Franchise là gì? Làm sao để tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại hiệu quả? Tìm hiểu ngay để dấn thân và mang lại doanh số khổng lồ cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh của mình nhé!
Gần đây, trong kinh doanh đặc biệt là với ngành hàng F&B nhiều người đang thắc mắc franchise là gì, nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại khá quen thuộc. Franchise là gì? Tại sao trào lưu franchise lại được áp dụng nhiều đến thế? Cùng mình tìm hiểu xem bạn đã hiểu về franchise đúng chưa nhé!
I. Định nghĩa về Franchise? Nhượng quyền kinh doanh thương mại là gì?
Franchise xuất hiện ở Việt Nam từ gần một thập kỷ trước, nhưng đến 2 - 3 năm gần đây thì trào lưu này mới nở rộ và được nhiều người biết tới. Vậy có khi nào bạn tự hỏi franchise là gì mà lại tạo được sự quan tâm của giới doanh nghiệp nhiều đến vậy?
Sẽ rất dễ để tìm hiểu về định nghĩa của franchise là gì, bạn chỉ cần search Google, chọn một link và bắt đầu đọc, mình đảm bảo bạn sẽ biết được định nghĩa của franchise là gì.
Franchise là gì?
Franchise thực tế còn được gọi là nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh, nghe thì đơn giản nhưng nhượng quyền la như thế nào? Nhượng quyền kinh doanh sẽ diễn ra giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận nhượng quyền (franchisee).
Bên nhượng quyền là bên sở hữu một thương hiệu đã kinh doanh trên thị trường lâu năm và có mức độ nhận diện thương hiệu với khách hàng. Bên nhượng quyền sẽ thực hiện nhượng quyền thương mại cho bên nhận nhượng quyền khi họ muốn mở rộng kinh doanh với chi phí thấp. Bên nhận nhượng quyền sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về thương hiệu, công thức sản phẩm, bí quyết và quy trình sản xuất, công nghệ cũng như hỗ trợ tiếp thị quảng bá.
Sơ sơ qua thì bạn cũng đã hiểu được phần nào khái niệm franchise là gì rồi nhưng có bao nhiêu hình thức franchise và hình thức nào được áp dụng nhiều nhất? Tìm hiểu tiếp nhé!
II. Các hình thức của nhượng quyền thương mại
Franchise mang lại cơ hội cho những cá nhân, tổ chức mong muốn kinh doanh nhưng muốn tiết kiệm thời gian xây dựng thương hiệu. Sau khi tìm hiểu về franchise là gì, tìm hiểu tiếp về các hình thức nhượng quyền thương mại sẽ giúp ích cho bạn trong kinh doanh. Khi nhượng quyền thương mại, các franchisor và franchisee thường sẽ quan tâm đến 4 hình thức dưới đây:
Các hình thức của franchise
2.1 Nhượng quyền kinh doanh toàn diện - Full Business Format Franchise
Hình thức franchise này yêu cầu bên nhượng quyền phải thực hiện quyền chuyển nhượng ít nhất 4 loại hình sản phẩm cơ bản:
Với hình thức franchise này bắt buộc bên nhận nhượng quyền phải thanh toán khoản phí nhượng quyền ban đầu cho bên nhượng quyền để nhận những thông tin trên. Sau đó, bên nhượng quyền sẽ yêu cầu thêm về khoản phí duy trì hoạt động trong suốt thời gian tham gia vào hệ thống nhượng quyền kinh doanh.
2.2 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn - Equity Franchise
Nếu hoạt động theo hình thức franchise này, bên nhượng quyền sẽ tham gia vào hội đồng quản trị nhưng với mức đầu tư vốn không cao. Hình thức này tương tự hình thức liên doanh nhưng chủ yếu khi lựa chọn hình thức này, bên nhượng quyền muốn được tham gia kiểm soát hệ thống làm việc của bên nhận nhượng quyền để đảm bảo hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra hiệu quả.
2.3 Nhượng quyền tham gia quản lý - Management Franchise
Thật khó để vừa tìm hiệu franchise là gì vừa quan tâm đến những hình thức franchise, tuy nhiên nếu bạn hiểu được những thuật ngữ này, đảm bảo bạn sẽ không sa vào những cái “bẫy không tên”. Hình thức nhượng quyền thương mại này được áp dụng khi franchisor muốn cử người quản lý truyền thông và điều hành từ bên họ sang làm việc cho bên franchisee. Cách làm này giúp cho bên nhượng quyền kiểm soát được chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của thương hiệu.
2.4 Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện - Non - Business Format Franchise
Lựa chọn hình thức nhượng quyền thương mại này là cách thoải mái và ít nguyên tắc nhất trong 4 loại hình thức franchise. Hình thức này thường được thấy dưới những dạng như:
Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và marketing
Nhượng quyền phân phối sản phẩm và dịch vụ
Nhượng quyền hình ảnh thương hiệu
Kinh doanh coffee hay nhà hàng nhượng quyền thương hiệu
III. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Khi hiểu được franchise là gì, bạn mới chỉ biết được khái niệm bao quát về hình thức kinh doanh này, để hai bên có thể làm việc hợp pháp, thì việc nhượng quyền thương mại luôn có một hợp đồng để ràng buộc.
Một hợp đồng franchise thường sẽ bao gồm các khoản mục sau:
Thông tin bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền
Nội dung nhượng quyền thương mại
Phạm vi nhượng quyền thương hiệu
Quyền và nghĩa vụ hai bên
Giá cả, phí nhượng quyền và phương thức thanh toán
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Tạm ngừng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại
Sự kiện bất khả kháng
Điều khoản chung
IV. Những ảnh hưởng của nhượng quyền thương mại
Dù đang nhượng quyền thương hiệu hay nhận nhượng quyền, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến sự ảnh hưởng của nhượng quyền kinh doanh đến doanh nghiệp. Phương thức kinh doanh dù vận hành tốt đến mấy cũng sẽ có vài điểm ưu và nhược nhất định.
4.1 Franchise với doanh nghiệp nhượng quyền
Một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thương hiệu của mình khi họ muốn mở rộng kinh doanh ở một thị trường mới hoặc thị trường sẵn có. Sau khi đã xây dựng và phát triển được thương hiệu, việc mang thương hiệu đến với nhiều khách hàng hơn là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên nếu muốn franchise thành công và duy trì được bản sắc thương hiệu thì doanh nghiệp cần cân nhắc đến ưu và nhược điểm của việc nhượng quyền thương mại.
Ảnh hưởng của nhượng quyền thương mại
Ưu điểm: Nhượng quyền kinh doanh cho phép doanh nghiệp chuyển nhượng kinh doanh cho doanh nghiệp khác đủ yêu cầu nên việc chuyển nhượng với nhiều doanh nghiệp sẽ giúp mở rộng thương hiệu. Ngoài ra, nhượng quyền thương hiệu còn giúp cho một doanh nghiệp nước ngoài chưa biết nhiều về đất nước muốn đầu tư có thể thực hiện xâm nhập một cách hiệu quả và nhanh chóng vào đất nước đó nhờ sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong nước.
Nhược điểm: Nhượng quyền thương mại bắt buộc bên nhượng quyền phải chuyển giao công thức cũng như quy trình sản xuất sản phẩm cho bên nhận nhượng quyền. Có thể nói toàn bộ bí mật kinh doanh đều được bật mí. Vậy nếu khi kết thúc nhượng quyền, thương hiệu không thể thu lại những yếu tố này, việc ăn cắp công thức kinh doanh là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì theo định nghĩa franchise là gì thì việc nhượng quyền thương hiệu chỉ diễn ra trong thời gian nhất định và có thời hạn. Vậy nên không ai chắc chắn được sau thời gian này, bên nhận nhượng quyền không sử dụng công thức sản phẩm này. Bên cạnh đó, nếu bên nhận nhượng quyền không chú trọng bảo tồn thương hiệu thì việc mất uy tín với khách hàng cũng không tránh khỏi.
4.2 Franchise với doanh nghiệp nhận nhượng quyền
Bên nhượng quyền lo lắng cho câu chuyện thương hiệu thì bên nhận nhượng quyền lại lo lắng về bài toán chi phí và con người. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại một doanh nghiệp, điều hiển nhiên là bạn sẽ không phải xây dựng thương hiệu cũng không cần lo lắng về mặt quảng bá hay tiếp thị. Tuy nhiên để phát triển bền vững trên con đường franchise thì cũng chẳng dễ dàng gì.
Ưu điểm: Điều đầu tiên và hiện hữu rõ ràng nhất là tiết kiệm thời gian. Để xây dựng một thương hiệu không dễ dàng, đặc biệt là phát triển thương hiệu và tạo dấu ấn trong mắt khách hàng. Nhượng quyền kinh doanh một thương hiệu đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có khả năng xây dựng một thương hiệu. Việc nhận nhượng quyền giúp cho doanh nghiệp có được tập khách hàng sẵn có đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu. Nếu thương hiệu uy tín và đang phát triển mạnh, hiển nhiên bên nhận nhượng quyền cũng trở thành lựa chọn ưu tiên của khách hàng.
Nhược điểm: Ưu điểm rõ ràng là thế nhưng nguồn vốn đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh nhượng quyền lại không nhỏ. Hãy cân nhắc đến những loại chi phí như chi phí mua bản quyền, chi phí đầu tư địa điểm, nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, đào tạo,...Nếu không đủ nguồn vốn cho những khoản trên, hãy xem xét lại việc nhận nhượng quyền kinh doanh. Không những vậy, sau khi đã đầu tư, doanh nghiệp sẽ thấy dù thương hiệu uy tín, phát triển nhưng chính những cửa hàng franchisee cũng đang trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trong cùng hệ thống.
Việc kinh doanh nhượng quyền chưa bao giờ dễ dàng, nắm bắt được thuật ngữ franchise là gì mới là bước đầu đơn giản mở ra cả một chặng đường dài cho doanh nghiệp. Franchise chưa bao giờ là con đường dễ đi vậy nên dù đang ở trong lĩnh vực nào thì franchisor và franchisee cũng nên cẩn trọng khi chọn đối tác.
V. Nhân tố tác động đến Nhượng quyền thương mại
Bất cứ thương hiệu nào muốn mở rộng thị trường với nguồn vốn ít thì nhượng quyền thương mại sẽ là một trong những ưu tiên được lựa chọn. Tuy nhiên khi nhượng quyền thương mại, thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng không ít về mặt hình ảnh và một số yếu tố khách hàng khó kiểm soát.
5.1 Bản sắc thương hiệu
Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng cần nhiều thời gian để xây dựng và phát triển của một doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp nào đó quyết định mở rộng kinh doanh thông qua hình thức franchise thì cần kiểm soát nghiêm ngặt việckinh doanh nhượng quyền của đối tác.
Hiểu được franchise là gì là một vấn đề nhưng có thể thực hiện franchise mà vẫn giữ được bản sắc thương hiệu cũng là một bài toán khó đối với doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp không thể hình thành và phát triển trong thời gian 1 ngày, 2 ngày. Nếu doanh nghiệp không yêu cầu những quy định về bảo tồn thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền thì bản sắc thương hiệu có thể bị mất đi hoặc không còn giá trị như ban đầu.
Nhân tố tác động đến nhượng quyền thương mại
Hiện nay, hầu hết bên nhận nhượng quyền chưa hiểu được tầm quan trọng của bản sắc thương hiệu nên không chú tâm. Tuy nhiên, chính bản sắc thương hiệu mới mang lại sự khác biệt, tạo được điểm nhấn trong lòng khách hàng và chính bản sắc thương hiệu ấy sẽ mang lại doanh thu trực tiếp cho cửa hàng. Để hai bên cùng phát triển thì việc chú trọng vào bản sắc thương hiệu là không thể lãng quên khi hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại lâu dài.
5.2 Sự tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh
Hiện nay trên thị trường có nhiều mô hình kinh doanh, mỗi mô hình kinh doanh mỗi doanh nghiệp lại có những chiến lược riêng. Khi chọn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền kinh doanh thương hiệu, franchisee phải đặt niềm tin vào mô hình kinh doanh hiện tại của franchisor. Việc đặt niềm tin này không đơn thuần là tin và áp dụng đúng theo quy trình mà bên nhượng quyền cần sự tôn trọng và cùng phát triển trên mô hình đang theo.
Nếu bên nhận nhượng quyền tự ý thay đổi dù chỉ một chi tiết nhỏ, hệ thống đồng bộ thương hiệu sẽ bị phá vỡ dẫn đến mất hình ảnh thương hiệu và niềm tin nơi khách hàng. Để tránh những trường hợp như trên xảy ra thì franchisor có quyền yêu cầu franchisee cam kết kinh doanh theo mô hình chung.
5.3 Sự am hiểu địa phương
Nếu là một thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và thực hiện mở rộng kinh doanh theo hình thức kinh doanh chuyển nhượng thì sẽ quan tâm đặc biệt đến sự am hiểu địa phương. Mỗi vùng miền, mỗi đất nước, con người mang một màu sắc khác nhau nên việc am hiểu địa phương cùng như văn hóa tiêu dùng sẽ giúp cho thương hiệu mở rộng kinh doanh hiệu quả hơn.
Đôi lúc, khi mới bước vào một đất nước việc tìm hiểu franchise là gì ở đất nước muốn đầu tư cũng là bước đi cần thiết. Đơn giản vì định nghĩa là vậy nhưng đôi lúc ở mỗi quốc gia, các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi để thích ứng với văn hóa mỗi nước.
Tác động về sự am hiểu địa phương
Khi đã thật sự am hiểu địa phương, thương hiệu sẽ biết mình nên đặt cửa hàng đầu tiên ở đâu, tập trung vào những tập khách hàng nào, văn hóa tiêu dùng của những người này như thế nào. Sau khi đã mở được cửa hàng đầu tiên, thì việc franchise sẽ trở nên dễ dàng hơn, tạo được niềm tin lớn hơn cho những bên nhận nhượng quyền.
5.4 Chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng tài chính
Khi lựa chọn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại thì franchisee cũng cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh dài hạn. Dù không tốn thời gian xây dựng thương hiệu nhưng khi đã kinh doanh thì việc lên chiến lược không thể bỏ qua. Franchisee sau khi nhận nhượng quyền thương hiệu cần lập ra kế hoạch kinh doanh, nguồn vốn đầu tư, thời gian hòa vốn để biết được tình hình kinh doanh cũng như thời gian cần để thu về lợi nhuận.
Không những vậy, ngoài những chi phí cho việc nhượng quyền kinh doanh, bên nhận nhượng quyền sẽ tốn thêm chi phí đầu tư, chi phí đào tạo, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu,...Đừng nghĩ rằng, nhượng quyền kinh doanh sẽ tốn ít chi phí mà coi thường việc lên kế hoạch quản lý tài chính. Nếu bạn đang và sẽ kinh doanh nhượng quyền thì hãy cân nhắc đến khả năng tài chính của mình.
VI. Danh Sách Các Nhà Hàng Nhượng Quyền Thương Hiệu Tại Việt Nam
Danh sách thương hiệu phát triển franchise
| Sản phẩm | Quy mô | Số cửa hàng tại Việt Nam | Chi phí nhượng quyền |
Pizza Hut | Pizza | 12.000 chi nhánh trên 98 quốc gia | 30 cửa hàng | $300.000 - $1.200.000 |
KFC | Fastfood | 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia | 140 cửa hàng | $1.300.000 - $2.400.000 |
Lotteria | Fastfood | 1.577 cửa hàng (2005) | 210 cửa hàng | $250.000 |
Kichi Kichi | Buffet lẩu băng chuyền | | 24 cửa hàng tại 2 thành phố lớn | $300.000 |
Jollibee | Fastfood | 900 cửa hàng | 70 cửa hàng | $250.000 - $300.000 |
Burger King | Burger | 17.000 cửa hàng tại 100 quốc gia | 17 cửa hàng | $50.000 - $300.000 |
Domino's Pizza | Pizza | 10.000 cửa hàng | 40 cửa hàng | $250.000 |
VII. Kết
Điểm qua một vài nội dung quan trọng, bạn có thể hình dung ít nhiều về khái niệm franchise là gì cũng như các hoạt động xoay quanh khái niệm này. Dù mới nổi lên vài năm gần đây nhưng chúng ta không thể phủ nhận được thành công mà các doanh nghiệp franchise nhận được trong việc phát triển thị trường. Không những vậy nhờ có hình thức nhượng quyền kinh doanh này mà Việt Nam đã thu hút được không ít nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những ánh hào quang luôn đi kèm với cái giá phải trả, những doanh nghiệp quyết định kinh doanh nhượng quyền cần ưu tiên giải quyết vấn đề tài chính để con đường phát triển thuận lợi hơn. Mong rằng với những kiến thức trên có thể giúp bạn hiểu hơn về hình thức nhượng quyền thương mại này!