Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi tiết quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch kinh doanh có vai trò rất quan trọng khi bắt đầu một dự án kinh doanh mới
Kế hoạch kinh doanh là một công cụ không thể nào thiếu của các nhà điều hành, quản trị doanh nghiệp. Và giống như những công cụ khác, bản kế hoạch kinh doanh đòi hỏi nhà quản lý phải nắm rõ được lý do vì sao phải cần đến một bản kế hoạch kinh doanh cũng như cần phải có các kỹ năng để sử dụng kế hoạch kinh doanh một cách chuyên nghiệp nhất.
Lý do cơ bản nhất mà tất cả các nhà quản lý đều biết thì kế hoạch kinh doanh là một công cụ điều hành kinh doanh hữu hiệu giúp quản lý tốt công việc, truyền đạt ý tưởng đến đồng nghiệp tốt nhất và bản kế hoạch kinh doanh chính là cơ sở các các kế hoạch tài chính.
Tuy nhiên cũng có nhiều lý do khác mà các nhà quản lý chưa tính đến, ví dụ như bản kế hoạch kinh doanh có thể cho thấy trước những rủi ro, thách thức có thể xảy ra để có thể chuẩn bị các kế hoạch đối phó kỹ càng. Chi tiết thì bản kế hoạch kinh doanh giúp các nhà quản trị không tiến hành những dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ ràng. Bài viết dưới đây là 15 lý do vì sao phải cần một bản kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu một dự án kinh doanh mà nhà quản trị nên biết
1. Thiết lập các mục tiêu chi tiết, rõ ràng
Một nhà quản lý giỏi cần yêu cầu phải thiết lập được những mục tiêu cụ thể và sau đó là thực hiện theo các mục tiêu, lịch trình đã đề ra. Hiện có rất nhiều người đi đường tắt đó là lên các kế hoạch trong đầu mà không vạch ra giấy cụ thể như thế nào.
Tuy nhiên đây là một cách làm sai vì khi lượng công việc càng nhiều thì sẽ rất khó để có thể sắp xếp, tổ chức được công việc theo thứ tự ưu tiên một cách logic được. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh chính là cách giúp bạn có chiến lược rõ ràng, cụ thể.
Kế hoạch kinh doanh có một vai trò vô cùng quan trọng
2. Thiết lập sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống
Khá nhiều người có thói quen thiết lập kế hoạch kinh doanh bên cạnh bản kế hoạch về các việc cần làm trong cuộc sống để có thể tiện theo dõi và so sánh. Các kế hoạch luôn cần sự linh hoạt vì trong cuộc sống thường xuất hiện những điều bất ngờ. Vì vậy, hãy lưu ý dành một vài khoảng thời gian dự phòng trong bản kế hoạch kinh doanh cho những lúc bạn có việc gia đình đột xuất cần phải ưu tiên giải quyết trước và ngược lại.
Một lưu ý nhỏ nữa là hãy chia sẻ các chiến lược, vấn đề cần ưu tiên và những hành động cụ thể với vợ/chồng, đối tác và những người quan trọng với bạn. Cuộc sống kinh doanh luôn diễn ra hối hả, cho nên việc chia sẻ những lo lắng, dự định trong công việc với những người thân, bạn bè không chỉ giúp cho bạn có động lực, năng lượng với công việc hơn mà thông qua đó còn xây dựng được sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống.
3. Sự thay thế và dịch chuyển trong kinh doanh
Đây có thể là khái niệm mà bạn nghĩ là không quan trọng hoặc là chưa từng bao giờ nghe thấy. Có thể hiểu lý do này như sau: “Bất kể những gì mà bạn làm đều có thể có một cách làm khác nào đó mà bạn chưa biết và chưa làm được”. Sự thay thế luôn nằm ở vị trí trung tâm của một chiến lược kinh doanh nhỏ. Liệu bạn đã được nghe đến điều này bao giờ chưa?
4. Hợp lý hóa các quy trình
Không ngừng hợp lý hóa các quy trình kinh doanh là một trong những đặc tính chung của các công ty thành công. Tuy nhiên yếu tố này dường như không được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều khi lên kế hoạch kinh doanh.
Tất cả các công ty đều có một vài quy trình cụ thể, một số quy trình được xác định rất rõ ràng và một số quy trình khá mơ hồ và khó hiểu. Mục đích đặt ra ở đây chính là gia tăng hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí thấp nhất trong khi các kết quả vẫn đạt hiệu quả tốt.
5. Sự tăng trưởng kinh doanh kéo theo việc thuê thêm địa điểm và tuyển dụng thêm nhân viên
Các chi phí như thuê địa điểm hoạt động mới hay là tuyển dụng nhân viên mới là một trong những vấn đề luôn phát sinh trong quá trình kinh doanh,vì vậy, cần phải có kế hoạch về tài chính và để dành một khoản chi phí cố định cho công việc này.
6. Quyết định mua hoặc thuê những tài sản mới
Sử dụng kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn quyết định những gì sẽ xảy ra trong dài hạn, những gì được coi là đầu vào quan trọng cho hoạt động kinh doanh của công ty. Việc mua bán những tài sản quan trọng này sẽ diễn ra vào thời điểm nào và diễn ra trong bao nhiêu lâu cần phải được đưa vào kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch kinh doanh quyết định mua hoặc thuê những tài sản mới
7. Chia sẻ và giải thích những mục tiêu kinh doanh
Là người quản lý, bạn cần chia sẻ và giải thích rõ những mục tiêu kinh doanh với đội ngũ quản lý cấp dưới, với nhân viên và cả với những người mới đến làm việc. Hãy lựa chọn từng phần trong bản kế hoạch kinh doanh để lên kế hoạch đào tạo cho những nhân viên mới.
8. Phát triển những khối liên kết mới trong kinh doanh
Sử dụng bản kế hoạch kinh doanh như một công cụ để thiết lập các mục tiêu cho sự liên kết mới, đồng thời truyền đạt những phần được lựa chọn trong kế hoạch kinh doanh của bạn tới những đối tượng mà bạn có ý định liên kết
9. Liên quan đến sự chuyên nghiệp
Hãy chia sẻ những điểm quan trọng hoặc toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh với luật sư và các nhân viên kế toán bởi vì kế hoạch kinh doanh liên quan rất nhiều đến các vấn đề tài chính và có thể gặp những rủi ro nhất định. Và luật sư, kế toán là những người liên quan trực tiếp đến điều này. Nếu như bạn thấy làm việc này là hợp lý thì hãy chia sẻ và nhận sự tư vấn từ họ.
10. Giúp cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn
Thông thường việc xúc tiến và thúc đẩy hoạt động bán hàng sẽ là một phần rất quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh. Nếu khách hàng và đối tác biết đến bạn có một kế hoạch xúc tiến các hoạt động bán hàng thì họ sẽ dễ dàng hiểu được bạn có cái gì, có giá trị như thế nào và tại sao họ muốn có nó.
Kế hoạch kinh doanh giúp cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn
11. Giúp định giá tài sản
Giúp định giá tài sản của doanh nghiệp khi xảy ra các vấn đề bất thường như ly hôn, thừa kế,... Định giá là một dạng xác định toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn có giá trị bao nhiêu. Thông thường thì khi tính đến yếu tố này trong một bản kế hoạch kinh doanh cần đòi hỏi sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.
Bản kế hoạch kinh doanh sẽ cho các chuyên gia định giá biết được bạn đang tiến hành những hoạt động kinh doanh gì? Khi nào, tại sao và cần bao nhiêu chi phí để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh đó cũng như biết được nó sẽ sản xuất ra những sản phẩm/dịch vụ có giá trị tính bằng tiền là bao nhiêu.
12. Tạo ra một hoạt động kinh doanh mới.
Sử dụng một bản kế hoạch để thiết lập những mục tiêu, bước đi hợp lý cho việc bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới. Có nghĩa là phải có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: bạn cần phải làm những gì? Nguồn lực nào sẽ cần thiết để thực hiện công việc của bạn? Và bạn mong muốn nó sẽ diễn ra như thế nào?
13. Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho một hoạt động kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh không có vốn đầu tư thì không thể nào thực hiện được. Tuy nhiên, nếu đã có vốn mà bản kế hoạch kinh doanh không có tính khả thi thì cũng rất khó để có thể triển khai được. Các nhà đầu tư đều muốn có thể nhìn thấy bản kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi họ quyết định liệu có đầu tư vào dự án này hay không.
Họ sẽ xem xét và mong muốn nhìn thấy một dự án kinh doanh đầy tính khả thi ở bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Đồng thời, nhà đầu tư cũng muốn tìm thấy ở bản kế hoạch kinh doanh của bạn một chiến lược rút lui dành cho họ khi họ muốn thu hồi vốn đầu tư và rút lui khỏi công ty của bạn vì một lý do nào đó.
14. Kế hoạch kinh doanh là thứ không thể thiếu khi bạn làm đơn xin vay vốn
Giống như các nhà đầu tư thì các nhà cho vay vốn cũng muốn nhìn thấy bản kế hoạch kinh doanh và mong đợi bản kế hoạch này sẽ vạch ra được những chiến lược khả thi và có tiềm năng lớn.
15. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh hiện tại trong tương lai
Đây là điều quan trọng nhất của một bản kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh cụ thể và định vị các nguồn lực theo các thứ tự ưu tiên của chiến lược, xu hướng và sự tăng trưởng cơ bản theo thời gian.
16. Kết luận
Trên đây là 15 lý do quan trọng vì sao cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh mỗi khi bắt đầu một dự án kinh doanh mới. Với công ty bạn, lý do nào là quan trọng nhất? 123job hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.