Thế giới ngày càng phát triển, ngôn ngữ tiếng Anh thông dụng để giao tiếp giữa các nước. Ngoài những kiến thức cần thiết thì phiên dịch tiếng Anh cần có những kinh nghiệm để công việc trở nên dễ dàng hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để
Việc phiên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt là công việc không hề đơn giản và dễ dàng đối với người Việt Nam, mặc dù tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Thực tế chỉ ra rằng, có rất nhiều người thông thạo cả hai thứ tiếng nhưng vẫn mắc những lỗi cơ bản trong phiên dịch tiếng Anh.
Giống như việc làm phiên dịch tiếng Trung, phiên dịch tiếng Hàn, lượng người Việt Nam giỏi tiếng Anh hiện nay không hề ít và số người theo đuổi nghề phiên dịch tiếng Anh cũng khá nhiều. Song, dịch thuật là một nghề khó đòi hỏi vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ phải thật sâu rộng cùng với kỹ năng ngoại ngữ tốt. Để một bản dịch thực sự thuần tiếng Việt, êm tai là chuyện không hề dễ dàng. Vì thế kỹ năng đòi hỏi ở một dịch giả không chỉ đơn giản là kiến thức ngoại ngữ mà còn ở vốn văn hóa và kiến thức chuyên ngành sâu rộng.
Đây cũng là lý do vì sao ngành dịch vụ dịch thuật hay công ty nhận phiên dịch tiếng Anh vẫn có đất. Ở bài viết này, 123job sẽ bật mí cho các bạn TOP 10 kinh nghiệm mà bất kỳ phiên dịch viên tiếng Anh nào cũng cần học hỏi.
I. Nắm rõ cấu trúc ngữ pháp và văn phong song ngữ
Việc hiểu rõ ngôn ngữ để phiên dịch tiếng Anh trong văn bản dịch, bao gồm cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là điều kiện tiên quyết để có một văn bản dịch chính xác. Tiếng Việt và tiếng Anh có rất nhiều điểm tương đồng như cùng sử dụng bảng chữ cái latinh, đều phong phú về từ vựng và ngữ pháp...
Tuy nhiên, đây vẫn là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, đặc biệt là trong cấu trúc ngữ pháp, dấu câu và văn phong sử dụng. Chỉ khi hiểu được hai ngôn ngữ, chúng ta mới có thể phiên dịch viên tiếng Anh đúng nghĩa đồng thời diễn đạt phù hợp với mạch suy nghĩ của người Việt Nam.
Tuyên phiên dịch tiếng Anh tại 123Job
II. Chú ý đến văn cảnh câu văn
Hãy từ bỏ thói quen dịch theo từ (word-by-word), thay vào đó bạn hãy đọc để hiểu ý của toàn bộ đoạn văn, sau đó diễn đạt lại theo cách của mình thật phù hợp. Hãy đặc biệt chú ý đến ngữ cảnh và tình huống của văn bản để dịch cho đúng và không làm mất đi ý nghĩa câu chuyện mà tác giả muốn truyền đạt.
Bạn cũng có thể thay đổi trật tự từ, câu hay thêm bớt từ để phù hợp với văn phong của Việt Nam nếu cần thiết. Tuy nhiên, hãy cân nhắc điều này có ảnh hưởng đến nghĩa gốc của văn bản tiếng Anh không khi phiên dịch tiếng Anh nhé!
Ví dụ: Thành ngữ tiếng Anh “as quiet as a mouse” có thể được dịch với thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt là “im như thóc” để thuần Việt mà không làm thay đổi nghĩa của cả câu.
III. Trau dồi kiến thức chuyên ngành và lĩnh vực dịch
Bạn sẽ không thể dịch thuật chính xác nếu không có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết đối với cả hai ngôn ngữ cần dịch và lĩnh vực đang dịch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao như dịch chuyên ngành luật hay dịch chuyên ngành kỹ thuật.
Những văn bản này chứa một lượng lớn từ ngữ và thuật ngữ chuyên ngành mà để dịch xuôi và đúng thì người phiên dịch viên tiếng Anh cần phải hiểu vấn đề. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng làm văn bản dịch trở nên vô nghĩa hoặc sai nghĩa.
Ví dụ: Bộ phim “Red Eye” nếu dịch theo nghĩa đen của từng từ sẽ là “Mắt đỏ”. Tuy nhiên, cách dịch này không chính xác, vì cụm từ “Red Eye” ở đây thực ra ám chỉ những chuyến bay đêm – được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ.
IV. Chú ý đến yêu cầu về chất lượng văn bản
Văn phong tốt, dễ đọc, dễ hiểu sẽ tiết kiệm được thời gian kiểm duyệt của khách hàng nhằm để lại cho khách hàng ấn tượng tốt về người phiên dịch. Đó là một số yếu tố mà 123job khuyên bạn nên xem xét khi đánh giá chất lượng của bản dịch. Đây cũng là các tiêu chuẩn mà người
phiên dịch viên tiếng Anh cần phải để ý khi nhận các dự án dịch thuật tài liệu.
V. Sử dụng ngôn ngữ thông dụng hay thuật ngữ khoa học?
Trong tiếng Anh, một từ có vẻ như là thuật ngữ khoa học đôi lúc lại được dịch sang nghĩa khác với từ có nghĩa thông dụng.
Ví dụ: Bạn có nên dùng từ “anomaly” trong khi từ “fault” có vẻ tự nhiên hơn. Vậy nên dịch thành “pulmonary disease” trong khi từ “lung disease” sẽ dễ hiểu hơn với đại đa số người nghe.
Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, ngữ cảnh, tính cách của nhân vật mà người phiên dịch viên tiếng Anh có thể lựa chọn ngôn ngữ thông dụng hay khoa học cho phù hợp nhất.
VI. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu và hợp nghĩa nhất?
Bản phiên dịch tiếng Anh thực sự đề cập đến “social insertion”, trong khi “social integration” đang được sử dụng phổ biến hơn. Nên đề cập đến “eventual problems” hay chỉ là “potential issues”. Hay là có nên sử dụng “administrative situation” trong khi “administrative status” được sử dụng phổ biến hơn.
Việc của người phiên dịch là cân nhắc từ ngữ dễ hiểu và hợp nghĩa nhất để cung cấp cho người đọc một góc nhìn toàn diện nhất.
VII. Những cấu trúc từ ngữ nào được dùng nhiều hơn?
Chẳng hạn như tiếng Anh sử dụng cụm từ “remotely-accessible device” để chỉ thiết bị được điều khiển từ xa trong khi những ngôn ngữ khác sử dụng cụm từ có vẻ diễn giải nhiều hơn là “device that is accessible remotely” hoặc “device that allows remote access”. Vấn đề này cần được hiểu rõ để tài liệu văn bản hoặc dịch phim, dịch video, clip tiếng Anh của bạn có độ phù hợp cao và dễ hiểu đến khán giả.
VIII. Phân biệt cụm từ “of”, “for” và những cụm ghép thay thế
Ví dụ như là: “strategy of/for sales” được dùng phổ biến hơn là “sales strategy”.
Như vậy, ta có thể thấy ở đây “of”, “for” là bổ ngữ khi thêm vào thì câu ví dụ có nghĩa dùng để biểu thị ai (hoặc đôi khi cái gì) là người nhận của bổ ngữ trực tiếp.
IX. Mạo từ xác định ("the", "a", "your"…) trong các thuật ngữ tiếng Anh
Đối với cụm từ “saw an increased productivity” được dùng phổ biến hơn cụm từ “saw increased productivity”. Càng khó khăn hơn khi cụm từ “the terms and the conditions”, “the towns and the cities” được dùng phổ biến hơn nhiều so với cụm từ “the terms and conditions”, “the towns and cities”. Tuy nhiên, đối với các loại ngôn ngữ không cho phép dùng chung mạo từ cho 2 danh từ như tiếng Pháp, trong khi đó việc lặp lại mạo từ “the” 2 lần là điều bất thường trong tiếng Anh.
Chính vì vậy bạn nên thay đổi văn cảnh để không lặp lại mạo từ trong khi sử dụng và dịch thuật tiếng Anh.
X. Bản dịch là bản thuần thuyết minh và hùng biện như tiếng Anh hay là phong cách khác?
Bản phiên dịch tiếng Anh là bản thuần thuyết minh và hùng biện như tiếng Anh.
Bạn có thể thấy biển báo ở bảo tàng Pháp ghi rằng “the king will die in 1483”. Sẽ khó khăn hơn khi phiên dịch tiếng Anh các bản có sử dụng các câu hỏi tu từ (Điều này thường xuất hiện ở các ngôn ngữ dạng Tây Ban Nha, nó làm cho bản dịch của bạn có vẻ ngớ ngẩn).
Khi phiên dịch tiếng Anh, bạn cần phải có quyết định chính xác, ví dụ như đối với văn bản mang tính trịnh trọng như hợp đồng thì nên sử dụng "don't", "can't" hay "do not", "cannot", "Who… to?" với "To who(m)…?", bạn cần biết phong cách viết nào thực sự gây ấn tượng tốt cho người đọc.
XI. Học gì để trở thành biên phiên dịch tiếng Anh
Tuy hiện nay biên phiên dịch đang là một trong những ngành hot được nhiều người chọn lựa làm định hướng phát triển tương lai thế nhưng học gì để sau ra trường có thể làm nghề này? Học phiên dịch tiếng anh ở đâu? Hay học biên phiên dịch tiếng anh ở đâu TpHCM.
Với nghề biên phiên dịch tiếng Anh, bạn có thể đăng ký theo học tại khá nhiều các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc có chuyên ngành biên phiên dịch. Tuy nhiên nếu như bạn đủ điểm đầu vào của các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành biên phiên dịch đó hay không không muốn kéo dài thời gian học quá lâu thì cũng đừng lo lắng vì hiện nay còn có khá nhiều các trung tâm dạy tiếng Anh ngắn hạn hoặc bạn có thể đăng ký học các khóa học phiên dịch tiếng anh online, biên dịch online và vẫn được nhận chứng chỉ như bình thường nhé. Và với một thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, thì việc học tiếng Anh online đang diễn ra rất phổ biến và thu hút nhiều người dùng bởi những tiện ích mà nó đem lại như không phải mất thời gian đi lại hay có thể tham gia lớp học bất cứ lúc nào mà hiệu quả mang lại cũng tương đối cao. Bởi thể nếu như bạn cũng đang có mong muốn trở thành một biên dịch hay phiên dịch viên tiếng Anh nhanh nhất có thể thì bạn có thể tham gia ngay các khóa học biên phiên dịch tiếng Anh online như này nhé.
XII. Phiên dịch tiếng Anh làm ở đâu
Với việc làm nghề biên phiên dịch tiếng Anh, chắc chắn điều mà nhiêu người quan tâm nhất hiện nay là với nghề này thì sẽ xin việc được ở trong những lĩnh vực nào? Tại những đâu?
- Đối với ngành nghề này bạn có thể tìm kiếm việc làm tại một số những địa chỉ sau:
- Các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có chi nhánh, trụ sở tại Việt Nam. Chẳng hạn bạn có thể thấy nhu cầu tuyển dụng tại những thị trường như tuyển dụng tại Bắc Ninh... bạn có thể dễ dàng tìm thấy một công việc liên quan đến iên phiên dịch tiếng Anh tại đây.
- Các công ty, doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam (hoặc bạn có thể đăng ký làm việc tại nước ngoài nếu có nhu cầu) như: UNICEF, APEC, UNESCO,… hay các tổ chức thương mại quốc tế.
- Các công ty, doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ truyền thông số thì bên cạnh những công việc biên – phiên dịch full time thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm được những thông tin tuyển dụng khác như: tuyển biên dịch tiếng Anh online, tuyển biên dịch tiếng Anh online tại nhà, phiên dịch tiếng Anh tại nhà, tuyển biên dịch sách tiếng Anh, tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Anh tại TpHCM, tìm việc làm tại Hà Nội với vị trí biên dịch viên, tuyển thực tập biên dịch tiếng Anh, phiên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt hay các công việc dịch thuật tiếng anh tại nhà, dịch tiếng Anh chuyên ngành,… Hãy tìm các mẫu CV và áp dụng cách viết cv tiếng Anh phù hợp để nắm bắt những cơ hội việc làm phù hợp nhất với bạn.
XIII. Kết luận
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm phiên dịch tiếng Anh mà 123job.vn muốn bạn học hỏi thêm về công việc, kỹ năng phiên dịch tiếng Anh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết cho những ai có định hướng trở thành một phiên dịch tiếng Anh chuyên nghiệp và lâu dài. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.