệ, xu hướng nhanh chóng
Nhìn chung sinh viên mới tốt nghiệp hiện nay đã lớn lên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Chính vì vậy mà họ đã nhanh chóng được tiếp cận với công nghệ, những trang thiết bị hiện đại từ rất sớm. Và điều này đã mang lại cho sinh viên mới tốt nghiệp một lợi thế rất lớn khi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.
3. Luôn có tinh thần học hỏi
Một ưu điểm sinh viên tốt nghiệp chung thường thấy là họ là những người ham học hỏi và có lòng quyết tâm cao để chứng tỏ bản thân. Khi được giao nhiệm vụ, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ hết lòng giải quyết. Họ không ngại đặt câu hỏi. Và tương tự như một trang giấy trắng, sinh viên mới ra trường có thể thích ứng với bất kỳ nền văn hóa doanh nghiệp nào một cách dễ dàng.
4. Có cam kết nhiều hơn với công việc
Đối với sinh viên mới ra trường, sự nhiệt huyết, ham học hỏi là điều mà chúng ta thường thấy nhất ở họ. Chính vì vậy mà ưu điểm sinh viên tốt nghiệp là sẵn sàng làm việc ngoài giờ để hoàn thành công việc. Mong muốn tiếp thu kinh nghiệm nên họ sẽ không ngại làm nhiều việc cùng lúc và xung phong đảm nhận thêm công việc.
5. Có nhiều ý tưởng mới mẻ
Việc thuê những bạn sinh viên mới ra trường làm việc đôi khi sẽ đóng góp nhiều ý tưởng mới mẻ cho công ty, doanh nghiệp. Những người trẻ thường sẽ có những suy nghĩ mới, vì vậy những ý tưởng mà họ đưa ra cũng vô cùng sáng tạo và hợp với xu hướng hiện nay. Chính vì vậy mà sinh viên mới ra trường sẽ có khả năng nhìn mọi thứ với một cái nhìn mới và đóng góp những ý tưởng mới.
6. Dễ quản lý và đào tạo
Sau khi ra trường, được trở thành một thực tập sinh hay nhân viên chính thức được xem là trải nghiệm đầu tiên của các bạn sinh viên về thế giới nghề nghiệp. Về cơ bản, lúc này sinh viên mới tốt nghiệp được xem như là một bức tranh trống. Vì vậy việc quản lý, đào tạo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó cùng với thái độ ham học hỏi, có nhiều quyết tâm, chắc chắn những gì mà sinh viên mới tốt nghiệp học được qua quá trình thực tế sẽ rất nhiều.
7. Năng động và nhiệt huyết
Trong quãng thời gian tuổi trẻ, chúng ta không có quá nhiều thứ trong tay nhưng thời gian, sự nhiệt huyết là thứ mà chúng ta có nhiều nhất. Sinh viên tốt nghiệp mang lại cho doanh nghiệp một nguồn năng lượng tích cực. Đây là điều mà bạn có thể không nhận được từ một nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm và tuổi tác khá lớn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người trẻ luôn muốn leo lên nấc thang sự nghiệp nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước. Và cũng chính vì thế mà họ sẽ háo hức làm hài lòng và chấp nhận một chút cạnh tranh lành mạnh để tiến bộ trong sự nghiệp của mình.
Sinh viên mới ra trường là những người ham học hỏi
II. Việc tuyển dụng sinh viên mới ra trường có nhược điểm gì?
Bên cạnh những ưu điểm sinh viên tốt nghiệp thì tuyển dụng sinh viên mới ra trường cũng có một số nhược điểm nhất định. Và dưới đây là một số nhược điểm phổ biến khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường:
1. Hồ sơ không ấn tượng/Thiếu kinh nghiệm làm việc
Đa phần các bạn sinh viên mới ra trường sẽ không có nhiều kinh nghiệm, vì vậy hồ sơ của họ trông sẽ có phần hơi ngắn gọn một chút. Nhà tuyển dụng thì lại luôn muốn ứng viên của mình có kinh nghiệm làm việc. Đây cũng chính là một trong những nhược điểm lớn mà sinh viên mới ra trường gặp phải. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu cảm thấy mình chưa có quá nhiều kinh nghiệm để thuyết phục nhà tuyển dụng thì hãy tạo cho mình lợi thế bằng cách trau dồi thêm kỹ năng, học thêm các khóa học. Bên cạnh đó cho nhà tuyển dụng thấy được đam mê của bạn đối với công việc, ngành nghề này trong CV xin việc hay trong buổi phỏng vấn xin việc nhé!
2. Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Có không ít sinh viên sau khoảng thời gian 4 năm ngồi trên giảng đường Đại học vẫn chưa xác định được đam mê, mơ ước của mình là gì? Sau khi ra trường, bạn vẫn chưa biết mình nên lựa chọn ngành nghề gì, định hướng nghề nghiệp của mình ra sao? Và chính điều này đã làm cho bạn gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Có thể bạn không có kinh nghiệm nhưng việc có cho mình một định hướng rõ ràng để từ đó nỗ lực hơn nữa trên chặng đường phía trước là vũ khí quan trọng giúp bạn thành công.
3. Quá chú tâm vào vấn đề lương bổng
Một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên mới ra trường hiện nay luôn mong ngóng tìm được một công việc lương cao mà quên đi rằng năng lực thực sự của mình ở đâu. Bạn nên nhớ rằng, ngay cả những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, trước khi đòi hỏi quyền lợi thì họ cũng phải trải qua một chặng đường dài cống hiến và chứng minh mình có năng lực. Bởi vậy thay vì việc quá chú tâm vào mức lương, sinh viên mới ra trường nên tập trung trau dồi cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hơn.
4. Tự tin thái quá
Thực tế hiện nay, thực trạng tự tin một cách thái quá xuất hiện ở một bộ phận nhỏ sinh viên mới ra trường không phải là hiếm. Chúng ta bắt gặp đâu đó những câu chuyện như “Sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm, kỹ năng yếu, ngoại ngữ kém, doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu, nhưng luôn đòi hỏi mức lương cao” hay “sinh viên mới tốt nghiệp ảo tưởng mức lương 10-15 triệu VNĐ/tháng”.
Một thái độ tự tin là điều quan trọng mà một sinh viên mới ra trường cần có, tuy nhiên sự tự tin ở đây nên nằm trong năng lực của bản thân chứ không nên tự tin thái quá, tránh việc ảo tưởng. Hiểu rõ về năng lực thực sự của mình để từ đó cố gắng hơn nữa là điều quan trọng giúp bạn thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.
III. Thực trạng sinh viên mới ra trường và thị trường lao động ngành IT hiện nay
Theo báo cáo của đa số các trường Đại học trên cả nước, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường rất cao. Tuy nhiên thực tế hằng năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đều công bố có tới hàng ngàn cử nhân trình độ đại học thất nghiệp. Một số bộ phận nhỏ chỉ làm những công việc giản đơn không liên quan tới ngành nghề được đào tạo như phục vụ nhà hàng, chạy xe công nghệ, tiếp tân… Theo thống kê, trung bình mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Nhưng trong số đó có khoảng 10% sinh viên rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.
Thực trạng sinh viên mới ra trường và thị trường lao động ngành IT hiện nay
“Cung không đủ cầu” có lẽ là câu nói phù hợp nhất có thể bao quát được thực trạng thị trường lao động ngành công nghệ thông tin hiện nay. Theo báo cáo năm 2021 của TopDev, trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực ngành IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021 Việt Nam cần tới khoảng 450.000 nhân lực ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam (tính đến quý 1/2021) chỉ là 430.000, có nghĩa là có tới 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên cũng như các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp.
IV. Kết luận
Trên đây là một số thông tin về ưu điểm sinh viên tốt nghiệp, nhược điểm khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, thực trạng sinh viên mới ra trường hiện nay mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về sinh viên mới ra trường ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!