Hiện nay, Digital Marketing Manager có lẽ không còn quá mới mẻ, nhất là đối với ai hoạt động trong lĩnh vực marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được những công việc chính của vị trí này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!
Digital Marketing được xem là một xu hướng, hơi thở của ngành Marketing và Truyền thông. Chúng đóng vai trò không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Vậy Digital Marketing là gì? Digital Marketing được hiểu là Marketing trên nền tảng số.
Giống như Marketing cơ bản, hoạt động Digital Marketing nhằm mục đích thực hiện truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Digital Marketing là tổ hợp của nhiều công cụ Marketing khác nhau từ Website, mạng xã hội, SEO, Google Adwords, PR online…
I. Digital Marketing Manager là gì?
Digital Marketing Manager là người chịu trách nghiệm lập kế hoạch, thực thi, và theo dõi hiệu quả hoạt động của các chiến dịch marketing trong doanh nghiệp. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu.
Trong giai đoạn hiện nay, có một xu hướng mới phát triển của vị trí này chính là công việc của các manager không còn chung chung nữa, mà đi vào đảm nhiệm theo từng nhóm kênh hay những kênh marketing một cách cụ thể. Community Manager là một trong những điển hình cụ thể cho sự phân hóa này. Vị trí này được sinh ra dựa trên nhu cầu thực hiện marketing trên môi trường social media, cũng như sự phát triển chóng mặt của các công cụ social media như Facebook, Snapchat, Instagram…
Digital Marketing Manager là gì?
II. Mô tả công việc của Digital Marketing Manager
Công việc quan trọng nhất của một Digital Marketing Manager là lên kế hoạch và triển khai việc thực hiện các chiến lược Marketing nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của công ty trên thị trường để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng. Ngoài ra Digital Marketing Manager còn là người có trách nhiệm giám sát hiệu quả các hoạt động truyền thông số.
III. Các công việc chính của Digital Marketing Manager
- Lập kế hoạch, phân tích và thực hiện hoạt động Digital Marketing
- Xây dựng chiến lược marketing trên các kênh truyền thông số, quản lý và theo dõi tương tác trên các trang của Website, Facebook, Linkedin, Zalo…
- Triển khai các chiến dịch quảng cáo trên các kênh Online như: Google, Facebook và các kênh Digital Marketing khác để quảng bá thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Thống kê, phân tích các số liệu quảng cáo để có các điều chỉnh hợp lý, tăng hiệu quả quảng cáo trực tiếp như tăng Lead hoặc giảm Lead.
- Giám sát tính hiệu quả cũng như chi phí của các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông số (Facebook, Google Adwords).
- Quản lý các hình ảnh của thương hiệu, thứ hạng từ khóa, các hoạt động chạy SEO, Google Ads và các loại hình Ads khác.
- Cập nhật thường xuyên insight người dùng cũng như những thay đổi trên các phương tiện truyền thông số để điều chỉnh lại và tối ưu chiến lược marketing
- Báo cáo lên giám đốc marketing về hiệu quả của chiến dịch marketing trên các kênh truyền thông số.
- Phối hợp với giám đốc sản phẩm, giám đốc kinh doanh và giám đốc thiết kế… để thực hiện các chiến dịch marketing.
- Quản lý đội ngũ chuyên viên Digital Marketing, có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo kỹ năng cho phòng Digital Marketing. Duy trì mối quan hệ đối tác với các Digital Marketing agency.
Các công việc chính của Digital Marketing Manager
IV. KPI công việc với vị trí Digital Marketing Manager
- Số lượng khách hàng tiềm năng, tỉ lệ chuyển đổi có được từ các kênh digital
- Thứ hạng từ khóa tìm kiếm, tỷ lệ người truy cập
- Chi phí tổng quát và chi phí trên 1 khách hàng của từng kênh digital Marketing
V. Yêu cầu công việc của vị trí Digital Marketing Manager
Để thực hiện tốt công việc của vị trí Digital Marketing Manager thì dưới đây là một số yêu cầu mà 123job muốn gửi đến bạn đọc để tham khảo:
- Đã có Ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm Quản lý bộ phận Digital Marketing hoặc các vị trí tương tự.
- Có vốn hiểu biết sâu rộng và có kinh nghiệm sử dụng các công cụ số, các kênh truyền thông số.
- Đã nắm được những kiến thức cơ bản về Marketing. Có tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt.
- Khả năng giao tiếp tốt. Có kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng tổ chức tốt.
- Sáng tạo và linh hoạt là một trong những nền tảng tốt giúp bạn thành công với vị trí này.
VI. Bộ câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing Manager
1. Bạn đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch Email Marketing thông qua những tiêu chí nào?
Gợi ý trả lời:
Email Marketing là một kênh giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng hữu ích, là hình thức kết nối khách hàng với tổ chức một cách hiệu quả. Theo tôi, một chiến dịch Email Marketing hiệu quả sẽ dựa trên tổng số lần khách hàng click vào email, đăng ký nhận bản tin, tỷ lệ phản hồi, tỷ lệ chuyển đổi, ROI trong Email Marketing.
2. Để cải thiện lượt traffic vào Website và Fanpage thì bạn đã làm những gì?
Gợi ý trả lời:
Nhiệm vụ chính của Digital là “câu view càng nhiều càng tốt”. Để cải thiện lượt traffic vào Website và Fanpage thì Tôi đã áp dụng một số phương pháp như: Cung cấp những nội dung hữu ích cho người tiêu dùng, chạy quảng cáo, sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội và ngoài ra là sử dụng email marketing.
3.Theo bạn, SEO và Content Marketing có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Có hai câu nói vô cùng hay về SEO và content là “Content is King” và “SEO is Queen”, nghĩa là hai vị trí này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển nội dung trang web. Nếu như Content cung cấp các thông tin bổ ích cho người đọc thì SEO sẽ giúp tăng traffic vào trang web. SEO và Content Marketing tạo ra màn “song kiếm hợp bích” trong chiến thuật quảng cáo chéo và luôn song hành với nhau để tạo nên một chiến dịch Marketing hiệu quả nhất.
Bộ câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing Manager
4. Theo bạn, những lỗi sai cơ bản trong Content Marketing thường gặp là gì và bạn đã làm cách nào để khắc phục nó?
Gợi ý trả lời:
Khi nhắc đến Content Marketing, người ta thường nghĩ ngay tới sự sáng tạo, độc đáo. Bởi vậy, sự sao chép là điều tối kỵ trong các Content. Thế nhưng một trong những lỗi sai cơ bản trong Content Marketing, nhất là đối với những người mới vào nghề là sự trùng lặp, chưa có sự sáng tạo trong nội dung. Và điều đó sẽ gây khó khăn cho Google khi xếp thứ hạng trang web, thậm chí những nội dung trùng lặp có thể sẽ bị loại ra khỏi trang web.
Để khắc phục được tình trạng trên, tôi đã phải đọc nhiều sách viết về các dạng bài viết Content, về những lĩnh vực mình đang theo đuổi để có nhiều ý tưởng độc đáo, phong phú hơn...
5. Kể tên các kênh và công cụ truyền thông số mà bạn từng làm việc. Theo bạn những công cụ nào sẽ phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?
6. Bạn đã bao giờ tham gia một chiến dịch digital marketing thất bại chưa? Nguyên nhân của thất bại và bạn đã giải quyết nó như thế nào?
7. Bạn giải quyết mâu thuẫn trong phòng ban bằng những cách nào?
VII. Kết luận
Như vậy ở bài viết này bạn đã hiểu Digital Marketing Manager là gì? Và mô tả công việc của Digital Marketing Manager. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về nghề cũng như có những định hướng cho sau này để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hơn. Chúc bạn thành công!
Download bản mô tả công việc Digital Marketing Manager tại đây