F&B trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng đều là ngành nghề có sức hút thuộc hàng TOP đối với các doanh nhân, nhà đầu tư. Vậy ngành F&B là gì? Cùng 123job tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Theo báo cáo của Euromonitor - tập đoàn nghiên cứu thị trường, Việt Nam đứng thứ ba khu vực ASEAN về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống. Theo thống kê đến năm 2010 Việt Nam có hơn 580.000 cửa hàng ăn uống trong đó có khoảng 450.000 cửa hàng nhỏ, 8000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 25.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar.

Các hoạt động kinh doanh trong thị trường thực phẩm đồ uống không ngừng phát triển, nở rộ với nhiều hình thức khác nhau. Và thị trường nói trên được gọi với cái tên ngắn gọn là thị trường F&B. Vậy thị trường F&B là gì?

I. F&B là gì?

f&b là gì ?

F&B là gì? Thị trường F&B là gì?

F&B viết tắt của cụm từ Food and Beverage để nói đến ngành kinh doanh thực phẩm và đồ uống. F&B là tất cả các hoạt động kinh doanh xoay quanh thực phẩm, đồ uống như kinh doanh nhà hàng khách sạn, thức ăn nhanh, cafe, quầy bar, cung cấp nguyên liệu thực phẩm, đồ uống,....

Mảng kinh doanh F&B được coi là miếng bánh hấp dẫn của các nhà đầu tư, doanh nhân hay thậm chí cả các startup bởi tính chất cần thiết không thể bàn cãi mà các sản phẩm, dịch vụ này cung cấp tới đời sống hàng ngày. Nhu cầu khách hàng luôn ở mức cao và ổn định.

II. Vai trò to lớn của F&B trong nhà hàng - khách sạn 

Vai trò của F&B là gì? Ngành F&B thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác liên quan đặc biệt là nhà hàng -  khách sạn. F&B đóng vai trò to lớn và quan trọng:

f&b là gì ?

Vai tò của F&B là gì?

1. Đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng

Mọi nhà hàng, khách sạn đều đặt nhiều nỗ lực vào các dịch vụ ăn uống. F&B không chỉ được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn là thước đo, là tiêu chuẩn, là điểm riêng biệt giúp khách sạn có thể nâng tầm vị thế của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng. Chất lượng dịch vụ ăn uống có sức ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các nhà hàng khách sạn.

2. Thúc đẩy doanh số

Các nhà hàng, khách sạn tận dụng f&b như một công cụ để tăng doanh thu. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của xã hội ngày một được nâng tầm, nhu cầu là rất lớn, đó là lý do để các nhà hàng khách sạn đầu tư nhiều hơn chú tâm nhiều hơn vào mảng f&b từ đó giúp tối ưu hóa doanh thu của doanh nghiệp.

3. Thúc đẩy khả năng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp

Nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: địa điểm, thiết kế, cơ sở vật chất,...(tùy thuộc vào khu vực mà bạn kinh doanh cũng như khách hàng mục tiêu của bạn). Tuy nhiên mọi nhà hàng đều không thể bỏ qua các dịch vụ ăn uống nếu muốn nổi bật và có thể kéo chân khách hàng quay lại nhiều lần.

Một khách sạn dù có đẹp đến mấy nhưng chất lượng đồ ăn không tốt cũng sẽ khiến khách hàng mất thiện cảm và đánh giá không cao. Ngon, giá cả hợp lý chỉ là điều kiện đủ, bạn cần cả sự độc đáo và dấu ấn riêng khi xây dựng hệ thống f&b trong nhà hàng khách sạn của mình.

III. Sự khác nhau giữa ngành ngành Dịch vụ và F&B là gì?

Có khá nhiều sự nhầm lẫn giữa ngành F&B và ngành dịch vụ. Để hiểu hoàn toàn về ngành f&b bạn cần phân biệt được sự khác nhau ở đây. Không khó để phần biệt đâu nếu bạn theo dõi bài viết này 

1. Ngành dịch vụ

Dịch vụ là lĩnh vực phục vụ bao gồm các quá trình lưu thông hàng hóa và phục vụ nhu cầu của con người. Dịch vụ là một dạng hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, từng nhóm xã hội hay cộng đồng dân cư.

Dịch vụ không chỉ tồn tại trong lĩnh vực phi sản xuất (tạo ra các sản phẩm vô hình) mà bao gồm cả các dịch vụ sản xuất (tạo ra các sản phẩm hữu hình).

Cơ cấu của ngành dịch vụ vì thế mà rất phức tạp do tính chất và sự đa dạng về hình thức. Trên thế giới, các loại hình kinh doanh dịch vụ thường được chia thành 3 loại : 

  • Các dịch vụ kinh doanh: bao gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm, bất động sản, các dịch vụ liên quan đến nghề nghiệp,...
  • Các dịch vụ tiêu dùng: Bao gồm các hoạt động bán buôn bán lẻ, các dịch vụ du lịch, làm đẹp, các dịch vụ giáo dục, thể thao,...
  • Các dịch vụ công: bao gồm các dịch vụ hành chính công, và các hoạt động tập thể,...

2. Ngành F&B

Trong khi đó lĩnh vực F&B là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quầy ăn uống,.... Ngành f&b như một phần nhỏ của ngành dịch vụ to lớn, bao hàm hầu hết các vấn đề kinh doanh dịch vụ liên quan đến ẩm thực, ăn uống.

Tại nhà hàng, bộ phận kinh doanh f&b là bộ phận có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn. Tại các nhà hàng khách sạn 3-4 sao trở lên, bộ phận f&b còn có các dịch vụ như tổ chức tiệc cưới, tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet hội thảo,... Kinh doanh f&b là hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm cả các sản phẩm vô hình và hữu hình.

IV. Các chiến lược  marketing giúp doanh nghiệp F&B bứt phá 

Thị trường F&B là thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu khách hàng là cực lớn và thay đổi liên tục, đối thủ thì rất nhiều. Một khách hàng có thể có nhiều nhu cầu khác nhau phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và các thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Để nổi bật trước khách hàng, để giúp doanh nghiệp có thể tiến xa, tăng trưởng tốt không thể không có sự hỗ trợ của bộ phận marketing. Marketing đóng vai trò rất then chốt trong thị trường F&B, cùng 123job điểm qua 8 chiến lược marketing rất quan trọng trong kinh doanh F&B là gì

1. Định vị thương hiệu trong lòng khách hàng

Định vị thương hiệu là một chiến lược dài hơi nhưng vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp của bạn kinh doanh trong lĩnh vực f&b bởi nó giúp bạn định hình một hình ảnh thống nhất trong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng dễ nhớ, ấn tượng về doanh nghiệp của bạn. 

f&b là gì ?

Định vị trên thị trường F&B là gì?

Về cơ bản, định vị hình ảnh thương hiệu chính là trả lời cho câu hỏi làm thế nào để giữa hàng ngàn doanh nghiệp ngoài kia cùng kinh doanh f&b, khách hàng nhận ra, nhớ đến bạn, từ đó tăng tỉ lệ lựa chọn của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Định vị thương hiệu bao gồm xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là gì? Lợi ích lớn nhất mà sản phẩm dịch vụ của bạn khác biệt với các doanh nghiệp khác là gì? Bạn muốn khách hàng nhớ về bạn với những đặc tính gì ?

Chưa kể trong xu thế của các thương hiệu toàn cầu hiện nay là chuyển đổi số để xây dựng thương hiệu: tối ưu hóa website, xây dựng ứng dụng, tập trung vào khả năng cung ứng tối ưu và tạo trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

Các nhãn hàng lớn như Starbuck, subway,... còn khai thác big data để xây dựng những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của họ nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng mục tiêu.

2. Chọn bao bì ấn tượng và bắt mắt

Sản phẩm luôn là nền tảng trung tâm, trong lĩnh vực f&b cũng vậy. Việc chăm chút đầu tư cho sản phẩm là bước đi đúng đắn của doanh nghiệp f&b. Và việc có thể làm mang lại hiệu ứng tức thì cho sản phẩm của bạn chính là bao bì sản phẩm. Một bao bì cao cấp, hay thân thiện sẽ ảnh hưởng tương tự đến đánh giá về chất lượng của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy việc chú trọng thiết kế bao bì sản phẩm là một phần quan trọng trong chiến lược sản phẩm. 

Bao bì sản phẩm sẽ bao gồm chữ, hình ảnh chủ đạo, màu sắc chủ đạo, logo thương hiệu,.. Các yếu tố này phải được kết hợp hài hòa và bật lên những nét đặc trưng cho sản phẩm và thương hiệu, gây ấn tượng cho người tiêu dùng và giúp họ dễ dàng ghi nhớ hình ảnh của sản phẩm.

Logo thương hiệu hay bao bì sản phẩm được tư duy hệ thống và logic cũng giúp cho việc xây dựng menu, danh thiếp, tài liệu quảng cáo, Social Media hay Google Ads dễ dàng hơn và thống nhất hơn.

Những xu hướng bao bì thống trị ngành F&B năm 2019 có thể kể đến: 

  • Bao bì chủ nghĩa tối giản: với bao bì này, mọi chi tiết không thiết yếu đều bị loại bỏ hẳn và những tính chất thiết yếu nổi bật nhất của sản phẩm sẽ được thể hiện rõ ràng, thu hút nhất. Xu hướng bao bì tối giản giúp khách hàng dễ ghi nhớ, tăng độ thiện cảm và có liên hệ tốt tới đặc tính thương hiệu

f&b là gì ?

Bao bì tối giản 

  • Dải màu Gradient sáng: Nhờ vào sự phối trộn màu sắc hài hòa mà các sản phẩm mang màu này đem đến cho sản phẩm sự tươi mới, độc đáo ngoài ra còn đem đến chiều sâu cho sản phẩm.

f&b là gì ?

Bao bì Gradient

  • Bảng màu nude: Những sản phẩm ứng dụng bảng màu nude thường với mục đích đem lại sự tối giản và an toàn cho sản phẩm.
  • Hình minh họa phẳng: Hình minh họa phẳng kết hợp với gam màu nổi bật là những lựa chọn tiêu biểu cho bao bì thực phẩm năm 2019
  • Bao bì cảm hứng cổ điển, retro: Phong cách retro quay trở lại trong cả thời trang và các thiết kế bao bì sản phẩm. Bạn có thể thấy rõ nhất qua các bao bì của pepsi, hay các brand cafe.

f&b là gì ?

Bao bì cổ điển, retro

  • Bao bì đen và trắng: 2 gam màu tạo ấn tượng mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng tạo thế cân bằng và thu hút cho sản phẩm.
  • Bao bì sáng tạo: không đơn giản chỉ là dạng hộp vuông, túi zip,... các bao bì có thể sáng tạo không giới hạn về hình khối, công năng, các thiết kế này đặc biệt được cân nhắc trong các dịp đặc biệt như trung thu, tết,...

f&b là gì ?

Bao bì sáng tạo

  • Bao bì thân thiện với môi trường: Bao bì thân thiện với môi trường không chỉ truyền cảm hứng cho nhà sản xuất mà còn cho cả chính khách hàng của bạn. 

3. Đặc điểm USP nổi bật

USP - Unique Selling Point hiểu theo nghĩa tiếng Việt là đặc điểm bán hàng độc nhất - điểm khác biệt nhất trong sản phẩm dịch vụ của bạn khiến khách hàng bị thuyết phục và đưa ra quyết định tiêu dùng. Nói cách khác, USP giúp sản phẩm của bạn nổi bật trong mắt khách hàng bằng cách tạo ra các giá trị độc đáo chỉ doanh nghiệp bạn mới có. USP trong kinh doanh f&b có thể đến từ hương vị, nguyên liệu, giá cả, dinh dưỡng, tính thẩm mỹ hay sự an toàn,....

Ví dụ tiêu biểu một doanh nghiệp lĩnh vực f&b xuất sắc trong việc tạo USP cho mình - Baskin & Robbins. Họ nổi bật vì luôn nỗ lực tìm ra những hương vị mới đều đặn mỗi tháng để khách hàng luôn bị hấp dẫn bởi sự mới mẻ và khả năng quay lại cửa hàng nhiều hơn. 

Để có thể đưa ra những USP - truyền đạt những điểm độc đáo của bạn tới khách hàng trước tiên hãy trả lời những câu sau: 

  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn có đặc biệt gì?
  • Những gì mà sản phẩm doanh nghiệp bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có?
  • Điều khác biệt của bạn đó có dễ dàng bị sao chép hay không ?
  • Điều đặc biệt này có thể được truyền đạt dễ dàng tới khách hàng không?

5. Blog

Thời buổi content lên ngôi, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sở hữu công cụ này làm nền tảng để khách hàng có thể tiếp cận gần gũi hơn với doanh nghiệp đồng thời là công cụ tăng sự tin tưởng, uy tín của doanh nghiệp.

Việc tạo ra các nội dung hay hữu ích thông qua các blog sẽ giúp ích, hỗ trợ SEO đồng thời tích hợp marketing trên các nền tảng khác như FB, Instagram,... Ngoài ra bạn còn có thể dùng Blog dưới hình thức kết hợp với các Blogger ẩm thực, du lịch,... để tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Một số ý tưởng tiếp cận giúp blog của bạn phong phú và hấp dẫn hơn:

f&b là gì ?

Xây dựng blog trong lĩnh vực F&B

  • Cảm hứng từ đội ngũ nhân viên
  • Phía sau hậu trường
  • Chia sẻ lại những nội dung từ chính khách hàng
  • Chia sẻ những món ăn độc đáo của doanh nghiệp bạn
  • Đưa ra các thông báo một cách sáng tạo
  • Phát động các cuộc thi, hoạt động cộng đồng,...

6. Email Marketing

Thực hiện chiến lược Email Marketing bằng cách gửi mail hàng tuần/hàng tháng tới những khách hàng tiềm năng và các khách hàng hiện tại của bạn để giới thiệu về các sản phẩm mới, sự kiện, chương trình giảm giá đặc biệt là chưa đủ. Bạn cần làm cho các email đó trở nên có giá trị với khách hàng như những nội dung hữu ích mà họ không nên bỏ lỡ chẳng hạn,...

7. Social Media Marketing

Sức ảnh hưởng của Social Media đối với các hoạt động marketing của doanh nghiệp là không thể không nhắc tới bởi số lượng người dùng khổng lồ trên các nền tảng này. Đặc biệt hữu dụng đối với ngành F&B hiện nay là nền tảng Instagram bởi ưu thế về hình ảnh, đối tượng người dùng, công cụ story, hashtag,...

Việc thực hiện các chiến dịch Viral marketing, Influencer Marketing trên các nền tảng Social Media là việc làm cần thiết giúp thương hiệu dễ dàng phủ sóng đối tượng khách hàng mục tiêu và tất nhiên giúp doanh số tăng đều đặn.

Tiêu biểu trong việc sử dụng social media có thể kể đến như chuỗi nhà hàng Lẩu Phan: đầu tư thu hút khách hàng trên các kênh FB, Youtube, Instagram bằng việc kết hợp với các Influencer giới trẻ có tiếng trên các nền tảng này: Lê Bảo, Namper, Hải Đăng Đỗ,...

f&b là gì ?

Social media marketing

8. Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện đối với lĩnh vực F&B là điều phổ biến bởi đó là cơ hội để các khách hàng mục tiêu có thể trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp, cũng là cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường F&B quảng bá hình ảnh và giữ chân khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.

Các sự kiện thường được diễn ra vào các dịp đặc biệt như Valentine, Giáng Sinh, quốc tế phụ nữ,.... hoặc thậm trí ngày kỉ niệm thường niên của chính doanh nghiệp. Để sự kiện có kết quả và độ phủ tốt nhất không thể thiếu việc truyền thông qua các công cụ quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời, email, phát tờ rơi,...

9. Hợp tác cùng phát triển

Thị trường F&B đa dạng nhiều loại mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của khách hàng. Chính vì thế, thị trường F&B có một đặc thù đó là các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ mang tính bổ trợ hoàn toàn có thể kết hợp với nhau để cùng làm thỏa mãn tệp khách hàng chung của mình đồng thời mở rộng tệp khách hàng dựa vào tệp khách hàng sẵn có của đối tác.

Sự hợp tác này có thể là hợp tác liên quan đến sản phẩm, phân phối, truyền thông,... Nhìn chung là mối quan hệ hợp tác win-win cả đôi bên cùng có lợi. Tiêu biểu cho những sự hợp tác trên thị trường F&B thế giới có thể kể đến như sự bắt tay giữa các ông lớn: bạn chỉ có thể mua Pepsi mà không phải Coca khi tới các cửa hàng của Lotteria,...

V. Kết luận 

Như vậy thông qua bài viết chia sẻ F&B là gì, chúng ta đã được tìm hiểu về định nghĩa, tính chất, đặc điểm cũng như những chiến dịch hoàn hảo cần thiết để xây dựng một đế chế F&B là gì. Ngày nay rất nhiều bạn trẻ hứng thú khởi nghiệp trong thị trường F&B đầy tiềm năng và thách thức này. Hy vọng bài viết phần nào giúp được bạn có được cái nhìn tổng quan về kinh doanh F&B.