Y sĩ là thuật ngữ không mới, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn y sĩ với bác sĩ hay y tá. Vậy thực chất y sĩ là gì? Nhiệm vụ, chức năng của một y sĩ tại các đơn vị y tế ra sao? Chương trình đào tạo y sĩ cung cấp kiến thức, kỹ năng nào tới người học.

Y sĩ là thuật ngữ không mới trong lĩnh vực y khoa, tuy nhiên không ít người vẫn nhầm lẫn y sĩ với thuật ngữ bác sĩ hay y tá. Điều này dẫn tới nhiều nhầm lẫn nguy hại khi đăng ký chương trình đào tạo y sĩ.  Vậy thực chất y sĩ là gì? Nhiệm vụ, chức năng của một y sĩ tại các đơn vị y tế ra sao? Chương trình đào tạo y sĩ cung cấp kiến thức, chuyên môn nào tới người học. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của 123job.vn để có đánh giá phù hợp khi đăng ký ngành học y sĩ.

1. Ngành y sĩ là gì?

1.1. Y sĩ là gì?

Y sĩ là chức danh chỉ những người thực hiện công tác chăm sóc, điều trị cho người bệnh hay tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thực hiện đúng nội quy đơn vị khám chữa bệnh. Trong quá trình làm việc, đội ngũ y sĩ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình thăm khám và đưa ra kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp. Đây cũng là bộ phận quan trọng, góp phần điều tiết công việc, đảm bảo tiến trình thăm khám - điều trị diễn ra nhanh chóng và đúng nội quy. 
y sĩ là gì

1.2. Ngành Y sĩ đa khoa là gì?

Ngành Y sĩ đa khoa là ngành học đào tạo y sĩ, trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về y khoa: cấu tạo, hoạt động và chức năng cơ thể người; sự tác động qua lại giữa sức khỏe con người và môi trường sống; biện pháp cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe; kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị, phòng một số bệnh lý thông thường.
Ngoài kiến thức nền tảng, sinh viên được đào tạo chuyên sâu kỹ năng cần thiết: thực hành thăm khám và điều trị một số bệnh lý thường gặp; sơ cứu; phát hiện sớm và xử lý ban đầu các trường hợp cấp cứu tại các tuyến y tế ,...

1.3. Các cấp độ y sĩ hiện nay

Dựa trên căn cứ chứng chỉ hành nghề, đội ngũ y sĩ tại Việt Nam hiện nay thường được chia thành 2 cấp độ như sau: 
  • Các y sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề: Nhiệm vụ thực hiện dựa trên phân công của bác sĩ, cấp trên. Nhóm y sĩ này thường được giao công việc văn phòng, hành chính như quản lý hồ sơ bệnh nhân, tư vấn, đặt lịch hẹn khám bệnh, thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân…
  • Các y sĩ đã được cấp phép chứng chỉ hành nghề: Khi đã có giấy phép hành nghề, các y sĩ sẽ chịu trách nhiệm với các công việc chuyên môn, và hỗ trợ quá trình thăm khám - điều trị cho bệnh nhân cùng đội ngũ bác sĩ.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề, y sĩ cần đáp ứng đủ những điều kiện sau đây: 
  • Sở hữu một trong các văn bằng hoặc giấy chứng nhận phù hợp với hình thức hành nghề khám, chữa bệnh: 
  • Văn bằng chuyên môn y tế được cấp hoặc được công nhận tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận là Lương y.
  • Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  • Văn bản xác nhận quá trình thực hành, (trừ trường hợp Lương y, và người có bài thuốc, phương pháp chữa bệnh gia truyền). 
  • Giấy chứng nhận sức khỏe đủ để hành nghề.
  • Không thuộc các trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, công việc liên quan tới chuyên môn Y, Dược. 
Ngoài ra, quy định nêu rõ y sĩ cần đáp ứng 12 tháng thực hành tại bệnh viện mới được cấp chứng chỉ hành nghề đa khoa (Điểm b, Khoản 1, Điều 24 Luật Khám bệnh - Chữa bệnh 2009).
y sĩ là gì

2. Nhiệm vụ, công việc của y sĩ là gì?

Khi đảm nhiệm công tác tại cơ sở y tế, khám - chữa bệnh, đội ngũ y sĩ có chức năng, nhiệm vụ sau đây: 
  • Chẩn đoán và điều trị: Chịu trách nhiệm tiếp nhận, thu thập thông tin tiền sử bệnh. Phối hợp với bác sĩ trong công tác theo dõi, chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả: sơ cứu, kê đơn, xét nghiệm, biện pháp điều trị cần thiết. 
  • Chăm sóc tổng quát: Bao gồm nhiệm vụ tầm soát sức khỏe định kì, đưa ra các tư vấn y tế cần thiết: dinh dưỡng, lối sống, các phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh tật. 
  • Quản lý bệnh nhân: Thực hiện quản lý người bệnh trong quá trình điều trị, hỗ trợ quá trình đánh giá hiệu quả phương pháp điều chỉnh, đưa ra đánh giá, đề xuất điều chỉnh nếu có. Hướng dẫn người bệnh theo dõi, chăm sóc sức khỏe phù hợp. 
  • Chuyển tiếp chuyên môn: Phân loại cấp độ, chuyển tiếp bệnh nhân tới chuyên gia, bệnh viện tuyến trên trong những tình huống khẩn cấp. Cung cấp thông tin cần thiết về người bệnh, phối hợp với chuyên gia để thực hiện chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị hiệu quả. 
  • Tư vấn và giáo dục y tế: Thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn các vấn đề chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, cách duy trì lối sống lành mạnh. Giải đáp thắc mắc của người bệnh, đưa ra khuyến nghị cần thiết. 
  • Công tác y tế công cộng: Tham gia chương trình xây dựng tủ thuốc; Phát hiện, báo cáo nguy cơ dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng; Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế địa phương; Tham mưu chính sách quản lý sức khỏe cộng đồng cho chính quyền địa phương. 

y sĩ là gì

3. Điều kiện để trở thành y sĩ là gì?

Y sĩ là chức danh chuyên môn, để đảm nhiệm vị trí y sĩ bạn cần đáp ứng những điều kiện nhất định, bao gồm: 

Trình độ đào tạo 

  • Yêu cầu cụ thể: tiêu chuẩn trình độ đào và bồi dưỡng của y sĩ là phải tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp trở lên (Quy định tại Khoản 2, Điều 18, , Thông tư liên tịch 10/20125/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ). 
  • Ngoài yêu cầu bằng cấp trên, một y sĩ được đạt điều kiện cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng y khoa, đảm bảo cập nhật kiến thức mới, kiến thức chuyên sâu liên tục trong thời gian công tác. 

Năng lực nghiệp vụ, chuyên môn

  • Trước hết, các y sĩ cần hiểu quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, qua đó thực đúng, tốt chức trách của mình. 
  • Chuyên môn chẩn đoán, xác định triệu chứng các bệnh lý phổ biến và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. 
  • Khả năng phát hiện, can thiệp và dự phòng những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
  • Kỹ năng tổ chức triển khai, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người bệnh và công việc quản lý sức khỏe, quản lý hồ sơ bệnh lý. 
  • Kỹ năng tổ chức, đánh giá dự án, chương trình y tế. Các kỹ năng làm  việc nhóm, phối hợp với các bộ phận chuyên môn, các ban ngành đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 

y sĩ là gì

4. Phân biệt y sĩ, bác sĩ và y tá

Tiêu chíY sĩ Y táBác sĩ
Hệ đào tạoTrung cấp
Cao đẳng
Sơ cấp 
Trung cấp
Đại học
Thời gian đào tạo18 – 36 tháng9 – 18 thángChương trình đào tạo kéo dài 6 năm 
Lĩnh vực chuyên mônTập trung chăm sóc sức khỏe tổng quát và cơ bản cho người bệnh, cộng đồng Hỗ trợ quá trình chăm sóc sức khỏe người bệnh Đi sâu vào những chuyên khoa cụ thể: phẫu thuật, nội tiết, tim mạch, sản, nhi…
Nhiệm vụ- Hỗ trợ, phối hợp với bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh. 
- Sơ cứu cơ bản; tiếp nhận, hướng dẫn bệnh nhân trong quá trình điều trị. 
- Thực hiện công việc theo chỉ định của bác sĩ: Vệ sinh bệnh nhân, khu vực bệnh xá, theo dõi lịch uống thuốc, quá trình phục hồi chức năng…


- Thăm khám, chẩn đoán 
- Xây dựng phương án điều trị phù hợp
- Thực hiện phẫu thuật (nếu cần hoặc phù hợp chuyên môn). 
- Nhiệm vụ thường có sự can thiệp vào cơ thể người bệnh. 

 

 

Chứng chỉ hành nghềChứng chỉ hành nghề Y sĩ Không bắt buộc Bắt buộc có chứng chỉ hành nghề Bác sĩ
Đơn vị công tácTuyến y tế cơ sở: TP/Tỉnh, Quận/Huyện, Xã/Phường; 
Phòng khám 
Đơn vị y tế từ trung ương tới cấp cơ sở, các phòng khám, bệnh viện tưMọi tuyến y tế từ cơ sở y tế trung ương đến địa phương, phòng khám
Cấp phép mở phòng khám tưKhông được phép mở phòng khám tưKhông được phép mở phòng khám tưĐược cấp phép mở phòng khám tư nếu đủ điều kiện. Trong đó cần có chứng chỉ hành nghề 54 tháng

5. Chương trình đào tạo y sĩ đa khoa 

5.1. Ngành y sĩ thi khối nào?

Hầu hết các trường khi tuyển sinh nhóm ngành y thường ưu tiên lựa chọn sinh viên từ các hai khối: A00: Toán – Vật lý – Hoá học và khối B00: Toán - Hóa - Sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường mở rộng lựa chọn của mình đối với sinh viên đầu vào chuyên ngành y sĩ. Ngoài hai khối A00, B00 như truyền thống, các, ngành y sĩ còn xét tuyển những khối sau đây: 
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học.
  • B01: Toán – Sinh học – Lịch sử.
  • B03: Toán – Ngữ văn – Sinh học.
  • B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân.
  • C08: Ngữ văn – Hóa học – Sinh học.
  • D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh.
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh.

5.2. Chương trình đào tạo y sĩ học những gì?

Khi theo học ngành y sĩ, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về y học, kiến thức chuyên sâu phục và kỹ năng cần thiết để đảm bảo sinh viên sau tốt nghiệp đảm nhiệm tốt trách nhiệm của một y sĩ. Những kiến thức, kỹ năng sinh viên được trang bị bao gồm: 
  • Kiến thức cơ sở: Y học cơ sở; Dược lý; Điều dưỡng cơ bản: Kỹ thuật điều dưỡng; Y học cơ sở
  • Nhóm kiến thức chung của ngành và kiến thức chuyên ngành y sĩ: Bệnh truyền nhiễm – xã hội; Y tế công cộng; Bệnh nội – ngoại khoa; Sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em; Kỹ năng lâm sàng; Bệnh chuyên khoa; Phục hồi chức năng; Vi sinh - Ký sinh trùng; Giải phẫu sinh lý…
  • Ngoài nhóm kiến thức nền tảng, chuyên môn, sinh viên ngành y sĩ được tham gia các học phần lý thuyết và thực tế về các kỹ năng chuyên môn như: Kỹ năng lâm sàng; Kỹ năng chẩn đoán, thăm khám; Kỹ năng giải phẫu…

y sĩ là gì

5.3. Y sĩ nên học trường nào?

Với chuyên ngành y sĩ đa khoa, bạn có thể tham khảo đơn vị đào tạo y sĩ uy tín sau đây: 
  • Khu vực miền Bắc: Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng Hà Nội: Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội; Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội; Cao đẳng y tế Hà Đông; Cao đẳng Y tế Thái Nguyên; Cao đẳng Y Hà Nội…
  • Khu vực miền Trung: Cao đẳng Miền Trung; Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng; Cao đẳng Công nghệ Y - Dược Việt Nam…
  • Khu vực miền Nam: Đại học Y Dược TPHCM – Hệ Trung cấp; Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – Hệ Trung cấp; Trung cấp Quân Y II; Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn; Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng TP HCM; Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á

5.4. Học y sĩ ra trường làm gì, công tác ở đâu?

Với nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tốt các các cơ sở y tế địa phương, phòng khám, bệnh viện, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với những vị trí, công việc quan trọng sau: 
  • Văn phòng y khoa: Chịu trách nhiệm hành chính, giấy tờ như tiếp đón bệnh nhân, tư vấn, sắp xếp lịch khám chữa bệnh,…
  • Công việc lâm sàng: Thực hiện sơ cứu, đo chỉ số sinh tồn của bệnh nhân; Hướng dẫn bệnh nhân tham gia các bài đánh giá y khoa;; Giải thích quy trình khám chữa bệnh và điều trị,...
  • Công việc tại bệnh viện, hỗ trợ bác sĩ: Chăm sóc sức khỏe người bệnh, theo dõi, đảm bảo quá trình điều trị, hỗ trợ chuyển phòng bệnh, thăm hỏi sức khoẻ bệnh nhân,…
  • Công việc chuyên môn: Làm việc tại các vị trí chuyên ngành như khoa nhi, khoa sản,…
  • Công tác y tế địa phương: Công tác sức khỏe địa phương; Tham vấn xây dựng chính sách sức khỏe; Tuyên truyền phòng chống bệnh tật; Phát hiện, báo cáo, đề xuất phương án xử lí bệnh dịch,...

y sĩ là gì

Kết luận

Trên đây là bài viết với nội dung những điều cần biết khi đăng ký chương trình đào tạo y sĩ: Y sĩ là gì; Nhiệm vụ, công việc của y sĩ tại đơn vị y tế; Sự khác nhau giữa y sĩ, y tá, bác sĩ và Chương trình đào tạo y sĩ hiện nay tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin có thể giúp bạn đọc đưa ra lựa chọn phù hợp với định hướng của bản thân. Đừng quên theo dõi 123job.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin ngành, nghề hấp dẫn mới nhất bạn nhé.