Trưởng phòng kinh doanh có lẽ là vị trí mơ ước của rất nhiều người và luôn được nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ chi tiết được công việc này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Hoạt động kinh doanh sẽ có một vị trí rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy sẽ cần phải có người đứng đầu để quản lý công việc kinh doanh của công ty. Cùng theo dõi tiếp bài viết để hiểu thêm về Trưởng phòng kinh doanh là gì bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh gồm những gìnhé!

I. Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân viên ở phòng kinh doanh, đưa ra các chiến lược và xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Họ sẽ là người đứng ra để giám sát những hoạt động kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa của công ty, ngoài ra còn phải quản lý những dịch vụ của công ty.

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Công việc của trưởng phòng kinh doanh tưởng chừng rất đơn giản nhưng hoàn toàn không phải vậy. Trách nhiệm lớn nhất của trưởng phòng kinh doanh là làm thế nào để công ty có thể đạt được doanh thu một cách tối đa nhất?, làm sao để sản phẩm, dịch vụ của công ty có thể chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh khác.

II. Mô tả công việc của Trưởng phòng kinh doanh

Công việc chính của Trưởng phòng kinh doanh là chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, phân tích thị trường, hành vi của người tiêu dùng. Từ đó làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch kinh doanh và điều chỉnh các kế hoạch sao cho phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.

III. Các công việc chính của Trưởng phòng kinh doanh

  • Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số đã đề ra
  • Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phù hợp để phục vụ cho những mục tiêu đã đề ra
  • Hỗ trợ, giám sát thực thi và báo cáo kết quả kế hoạch kinh doanh, doanh thu và chi phí trước Ban quản trị
  • Tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ khách hàng bền chặt lâu dài, đồng thời còn có nhiệm vụ chăm sóc, xây dựng cơ chế cho khách hàng nhằm duy trì doanh thu
  • Xây dựng và tối ưu các quy trình bán hàng từ khâu lập kế hoạch đến khi chốt sales
  • Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh
  • Xác định các thị trường tiềm năng cùng những biến động thị trường, bên cạnh đó luôn cập nhật tình hình kinh doanh của đối thủ

Các công việc chính của Trưởng phòng kinh doanhCác công việc chính của Trưởng phòng kinh doanh

IV. KPI công việc với vị trí Trưởng phòng kinh doanh

  • Doanh thu theo đầu người: Là doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên kinh doanh trong phòng đạt được
  • Tỷ lệ tăng trưởng doanh số hàng tháng của phòng kinh doanh
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng (của phòng)
  • Thời gian trung bình chuyển đổi từ lead sang khách hàng (của phòng)
  • Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm khác của doanh nghiệp hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm (của phòng)
  • Quy mô hợp đồng trung bình của phòng (Tính theo thời gian/giá trị) 
  • Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đã đề ra của phòng kinh doanh.

V. Yêu cầu công việc của vị trí Trưởng phòng kinh doanh

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành khác có liên quan
  • Từng có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên kinh doanh, Giám đốc kinh doanh, có thành tích và thường xuyên đạt/vượt doanh số hoặc các vị trí tương đương. 
  • Có ý thức không ngừng nâng cao trình độ bằng việc tham gia các buổi hội thảo, workshop, seminar...
  • kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình và tạo ảnh hưởng ở mọi mức độ tổ chức
  • Có kiến thức chuyên sâu về ngành và sản phẩm, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh.

VI. Những năng lực cần có để trở thành Trưởng phòng kinh doanh giỏi

Kiến thứcKỹ năngThái độ làm việc
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về quy trình Sale
- Hiểu về các lĩnh vực và hoạt động kinh doanh
 
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Kỹ năng phân tích vấn đề, xử lý tình huống
- Kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian một cách hiệu quả
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
 
- Bảo mật trong kinh doanh là một trong những điều quan trọng
- Linh hoạt, nhạy bén trong mọi cơ hội, hoàn cảnh
- Luôn có thái độ học hỏi, hoàn thành tốt những công việc được giao. 
 

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh

1. Tại sao bạn muốn trở thành Trưởng phòng kinh doanh?

Gợi ý trả lời:

Một trong những lý do quan trọng nhất mà tôi muốn trở thành Trưởng phòng kinh doanh là muốn đóng một vai trò lớn hơn và có sức ảnh hưởng đến những quyết định chiến lược trong công ty.

2. Khách hàng trước đây của bạn là ai? Tại sao họ lại mua sản phẩm của bạn?

Gợi ý trả lời:

Tôi đã từng làm cho một công ty chuyên kinh doanh về mỹ phẩm như sản phẩm chăm sóc da mặt, body… Chính vì vậy mà khách hàng chính của chúng tôi sẽ là những cửa hàng mỹ phẩm nhỏ, không chỉ phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ mà còn có cả các đấng mày râu. Tâm lý của khách hàng khi mua mỹ phẩm làm đẹp thường sẽ ưu tiên lựa chọn mặt hàng tại các siêu thị mỹ phẩm bởi họ có tâm lý yên tâm hơn khi mua hàng tại đây. Chính vì vậy, đây là một trong những ký do quan trọng đến khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp tôi. 

Bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh

Bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh

3. Mô tả quá trình đưa ra quyết định mua của khách hàng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ? Bạn cần làm gì để có thể chốt được đơn hàng?

Gợi ý trả lời:

Quá trình đưa ra quyết định của khách hàng thường bao gồm các giai đoạn như sau: Nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá tương quan, quyết định mua hàng và đánh giá sau khi mua hàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng ví dụ như: việc tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm thông qua cá nhân, bạn bè, dư luận, sự sẵn có, thiếu hụt của sản phẩm, rủi ro đột xuất….Để có thể thu hút được người mua ra quyết định mua sản phẩm thì chúng tôi thường sử dụng các phương pháp chốt sales để khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn. 

4. Ở thời điểm nào bạn sẽ khuyên Đại diện bán hàng ngừng theo đuổi một khách hàng?

Gợi ý trả lời:

Với tôi thì khách hàng tiềm năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên trước khi đưa ra quyết định về việc xác định khách hàng tiềm năng tôi thường có sự suy xét kỹ để khuyên Đại diện bán hàng nhằm tránh lãng phí thời gian và chi phí.

Ví dụ khi tôi đã cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng qua mail, nhưng nhận thấy tỷ lệ click vào để đọc mail tôi gửi là rất thấp, thậm chí sau nhiều lần gửi vẫn không nhận được phản hồi hay click nào. Bằng kỹ năng chuyên môn và phán đoán của người trong nghề, nhận thấy đây là một dấu hiệu khách hàng không còn tiềm năng nữa. Trong trường hợp đó tôi sẽ khuyên Đại diện bán hàng ngừng theo đuổi khách hàng đó và tìm kiếm khách hàng tiềm năng khác.

VIII. Kết luận

Với những chia sẻ trên của 123job về công việc, những năng lực và kỹ năng cần có đối với một Trưởng phòng kinh doanh, hy vọng mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích. Để có thể nhanh chóng sở hữu được vị trí này và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao thì đừng quên luôn cố gắng, có tinh thần học hỏi và tinh thần cầu tiến nhé! Chúc bạn thành công!

Download bản mô tả công việc Trưởng phòng kinh doanh tại đây