Để thu hút và giữ chân nhân viên, nhiều công ty trên thế giới có những chế độ phúc lợi rất tuyệt vời, tạo điều kiện cho nhân viên luôn thoải mái và hạnh phúc ở nơi làm việc và giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Mỗi khi đi phỏng vấn, các ứng viên sẽ có hàng tỷ câu hỏi muốn được giải đáp từ nhà tuyển dụng, nhưng vì tâm lý lo ngại và áp lực, họ thường không biết phải bắt đầu như nào. Để những ứng viên hiểu rõ hơn về vị trí ứng tuyển cũng như thể hiện mình là một “nhà thông thái”, có khả năng đọc vị suy nghĩ của đối phương, nhà tuyển dụng nên chủ động chia sẻ các thông tin cần thiết. Và trong bài viết này là những thông tin, những ưu đãi đối mà đa số ứng viên đều muốn được nghe từ chính những nhà tuyển dụng (hr) trong buổi phỏng vấn mà không cần phải mở lời hỏi trước.

I. Ứng viên muốn nghe gì từ nhà tuyển dụng? 

1. Tiền lương

Tiền lương là vấn đề khiến nhiều ứng viên quan tâm nhất khi ứng tuyển một công việc mới. Cho dù bản mô tả công việc có thể hiện chế độ khoảng lương hoặc chỉ đơn thuần đề là “Lương thỏa thuận” thì con số chính xác còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng đàm phán lương của các ứng viên trong vòng phỏng vấn.

Chế độ phúc lợi cho nhân viên

Chế độ phúc lợi và ưu đãi cho nhân viên 

Theo chia sẻ của rất nhiều ứng viên thì họ không thích mình là người đầu tiên đề cập đến chuyện chế độ lương bổng vì sợ mất đi thiện cảm với nhà tuyển dụng. Chính vì thế, họ luôn mong rằng nhà tuyển dụng sẽ chủ động tiết lộ mức lương cụ thể để họ có thể cân nhắc và deal lương trong trường hợp cần thiết.

Trước khi đưa ra lời đề nghị về chế độ mức lương cho các ứng viên, nhà tuyển dụng nên xem xét trước mức lương tham chiếu của ngành và của các công ty khác cùng lĩnh vực… Nếu có trả lương hơi thấp thì cũng nên bù đắp bằng những chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ đa dạng, đừng làm ứng viên cảm thấy mất niềm tin vào công ty và cảm thấy rằng nhà tuyển dụng đang coi thường năng lực của họ.

2. Chế độ phúc lợi, đãi ngộ

Đôi khi, phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty, nhà tuyển dụng không thể chạy đua với các đối thủ để lôi kéo ứng viên bằng những lời hứa hẹn về công việc lương cao. Vậy thì lúc này những chế độ khác như xe đưa đón làm việc, thẻ giảm giá ăn uống, thẻ tập fitness … sẽ phát huy tác dụng.

Dù là sinh viên mới ra trường hay những người làm lâu năm trong nghề, ứng tuyển vào các vị trí Manager thì điều khiến họ dễ bị thuyết phục nhất vẫn là cảm giác được quan tâm và một môi trường làm việc thoải mái. Nhà tuyển dụng nên chia sẻ vấn đề này trong vòng phỏng vấn để tăng lợi thế cạnh tranh với những công ty đối thủ vì việc thu hút nhân tài trong thời buổi này chẳng hề đơn giản, không nên bỏ qua bất kỳ cơ hội nào.

3. Tiền thưởng

Ứng viên rất muốn biết những sự đóng góp, cống hiến của mình sẽ được công ty ghi nhận ra sao thông qua số tiền thưởng mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm. Là một nhà tuyển dụng (hr), bạn nên đề xuất với cấp trên để cung cấp thêm nhiều chế độ chính sách thưởng thu hút các ứng viên. Đây cũng là yếu tố giúp họ trung thành và gắn bó lâu dài nếu chấp nhận làm việc cho công ty.

Chế độ phúc lợi dành cho nhân viên

Chế độ phúc lợi dành cho nhân viên 

4. Cơ hội phát triển chuyên môn

Bên cạnh nhu cầu về vật chất thì một điều mà nhiều ứng viên thường xuyên muốn hỏi nhà tuyển dụng chính là họ có được đào tạo để phát triển khả năng chuyên môn hay không. Vì hiển nhiên, không ai muốn mình chỉ mãi dậm chân tại chỗ. Nhà tuyển dụng hãy tìm hiểu mong muốn của các ứng viên và những kế hoạch tương lai của họ, sau đó liên hệ với các chính sách đào tạo, phát triển nhân tài của chính doanh nghiệp. Vừa khoe được điểm mạnh của doanh nghiệp, vừa khiến ứng viên tin rằng mình đã tìm được một nơi phù hợp. Các ứng viên chắc chắn sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn so với hy vọng là người được lựa chọn, nhà tuyển dụng (hr) cũng từ đó sẽ nhận dạng và chiêu nạp thêm được nhiều nhân tài trong suốt quá trình phỏng vấn.

5. Cơ hội thăng tiến

Đừng đợi ứng viên mở lời thì các nhà tuyển dụng mới nhắc đến cơ hội thăng tiến sự nghiệp vì một trong những nguyên nhân nhảy việc phổ biến cũng xuất phát từ việc họ không nhìn thấy tương lai phát triển ở công ty cũ. Hãy vạch ra lộ trình thăng tiến cụ thể, mang tính khả thi cho tất cả ứng viên tham dự, hãy khiến họ tin rằng không môi trường nào tuyệt vời với chế độ chính sách thưởng công bằng như ở nơi đây. Tuy nhiên, đừng vì muốn có được nhân tài mà nhà tuyển dụng bịa đặt hay nói quá sự thật, các ứng viên chẳng những không rơi vào bẫy mà ngược lại danh tiếng công ty còn bị ảnh hưởng nặng nề.

II. Những khoản đãi ngộ cần quan tâm bên cạnh mức lương

1. Bảo hiểm xã hội và y tế

Đầu tiên phải nhắc đến chế độ bảo hiểm xã hộiy tế. Dù biết đây là một yêu cầu nhà nước bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải thực hiện cho nhân viên nhưng bạn vẫn được khuyên nên đặt câu hỏi để biết rõ rằng bên cạnh mức lương thì mình sẽ được chế độ đóng bảo hiểm đầy đủ không, bảo hiểm y tế áp dụng ở mức quy định tối thiểu hay  là có bổ sung thêm các quyền lợi như khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm cho người thân, bảo hiểm răng miệng và thị giác… Điều này sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc cân nhắc khi “chọn lương Gross hay Net” để có được thoả thuận hợp lý và tương ứng nhất với mong muốn của bản thân.

2. Lợi ích phụ trợ

Tiếp theo là các loại phụ cấp hay chế độ phụ trợ mà công ty chủ động lên ngân sách và kế hoạch để chăm sóc cho đời sống nhân viên. Các đãi ngộ này có thể khá phổ thông như: phụ cấp ăn trưa, điện thoại, xăng xe; chính sách công tác phí “rộng rãi”; quà tặng dịp sinh nhật – ma chay – hiếu hỉ; chương trình nghỉ mát, du lịch hàng năm; các chương trình thúc đẩy tinh thần đồng đội nhóm (team-building) theo bộ phận… Nếu điều kiện tốt hơn, thì công ty còn có thể cung cấp các phúc lợi truyền cảm hứng như Thứ Sáu Vui Vẻ (Happy Friday) hay hướng đến đời sống tinh thần như xây dựng phòng thư giãn, phòng thể dục thể thao, phòng giải trí, căng tin miễn phí để nhân viên tuỳ nghi sử dụng.

Chế độ phụ trợ dành cho nhân viên

Chế độ phụ trợ và ưu đãi dành cho nhân viên của hr

3. Chương trình sức khỏe toàn diện

Bảo hiểm y tế là phúc lợi cơ bản mà bạn sẽ không khó khăn để sở hữu. Nhưng các “đặc quyền” liên quan đến sức khoẻ thì không chỉ có vậy mà bạn còn có thể sẽ gặp được những nhà tuyển dụng có thêm chương trình bổ sung nhằm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên. Thẻ thành viên câu lạc bộ thể hình, phí tham gia lớp học yoga hoặc thiền, vé tham dự hội thảo chuyên đề sống lành mạnh, các chính sách giúp cân bằng cuộc sống, khoá tư vấn cai thuốc lá… là những phúc lợi mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cho nhân viên của mình.

4. Ngày nghỉ và ngày phép

Quan điểm quản lý nhân sự sẽ tác động lớn tới những chế độ liên quan đến giờ giấc và phong cách làm việc. Hãy cố gắng đặt ra các câu hỏi nhằm xác định xem công ty mà bạn dự định gia nhập có phải là một mô hình mang dáng dấp quân đội không. Nếu đúng như vậy, thì bạn hãy chuẩn bị tinh thần để rèn luyện tác phong chuẩn mực, tận hưởng khuôn khổ và áp dụng những chế độ nghỉ bệnh – nghỉ phép – nghỉ việc đúng như luật định.

Trong khi đó, nếu bạn là người ưa thích tự do và may mắn tìm được công ty quản lý nhân viên theo tư duy mở, chúc mừng bạn đã có thêm sự đãi ngộ mà giá trị khi quy đổi ra thực tế không hề nhỏ. Ví dụ như là  khi các sếp “bật đèn xanh” cho phép nhân viên làm việc từ xa, làm theo thời gian biểu linh động hay có thể nghỉ phép theo giờ… Bên cạnh đó, việc tăng số ngày phép năm hưởng nguyên lương cũng như cho nghỉ lễ dài hơn với quy định chính là chế độ được đông đảo nhân viên đánh giá cao.

5. Sự phát triển chuyên môn

Phúc lợi còn được xem xét ở nhiều khía cạnh phát triển năng lực và sự nghiệp cho người lao động. Nếu công ty có thể tổ chức những đợt huấn luyện kỹ năng, đào tạo chuyên môn hàng năm và vạch ra lộ trình thăng tiến thì đây là tin đáng mừng. Hơn nữa, các chương trình luân chuyển vị trí (job rotation), tái thiết kế công việc (job enlargement hay job enrichment) nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực kế thừa hoặc là đề bạt quản lý cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn phát triển.

Thậm chí, ngay cả khi công ty không tổ chức đào tạo nội bộ, không dành chi phí cử bạn đi bồi dưỡng nghiệp vụ, nhưng có thiện chí ủng hộ và ưu tiên sắp xếp thời gian để bạn tham gia các lớp học cũng có thể được xem là đãi ngộ.

6. Trang thiết bị làm việc

Cuối cùng, đừng quên dành sự quan tâm đến vấn đề về máy tính, chỗ ngồi và trang thiết bị hỗ trợ công việc của bạn. Để công việc vận hành được suôn sẻ, không thể thiếu những công cụ và dụng cụ phù hợp. Một không gian làm việc bố trí hợp lý, đáp ứng được các tính chất đặc thù từng bộ phận sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và tạo nên hiệu suất cao hơn.

Thế nhưng khá ít người trong chúng ta thực sự quan tâm và nghĩ vấn đề này quan trọng. Thực tế vào ngay ngày đầu tiên đi làm, nhiều nhân viên đã bối rối khi “vỡ lẽ” ra là mình sẽ không được trang bị vật dụng gì, kể cả máy tính. Hãy tự đoán giá của một cái máy tính, cảm giác của một buổi đấu tranh “đòi quyền nhận máy” hoặc là quyết định chấm dứt công việc ngay sau ngày làm việc đầu tiên! Vậy nên trong những lần trao đổi công việc tiếp theo, đừng ngần ngại hỏi xem “Công ty sẽ cấp máy tính hoặc laptop hay là tôi phải tự trang bị” nhé!

Trong quá trình thương lượng với các nhà tuyển dụng, đừng lo sợ rằng mình hỏi quá nhiều về chế độ khiến họ cảm thấy thấy phiền lòng hoặc mất đi cảm tình. Thực tế là, nếu đủ minh bạch và sự chuyên nghiệp, họ cũng muốn giao tiếp sâu để cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về lương và những quyền lợi cụ thể khi đôi bên hợp tác cùng nhau.

Những chế độ phụ trợ dành cho nhân viên

Những chế độ phụ trợ dành cho nhân viên

Xem xét một đề nghị, đừng vội coi lương là tất cả rồi “bỏ chạy” sau khi nghe được con số có vẻ thấp hơn so với kỳ vọng. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu đủ thông tin về những đãi ngộ kèm theo của công ty, họ có thể dành cho bạn nhiều phúc lợi tốt đến như thế nào. Đôi khi, “lùi một bước” với mức lương ít nhưng bạn sẽ nhận lại một môi trường làm việc vui vẻ đủ sự thoải mái với những phúc lợi tuyệt vời, để có thể tiếp thêm động lực giúp bạn tập trung hoàn thành nhiệm vụ và không chút băn khoăn.

III. 10 loại đãi ngộ hấp dẫn nhân viên nhất 

1. Không giới hạn ngày nghỉ phép có lương

Chế độ phúc lợi này đang trở thành một xu hướng ở nhiều quốc gia khi hiệu quả công việc được đặt lên hàng đầu, không phải thời gian làm việc. Nhân viên cảm thấy được tin tưởng hơn và làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn khi họ được quyết định ngày nghỉ phép của mình.

2. Các hoạt động dã ngoại

Các hoạt động teambuilding, company trip hoặc công tác kết hợp nghỉ dưỡng luôn là chế độ phúc lợi hấp dẫn với mọi nhân viên đều mong đợi. Đây là dịp rất tốt để tri ân sự sự cống hiến cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi nhân viên.

3. Phòng thể thao riêng

Nhiều người than phiền là công việc chiếm quá nhiều thời gian khiến họ không còn thời gian để luyện tập thể thao. Vì vậy, phòng thể thao riêng (không cần phải có nhiều thiết bị, đơn giản chỉ cần 1-2 bàn chơi bóng bàn hay một phòng tập yoga) cũng là cách để thể hiện sự quan tâm của bạn với sức khỏe của nhân viên.

Những chế độ phụ trợ cho nhân viên

Những chế độ phụ trợ và ưu đãi cho nhân viên 

4. Các chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn

Nhân viên nào cũng có nhu cầu phát triển kỹ năng chuyên môn. Không phải là chỉ có tiền lương, mà nhân viên đánh giá cao nơi làm việc cho phép họ không ngừng nâng cao năng lực và phát triển kỹ năng chuyên môn. Bằng cách đầu tư phát triển con người, bạn cũng đang phát triển chính doanh nghiệp của mình một cách bền vững.

5. Miễn phí đồ ăn/nước uống khi làm việc ngoài giờ

Đây là chế độ giúp bạn tạo cho nhân viên có cảm giác như ở nhà và luôn sẵn sàng làm việc thêm ngoài giờ mà không than phiền. Con đường nhanh nhất đến trái tim là đi qua dạ dày, bạn đang chiếm cảm tình của nhân viên bằng cách này đó.

6. Tăng thời gian nghỉ sinh hay nghỉ phép để chăm con

Đối với những ai đi làm có con, đây là chế độ phúc lợi cần thiết, để thể hiện doanh nghiệp đề cao cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các nhân viên. Khi nhân viên của bạn không bị áp lực về mặt thời gian cho con cái, họ sẽ làm việc thoải mái và cống hiến nhiều hơn.

7. Có phòng nghỉ ngơi hay khu vực giải trí

Căng thẳng hay sự áp lực công việc là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Lúc này, bốn bức tường văn phòng đôi khi khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Khu vực giải trí hay nghỉ ngơi ngay tại văn phòng sẽ giúp nhân viên giải tỏa được stress ngay lập tức, từ đó tăng hiệu quả công việc lên.

8. Thưởng theo lợi nhuận

Chế độ này có thể là thưởng theo quý, dự án hoặc lợi nhuận gộp cả năm. Khi nhân viên được thưởng theo thành công của công ty, thì họ trở nên gắn bó, sẽ làm việc chăm chỉ và có động lực phấn đấu hơn.

9. Bảo hiểm sức khỏe toàn diện

Bằng cách chăm lo sức khỏe của mọi nhân viên, bạn sẽ đảm bảo sức khỏe của doanh nghiệp mình. Đây không chỉ là chế độ phúc lợi mà là trách nhiệm của công ty đối với nhân viên. Khám sức khỏe định kỳ, hay mua bảo hiểm sức khỏe cho người thân là những chế độ phúc lợi rất nhiều nhân viên đánh giá cao.

10. Cung cấp phương tiện đi làm

Khoảng cách địa lý cũng là một yếu tố nhiều người cân nhắc khi quyết định làm việc. Bằng chế độ cung cấp phương tiện đưa đón, nhân viên sẽ chẳng còn lo vấn đề này, từ đó tập trung làm việc hiệu quả hơn. Một số tập đoàn lớn còn thậm chí cung cấp tài xế với phương tiện riêng cho những vị trí cấp cao.

IV. Kết luận 

Qua bài viết trên, chúng tôi đã nói cho bạn những điều mà các ứng viên muốn nghe trong một buổi phỏng vấn. Nhờ vào những chế độ phúc lợi, có nhiều ưu đãi và nhiều chế độ hấp dẫn khác sẽ làm cho bạn có thể thu hút được các ứng viên đầu quân cho công ty mình. Chúc bạn thành công!