Bạn đã biết cách để thông qua một buổi phỏng vấn mà có thể biết được ứng viên có đang sở hữu những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tôi tìm hiểu ngay 5 cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn


Kỹ năng mềm từ lâu đã không còn xa lạ mà đã trở thành một trong những điều kiện cần và đủ để đánh giá xem ứng viên có thật sự phù hợp với doanh nghiệp và công việc được giao hay không. Thông qua các câu hỏi phỏng vấn và các kỹ năng phỏng vấn của bộ phận HRcó thể nhìn nhận ra được những khả năng trong kỹ năng mềm của ứng viên. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để xem những công ty doanh nghiệp lớn đã thu hút và tìm kiếm các đối tượng tài năng về công ty của họ như thế nào nhé

I. Tuyển dụng nhân lực là gì? 

1. Khái niệm

Tuyển chọn nhân lực chính là thông qua quá trình không ngừng tìm kiếm và vận dụng các kỹ năng phỏng vấn để đưa ra các câu hỏi phỏng vấn trong buổi pho gr vấn để tìm về nguồn nhân lực phù hợp cho doanh nghiệp

5 cách để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn

Tuyển dụng nhân lực là gì? 

2. Quy trình

Quy trình tuyển dụng được chia làm 2 khâu cơ bản nhất là tìm kiếm ứng viên và tuyển chọn, phỏng vấn ứng viên theo các bước sau:

  • Bước 1: đưa ra công việc cần tuyển dụng
  • Bước 2: Thông báo tuyển dụng nhân sự
  • Bước 3: Thu nhận và xử lý hồ sơ
  • Bước 4: Tổ chức phỏng vấn thi tuyển 
  • Bước 5: Đánh giá ứng viên
  • Bước 6: Quyết định tuyển dụng qua phỏng vấn
  • Bước 7: Đưa ứng viên hội nhập với doanh nghiệp

Tùy mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp mà có thể thêm bớt các bước trên cho hoàn thiện

3. Các nguồn tuyển dụng

CÓ 2 NGUỒN TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CHÍNH CẦN LƯU Ý

  • Bên trong doanh nghiệp: những người đã làm, lao động trong doanh nghiệp và có nhu cầu muốn chuyển đổi vị trí, công việc
  • Bên ngoài doanh nghiệp: những ứng viên chưa từng làm việc ở doanh nghiệp nhưng muốn được phỏng vấn và đi làm ở doanh nghiệp

II. Nghịch lý trong đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố rất quan trọng để có thể đánh giá ứng viên nhất là thông qua các câu hỏi phòng vấn và các kỹ năng phỏng vấn. Lý do chúng ta có thể bắt đầu sự nghiệp với các kỹ năng cứng vốn có những để có thể phát triển và duy trì sự nghiệp ấy thì nhất định cần phải có kỹ năng mềm để hỗ trợ thêm 
 
Một người lãnh đạo thông minh không chỉ cần biết về các kiến thức chuyên ngành mà bên cạnh đó cũng rất cần biết đến những kỹ năng về khả năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và có đầu óc khả năng tư duy chiến lược tốt. Chẳng hạn như trong lĩnh vực kỹ thuật, một người lập trình viên không chỉ cần biết viết code mà cũng rất cần đầu óc tư duy sáng tạp và khả năng giải quyết vấn đề
 
Một người học giỏi các kỹ năng cứng, tài năng nhưng lại không có khả năng làm việc nhóm, không có khả năng giao tiếp đàm phán với khách hàng, đối tác, hoặc không biết cách tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, thì sẽ không đem lại được nhiều giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.

  5 cách để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn

Nghịch lý trong đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

Tuy nhiên, rất khó để khó thể đánh giá chính xác về kỹ năng mềm của ứng viên chỉ thông qua các câu hỏi phỏng vấn sơ sài từ những nhà tuyển dụng không có kỹ năng phỏng vấn. Nhà tuyển dụng phải là những cán bộ hr xuất sắc trong nhìn nhận con người thông qua các cách mà họ thể hiện trong buổi phỏng vấn. Thế nhưng điều này vẫn là khá khó vì thế chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn 5 cách để có thể đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên thông qua các câu hỏi phỏng vấn và các kỹ năng phỏng vấn của những công ty hàng đầu thế giới nhé

III. 5 cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

1. Yêu cầu ứng viên tự đánh giá kỹ năng mềm của mình theo thang điểm

Khi buổi phỏng vấn được diễn ra, hãy cho ứng viên tự liệt kê những kỹ năng mềm cần thiết phù hợp với công việc mà họ đang ứng tuyển. Sau đó bạn để họ tự đánh giá theo thang điểm cho trước xem đâu là kỹ năng cần thiết nhất. Một ứng viên có kỹ năng mềm giỏi sẽ biết được điều gì là quan trọng đối với công việc của mình. Sau khi hoàn thành xong các câu hỏi phỏng vấn này chúng ta có thể đến với các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng tiếp theo

2. Đưa ra các câu hỏi hành vi và lắng nghe quan điểm của ứng viên

Các câu hỏi hành vi sẽ cho thấy một phần kinh nghiệm đời sống của ứng viên. Các câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp bộ phận HR đánh giá được độ “trải đời” của người đến phỏng vấn. Kỹ năng phỏng vấn này sẽ cho bạn biết được liệu ứng viên có chịu được áp lực hay không, có khả năng giao tiếp tốt không, và cả đạo đức nghề nghiệp của họ. Sau đây là một vài ví dụ về câu hỏi hành vi mà chúng tôi gợi ý phỏng vấn như sau:

  • Bạn đã gặp phải vấn đề với cấp trên bao giờ chưa? Nếu đã gặp rồi thì bạn đã giải quyết nó như thế nào?
  • Khi các thành viên trong nhóm của bạn bất hòa với nhau bạn sẽ giải quyết như thế nào?
  • Hãy nói cho chúng tôi biết về người mà bạn cho rằng là tuyệt nhất đối với bạn và người đó đã dạy bạn những gì, cho bạn biết những điều gì để bạn có thể ngưỡng mộ họ như vậy
  • Bạn đã gặp phải một vấn đề vô cùng khó khăn chưa và bạn giải quyết, vượt qua nó như thế nào?

3. Đặt ra câu hỏi tình huống

Những câu hỏi tình huống sẽ là các câu hỏi phỏng vấn mà các HR sử dụng để biết được ứng viên đã sử dụng những cách giải quyết như thế nào để giải quyết một vấn đề có khả năng xảy ra trong công ty của họ. Những câu hỏi tình huống trong buổi phỏng vấn sẽ yêu cầu các HR phải chọn những tình huống không được liên quan đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

5 cách để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn

Đặt ra câu hỏi tình huống

Chẳng hạn bạn có thể đưa ra các câu hỏi phỏng vấn về việc bất đồng qua điểm giữa các cá nhân trong tập thể công ty. Nếu như ứng viên cho rằng quan điểm của những người khác không đáng được lắng nghe hay tôn trọng thì rõ ràng rằng bản thân người đấy không thể phù hợp với môi thường làm việc nhóm nhiều như doanh nghiệp, công ty Startup,…

4. Thử xem họ có tham gia câu lạc bộ hay tổ chức nào không

Đây chính là một trong các kỹ năng phỏng vấn để biết được thực tế về kinh nghiệm làm việc nhóm của ứng viên. Họ có thể sẽ trở thành một thành viên tích cực, có ích trong nhóm. Hoặc bạn cũng có thể phỏng vấn về các hoạt động ngoại khóa, như là thể thao, văn nghệ đều thể hiện lên mức độ năng động của ứng viên

5.Bảng điểm đánh giá

  • Bảng điểm để đánh giá ứng viên:

Nếu như bạn không muốn phỏng vấn để cho ứng viên tự chỉ ra và đánh giá kỹ năng mềm của họ, thì bạn có thể soạn ra các câu hỏi về kỹ năng mềm để họ điền vào. Đây là một kỹ năng phỏng vấn đem lại sự linh hoạt, hiệu quả và quy củ hơn rất nhiều

  • Cách chấm điểm:

Những HR hoàn toàn có thể đưa ra bảng điểm và đánh giá ứng viên với các tiêu chí phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp mà mình đang phỏng vấn tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo 3 cấp độ mà chúng tôi sắp xếp dưới đây.
•    Cấp độ 1 – cấp độ Yếu: Ứng viên chỉ có khả năng xử lý các tình huống giao tiếp ứng xử dễ, không có quá nhiều thứ phải giải quyết. 
•    Cấp độ 2 – cấp độ Trung bình: Ứng viên chỉ có thể xử lý những tình huống giao tiếp, mâu thuẫn ở mức trung bình. 
•    Cấp độ 3 – cấp độ Mạnh: Ứng viên có khả năng xử lý những tình huống mâu thuẫn và bất đồng ở mức khó và căng thẳng

IV. Mẫu câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm cần thiết cho công ty bạn

1. Kỹ năng giao tiếp

  • Hãy giới thiệu bản thân bạn trong 2 phút để tôi cảm thấy ấn tượng nhất 
  • Hãy tưởng tượng ra cảnh bạn đang phải giải thích với người bà đã cao tuổi của mình về công việc mình đang làm
  • Nếu đồng nghiệp coi thành quả trong công việc mà bạn cố gắng từng ngày chỉ là vớ vẩn thì bạn sẽ làm gì?
  • Bạn thích giao tiếp bằng ngôn ngữ văn bản hay bằng lời nói?

2. Kỹ năng làm việc nhóm

  • Bạn thường thích làm việc độc lập một mình hay theo nhóm hơn? Giải thích lý do?
  • Nếu như các thành viên trong nhóm đồng nhất ý kiến về một việc, một quan điểm nhưng chỉ riêng bạn thì không thì bạn sẽ làm gì?
  • Bạn sẽ cảm thấy như thế nào và làm gì nếu như một thành viên trong nhóm cứ luôn không hoàn thành nhiệm vụ?

3. Kỹ năng lãnh đạo

  • Bạn sẽ hành động như thế nào nếu như bạn phát hiện sếp của bạn đã làm sai, quyết định sai một việc gì đó?
  • Theo bạn, người sếp như thế nào là người sếp lý tưởng?
  • Nếu như công ty đang gặp vấn đề và muốn sa thải một số các nhân viên, Bạn sẽ làm thế nào để có thể đưa ra quyết định sa thải một người?

4. Kỹ năng thích nghi

  • Trong sự nghiệp của mình, sự thay đổi nào khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?
  • Nếu như một sự cố ngoài kế hoặc sảy ra thì bạn sẽ làm như thế nào?
  • Đối với những công việc mang tính lặp lại, bạn có thích hay không?

5. Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề

  • Bạn đã từng gặp phải những vấn đề gì trong công việc và bạn giải quyết chúng như thế nào
  • Bạn đã bao giờ phân tích thông tin liên quan đến việc để giải quyết một vấn đề nào đó hay chưa?
  • Khi đang trong cơn khủng hoảng mà phải giải quyết một vấn đề, bạn đã đối mặt như thế nào

6. Kỹ năng sáng tạo

  • Nếu phải đặt tên cho cuốn sách của cuộc đời bạn thì bạn sẽ đặt tên nó là gì?
  • Để thúc đẩy khả năng sáng tạo của các thành viên trong cuộc họp, bạn sẽ làm như thế nào?

7. Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ

  • Để xây dựng mối quan hệ tốt với người khác thì đâu sẽ là yếu tố mấu chốt, quan trọng
  • Bạn sẽ sử lý như thế nào nếu xảy ra căng thẳng với đồng nghiệp của mình?
  • Nói về một trường hợp mà bạn đã làm thế nào để xây dựng được mối quan hệ tốt với người mà bạn từng không hề thích 

8. Kỹ năng quản lý thời gian

  • Bạn có thể làm nhiều việc một lúc không?
  • Khi deadline gần đến, bạn có ưu tiên cho công việc hay không?
  • Nếu như gần cuối ngày mà sếp lại giao cho bạn rất nhiều việc thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

9. Đạo đức nghề nghiệp

  • Bạn thấy đâu đạo đức quan trọng nhất khi đi làm ?
  • kể về một trường hợp về đạo đức kho xử ở nơi bạn làm việc trước kia?
  • Nếu bạn làm xong việc sớm hơn thời gian quy định thì bạn sẽ dành cả chiều nghỉ ngơi hay xin thêm việc để làm?

10. Kỹ năng tổ chức công việc

  • Kể về một lần kế hoạch của bạn vạch ra đem đến hiệu quả cho công việc của bạn
  • Khi phải làm nhiều dự án khác nhau thì bạn tổ chức công việc của mình như thế nào ?
  • Khoảng thời gian bạn dọn dẹp các file trong máy tính của mình?

5 cách để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn

Kỹ năng tổ chức công việc

11. Kỹ năng xử lý feedback

  • Bạn đã bao giờ phải nghe những lời phê bình, nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?
  • Nếu như một thành viên trong team của bạn nói rằng bạn làm việc không tốt thì bạn sẽ phản ứng và giải quyết như thế nào?
  • Nói về một trường hợp bạn đã tiếp thu ý kiến phê bình của người khác như thế nào?

12. Kỹ năng xử lý stress

  • Bạn vượt qua Stress bằng những cách nào?
  • Nói về việc khiến bạn Stress thời gian gần đây và cách bạn xử lý nó?

13. Kỹ năng quyết định

  • Nếu bạn phải đưa ra quyết định dưới áp lực cao thì bạn sẽ xử lý nó như thế nào?
  • Bạn có bao giờ đùn đẩy trách nhiệm của mình cho người khác chưa?
  • Quyết định khó khăn nhất bạn từng đưa ra và cách bạn đưa ra quyết định ấy?

14. Trung thực

  • Đối với lượng công việc đè nặng bạn đã bao giờ cảm thấy mình không thể hoàn thành hay chưa?
  • Kể về một ví dụ mà bạn nghĩ rằng không nên quá trung thực trong môi trường làm việc

15. Kỹ năng thuyết trình

  • Trước khi ngày thuyết trình diễn ra bạn sẽ chuẩn bị những gì?
  • Nếu khán giả tỏ vẻ chán nản trong buổi họp thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
  • Có một tin không hay mà bạn phải nói cho cả team biết thì bạn sẽ nói như thế nào?

V. Kết 

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn 5 cách để có thể phỏng vấn và tuyển dụng được các ứng viên có phần kỹ năng mềm tốt, phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi đã nói về các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng, những kỹ năng phỏng vấn mà một người làm HR nên biết để có thể nhìn nhận và đánh giá ứng viên sao cho đúng và chuẩn nhất. Rất mong bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn và sẽ có thể giúp cho các bạn tuyển dụng được những ứng viên tài năng kỹ năng mềm để cùng nhau đem doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa