Critical thinking là mà được coi là chìa khóa dẫn đến sự thành công và tầm quan trọng của nó đối với mỗi chúng ta. Tư duy rèn luyện gồm những kỹ năng gì? Và phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả nhất
“Critical thinking” là gì mà được coi là phương pháp giáo dục “hot” nhất hiện nay trên toàn thế giới. Critical thinking được coi là một kỹ năng mềm và ngày càng được chú trọng trong môi trường giáo dục, doanh nghiệp. Những người có tư duy phản biện thường nổi bật trong một tập thể vì họ thường đưa ra những ý kiến cá nhân sáng tạo và được đánh giá rất cao. Vậy critical thinking là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện như nào? Bạn hãy cùng tôi đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
I. Critical thinking là gì?
“Critical thinking” còn có nghĩa là tư duy phản biện. Nó bao gồm hai khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) kết hợp với suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking). Critical thinking là những giai đoạn kiểm tra, phân tích và đánh giá thông tin đã có theo nhiều cách nhìn khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan, làm cho vấn đề đã đặt ra sáng tỏ hay có cái nhìn đúng đắn về nó. Lập luận phản biện phải có tính rõ ràng, logic, bằng chứng xác thực.
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, hiện nay những người làm về giáo dục cho rằng các trường học nên chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức cho học sinh theo phương pháp critical thinking thay vì để cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách thụ động, kém hiệu quả. Critical thinking không nhất thiết là bạn phải đưa ra ý kiến, nhận xét của mình về một vấn đề mà nó có thể dựa trên cảm xúc của bạn (yêu, ghét, không thích). Hay những hiện tượng xảy ra xung quanh bạn hàng ngày mà bạn quan tâm, dù nó có thể không đem lại lợi ích cho người khác. Điều quan trọng của tư duy phản biện là nó giúp bạn phân loại chính xác những gì là đúng và những gì không đúng, và cho bạn một nền tảng kiến thức vững chắc để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Critical thinking là gì?
II. Tầm quan trọng của critical thinking là gì?
Critical thinking (tư duy phản biện) được xem là một kỹ năng vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào, đặc biệt trong nghiên cứu, giáo dục, pháp lý... Tư duy phản biện giúp ta có thể nâng cao khả năng lập luận một cách rõ ràng và súc tích. Không có tư duy phản biện thì bạn chỉ nhìn được bề nổi của mọi vấn đề. Khi bạn thấy một tuyên bố của một chính trị gia trên mạng xã hội, bạn có chấp nhận nó theo giá trị bề ngoài của nó? Bạn có chấp nhận một số ý kiến của một số người nhưng một vài người khác thì không. Đó cũng được coi là tư duy phản biện vì bạn đã đưa ra một phán xét nào đó dựa trên kiến thức mà bạn biết về một con người hay sự việc cụ thể, và dù bạn có đồng ý với người đó hay không.
Hơn nữa, tư duy phản biện cũng giúp chúng ta phát triển sự sáng tạo, đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo, phát hiện ra nhiều giải pháp mới lạ để xử lý tình huống, điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
Critical thinking cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có thể đánh giá, nhìn nhận lại bản thân để có thể tự điều chỉnh cuộc sống, sắp xếp công việc hợp lý, lựa chọn ra những phương pháp tối ưu nhất.
Nền móng của ngành khoa học và xã hội bao gồm tư duy phản biện vì đặc trưng của ngành này luôn yêu cầu sử dụng những lập luận chặt chẽ, chính xác trong việc nghiên cứu, thí nghiệm…
Hiện nay, tư duy phản biện (critical thinking) góp vai trò quan trọng trong sự dịch chuyển và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức mới. Bởi nền kinh tế tri thức mới đang được áp dụng những công nghệ tiên tiến, do vậy bạn cần phải có tư duy thật sáng tạo, linh hoạt, khả năng phân tích nhạy bén, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nên chúng ta thấy việc rèn luyện tư duy phản biện là điều thực sự cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh môi trường ngày càng phát triển và tranh mạnh như hiện nay.
III. 6 cấp độ của critical thinking là gì?
Tư duy phản biện ( critical thinking) được chia ra thành 6 cấp độ:
Cấp độ 1 – trình bày nội dung: Đây là vấn đề mà rất nhiều các cơ sở giáo dục, cũng như các cơ quan tổ chức hay gặp phải và cũng chính là nguyên nhân khiến cho hầu hết các cuộc thảo luận, cuộc họp phải mất rất nhiều thời gian mà vẫn không đưa ra được phương pháp giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc trình bày quan điểm hay diễn đạt thông tin không mạch lạc của người nói sẽ khiến cho các đối tượng người nghe không hiểu được, làm tốn nhiều thời gian để giải thích và phản biện lại.
Cấp độ 2 – cấu trúc nói: Đây là cấp độ đưa ra những luận điểm và bảo vệ những quan điểm của mình. Và để làm được việc này thì người nói cần phải diễn đạt và trình bày theo một cấu trúc nhất định để người nghe có thể dễ dàng hiểu được vấn đề và không làm mất nhiều thời gian trong việc giải thích.
Cấp độ 3 – tranh luận cơ bản: Phần tranh luận là việc không thể thiếu ở trong các buổi thuyết trình, hùng biện. Việc tranh luận có thể đến từ hai hay nhiều phía khác nhau, với mục đích phản bác lại ý kiến của người trình bày. Tư duy phản biện sẽ giúp bạn đưa ra những lập luận, chứng cứ thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình hay tiếp ý kiến của người phản biện.
Cấp độ 4 – tranh luận hiệu quả: Để những cuộc tranh luận diễn ra hiệu quả, mang tính xây dựng, biết cách tiết chế nếu không thì sẽ trở thành những buổi cãi vã hay dẫn đến các cuộc ẩu đả. Vì vậy, để tránh được những trường hợp đó xảy ra thì chúng ta cần phải nhận định được toàn bộ những giả thiết ngầm sẽ được đưa ra sau những ý kiến phản bác đó và có sự tư duy logic, suy luận hiệu quả để có thể phản biện lại, giải thích lại những thắc mắc của mọi người.
Cấp độ 5 – thực hành thường xuyên: Rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp bạn có tư duy logic, xây dựng tính nhất quán, có khả năng đánh giá về một hiện tượng nào đó. Critical thinking không tự sinh ra mà cần phải có sự luyện tập, vì vậy hãy thường xuyên luyện tập ở trong lớp học hay trong công việc để có thể trau dồi hơn nữa khả năng tư duy của bản thân.
Cấp độ 6 – critical thinking hiệu quả: Đây có lẽ là cấp độ cao nhất khẳng định trình độ “thượng thừa” của bạn và đáp ứng được đầy đủ những yếu tố về sự công bằng, can đảm, khiêm tốn, và sự bền bỉ…
IV. Tương lai của tư duy phản biện (critical thinking)
Trong tháng 1 năm 2016, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã công bố báo cáo “Tương lai của các nghề nghiệp”, trong đó có đề cập đến: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (gồm lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo và học máy, robot, công nghệ nano, in 3D, di truyền) sẽ tạo ra một sự bùng nổ trên quy mô lớn không chỉ với các mô hình kinh doanh mà còn là đội ngũ lao động trong 5 năm tới, với những thay đổi lớn được dự đoán là liên quan đến các bộ kỹ năng sốngcần thiết để phát triển trong bối cảnh mới.
Xếp hạng của Critical thinking năm 2020
Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tiếp tục công bố bản báo cáo “Tương lai nghề nghiệp”, báo cáo nhấn mạnh tới nhu cầu về critical thinking sẽ tăng mạnh trong năm 2022. Ở Việt Nam, tư duy phản biện là kỹ năng mềm đang đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các kỹ năng mới nổi.
Xếp hạng của critical thinking ở Việt Nam
V. Cách rèn luyện tư duy phản biện
1. Lý thuyết
Để nghĩ đúng, chúng ta cần áp dụng các nguyên tắc lập luận đúng. Đó là những nguyên tắc cơ bản của critical thinking, ví dụ như các và phương pháp lập luận khoa học.
Bên cạnh đó, suy luận đúng cũng đồng nghĩa với việc hiểu rõ những gì bạn không nên làm, nghĩa là bạn cần có kiến thức cơ bản về những sai lầm mà mọi người thường hay mắc phải, bao gồm các thuyết ngụy biện, giới hạn bất biến trong cách lập luận chung của mọi người. Nhờ đó, chúng ta có thể tránh khỏi những lối suy nghĩ không chính xác đối với một vấn đề cụ thể.
2. Rèn luyện
Chỉ hiểu về các nguyên tắc lập luận, phân biệt giữa cái đúng và cái sai thôi là chưa đủ. Ví dụ học kiến thức về bơi lội, nhưng trừ khi chúng ta áp dụng kiến thức lý thuyết này thông qua quá trình rèn luyện liên tục, bằng không thì chúng ta không thể biết bơi được.
Tương tự, giỏi về các kỹ năng critical thinking nghĩa là chúng ta phải biết áp dụng chúng vào trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày. Có ít nhất 2 cách. Thứ nhất là làm thật nhiều các bài tập. Những bài tập này không chỉ bao gồm các bài tập trên lớp học, mà chúng cũng bao gồm các việc thảo luận và tranh luận với những người xung quanh trong cuộc sống thường ngày. Thứ hai là tập suy nghĩ kỹ, đào sâu hơn về các lý thuyết, nguyên tắc mà chúng ta đã học được, rồi đặt câu hỏi hay lật lại vấn đề đó.
3. Thái độ
Lập sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy được xem là phương pháp tốt nhất giúp con người chọn lọc được những thông tin quan trọng, hiểu rõ về vấn đề. Bạn sẽ thấy toàn bộ hệ thống kiến thức một cách logic, thông tin được chia thành nhiều tầng để bạn có thể dễ dàng thấy được nội dung của chúng.
Không thiên vị
Con người thường hay có tính thiên vị trong công việc, nhưng đôi khi bạn còn loại bỏ nó. Bạn hãy rèn luyện không thiên vị qua một số phương pháp sau: hãy thay đổi câu hỏi mang hướng cá nhân thành những câu hỏi tính chung. Biết chấp nhận những quan điểm chưa đúng của bản thân, loại bỏ cái tôi và sửa đổi sao cho phù hợp. Nên lắng nghe, nhận xét ý kiến của người khác một cách khách quan nhất.
Lập luận logic
Để tư duy phản biện tốt hơn, bạn cũng cần phải rèn luyện rất nhiều các kỹ năng khác và trong đó bao gồm khả năng lập luận logic, liên kết toàn bộ thông tin lại một cách khoa học và rõ ràng, dễ hiểu nhất. Khi lập luận logic cần phải đảm bảo dựa trên những bằng chứng xác thực, những dẫn chứng thật cụ thể và có tính thuyết phục. Đặc biệt là nó cần hướng người nghe đến với các vấn đề và phải giải quyết được các vấn đề đó. Khi bạn có khả năng đưa ra những đáp án cho câu hỏi mà bạn không thể giải thích được đáp án đó thì chưa chắc đó đã phải là khả năng lập luận logic.
Nghiên cứu và thu thập thông tin
Tất cả những thông tin đúng đắn và chính xác nhất chính là cơ sở hình thành của critical thinking. Do vậy, để có được những tư duy phản biện và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách thuyết phục thì bạn cần phải có đầy đủ thông tin và chuyên môn và những am hiểu, kiến thức về những vấn đề, lĩnh vực đó. Toàn bộ những luận cứ và các dẫn chứng không những phải thật cụ thể mà còn mang tính thực tế thì mới có thể thuyết phục được mọi người và tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề đang được đặt ra.
Không ngại thắc mắc để hoàn thiện
Từ xưa đến nay ông bà ta vẫn thường dạy rằng: “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học". Vậy nên, bạn có thể hỏi hay tham khảo ý kiến của tất cả mọi người xung quanh, để làm rõ những vấn đề mà mình còn thắc mắc. Người ta sẽ không đánh giá, nhận xét năng lực thật sự của bạn thông qua một vài câu hỏi. Việc thắc mắc, đặt nhiều câu hỏi khác nhau và nhận lại những câu trả lời thỏa đáng sẽ giúp bạn thu thập được thêm thông tin, kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống, đó là những kinh nghiệm quý báu mà có thể nhờ đó mà áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong công việc và giúp ích cho cuộc sống hàng ngày. Để có được tư duy phản biện thì việc không ngừng học hỏi và tiếp nhận thêm thông tin cũng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.
Chín chắn khi phán xét
Tất cả những thông tin đúng đắn và chính xác nhất chính là cơ sở hình thành của tư duy phản biện. Vì vậy, để có được tư duy phản biện và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách thuyết phục thì bạn cần phải nắm đầy đủ thông tin chuyên môn và những am hiểu, kiến thức về những vấn đề, lĩnh vực đó. Toàn bộ những luận cứ và các dẫn chứng không những phải thật cụ thể mà còn mang tính thực tế thì mới có thể thuyết phục được mọi người và tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề đang được đặt ra.
VI. Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn đã cung cấp cho bạn rất nhiều những kiến thức về critical thinking là gì và sự những tác dụng to lớn mà nó mang lại. Critical thinking là kỹ năng cần thiết đối với mỗi người, bởi nó giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề và tìm ra những biện pháp giải quyết hiệu quả nhất. Đây là phẩm chất cần có để giúp nạn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Do đó bạn cần phải rèn luyện tư duy phản biện, trau dồi kỹ năng này hàng ngày để ngày một hoàn thiện bản thân.