Giá trị cốt lõi rất quan trọng với thành công của doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu giá trị cốt lõi là gì? Tại sao cần xây dựng chúng? Và để áp dụng vào thực tiễn cần những gì?. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của 123job.
Trong thế giới của kinh doanh, có rất nhiều doanh nghiệp cùng nhau cạnh tranh và phát triển, thế nhưng, số lượng lớn tổ chức lại cứ mãi loay hoay với cách thức tạo dựng một “khuôn mẫu cá tính riêng” cho mình. Và để tìm ra đáp án, các nhà quản trị cần quan tâm sâu hơn nữa tới những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn lăng kính chi tiết nhất về giá trị cốt lõi và áp dụng vào thực tiễn như thế nào để hiệu quả.
I. Giá trị cốt lõi là gì?
Trước khi chúng ta tìm hiểu giá trị cốt lõi là gì? Để biết sâu hơn, bạn cần nắm rõ bản chất của giá trị và cốt lõi. Giá trị được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, giá trị chính là điều người khác thừa nhận một cá nhân, hay công nhận một tổ chức nào đó. Mặt khác, cách hiểu thứ hai là điều bạn hay doanh nghiệp cho là quan trọng nhất, những nguyên tắc, nội quy, khuôn mẫu ứng xử của công ty đều lấy giá trị đó làm thước đo. Giá trị là quy luật, nền móng tạo dựng lên văn hóa doanh nghiệp của bạn. Hiểu được giá trị là gì, bạn sẽ dễ dàng hình dung được bản chất của cốt lõi. Chính cụm từ cốt lõi đã nói lên hết tính quan trọng của nó trong mỗi doanh nghiệp, là một nguyên tắc mấu chốt mà công ty cần quan tâm.
Bạn đã hiểu rõ được giá trị cốt lõi là gì?
Vậy nối hai cụm từ đó, chúng ta sẽ nắm rõ được ý nghĩa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Chúng chính là ‘tinh hoa bản sắc” của mỗi công ty, là quy tắc, triết lý, niềm tin và bao quát quyết định của mọi vấn đề khác trong tổ chức. Thiết lập được giá trị cốt lõi mạnh mẽ sẽ tạo lên những lợi điểm cho doanh nghiệp, hỗ trợ bạn có tầm nhìn xa hơn khi đưa ra một quyết định nào đó, trở thành công cụ hữu hiệu giữ chân các nhân viên và giúp tìm kiếm khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.
II. Tại sao cần xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp?
Như phần trên chúng ta đã đề cập, giá trị cốt lõi chính là mang bản sắc của doanh nghiệp, nhưng để xây dựng chúng thành công, bạn cần hiểu rằng chỉ duy nhất giá trị cốt lõi có đặc quyền tạo ra một văn hóa công ty mạnh mẽ, độc đáo và thống nhất. Nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi mang giá trị cốt lõi ở đâu đó và cố gắng nhồi nhét vào công ty của mình, họ chẳng thể nhận ra rằng, giá trị cốt lõi không thể được thiết lập sẵn, mà bạn phải chính là nhân tố khám phá ra chúng. Trên thực tế, bạn có thể áp dụng những giá trị cốt lõi của chính đối thủ cạnh tranh, miễn là chúng đúng với chiến lược kinh doanh và phù hợp với các nhân viên.
III. Xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như thế nào?
1. Luôn bắt đầu bằng một động từ
Giá trị cốt lõi của công ty luôn bắt đầu bằng một động từ. Tại sao lại như vậy? Bạn hãy nhớ rằng, giá trị cốt lõi không cần bạn phải liệt kê toàn bộ phẩm chất, hành động, mà bạn nên tạo ra những quy tắc gắn kết ứng xử của nhân viên trong công ty. Hay nói trực diện hơn, giá trị cốt lõi phải mang tính hành động cụ thể, công cụ đưa ra những nguyên tắc rõ ràng và tạo động lực cho nhân viên.
Vì vậy, bạn hãy bắt đầu giá trị cốt lõi bằng một động từ, để mỗi khi làm việc nhân viên có thể tự hỏi “Mình đang làm điều đúng với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không”. Câu trả lời là “Có” hoặc “Không”, nếu “Không” thì chính nhân viên đó cần thay đổi và tìm một lựa chọn khác.
2. Lấy ý kiến từ nhân viên
Những sứ mệnh hay tầm nhìn doanh nghiệp, thông thường đều do CEO hay người quản lý tự đề ra. Tuy nhiên, để hiệu quả nhất bạn nên lấy ý kiến từ chính đội ngũ nhân viên của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng việc viết ra danh sách những kế hoạch, mục tiêu bạn thấy là tốt cho giá trị cốt lõi và để nhân viên tham gia đóng góp ý kiến. Các nhà lãnh đạo hãy đưa ra những câu hỏi vềgiá trị cốt lõi cụ thể, để nhân viên dễ phản hồi như: Đây có phải là giá trị làm cho chúng ta khác biệt hay không? Theo bạn những điều đó có phù hợp với đa số nhân viên không?
Lấy ý kiến đóng góp từ nhân, giá trị cốt lõi của công ty sẽ đúng đắn hơn
3. Dùng câu ngắn gọn, dễ nhớ
Những câugiá trị cốt lõi của công ty cần ngắn gọn dễ nhớ. Lợi ích đặc biệt mà nó mang lại, chính là khách hàng tiềm năng của bạn sẽ dễ lĩnh hội và nhớ lâu hơn. Đối với khách hàng, họ thường cho rằng, giá trị cốt lõi mạnh mẽ được tạo lên bằng câu từ ngắn gọn và dễ nhớ.
4. Không quá 10 câu
Một gợi ý nữa dành cho bạn, khi xây dựng giá trị cốt lõi đừng để chúng quá nhiều từ, độ dài nên giới hạn dưới 10 câu. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn chỉ viết đến được 5 câu thì hoàn toàn là điều tuyệt vời, đừng quá lo lắng khi bạn viết chúng quá ngắn.
5. Đánh giá lại các giá trị
Khi bạn hoàn thành bộ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, hãy dành thời gian để đánh giá lại chúng. Việc này, sẽ giúp bạn loại bỏ và điều chỉnh những chi tiết không hợp lý. Để cân nhắc xem, liệu những giá trị cốt lõi đó có giữ chân được các nhân viên không? Đã bao gồm những khía cạnh quan trọng trong tầm nhìn bạn đề ra cho công ty hay chưa?...
IV. Làm thế nào để đưa giá trị cốt lõi vào thực tế doanh nghiệp?
Để đưa thành công các giá trị cốt lõi vào thực tế doanh nghiệp, bạn cần thực hiện quá trình bao gồm 3 bước.
1. Bước 1: Xác định và định hướng lại các suy nghĩ/hành vi sai lệch về giá trị cốt lõi
Đây là giai đoạn, những người đứng đầu cần chú ý quan sát xung quanh, đặt ra các câu hỏi và tiếp nhận thông tin từ toàn bộ nhân viên trong công ty. Nhưng trong thực tế, sự bất đồng sẽ xảy ra trong rất nhiều tình huống khó lường. Để bạn thấy được rõ nhận định này, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ chứng minh.
Một công ty A luôn đề cao giá trị cốt lõi “Đảm bảo giá trị và chất lượng chăm sóc khách hàng”. Sau một khoảng thời gian thu về những nhận định không tốt, hay thậm chí là bị chỉ trích nặng nề về các dịch vụ mới. Công ty A đã đặt thêm một quy định song song: Mọi dịch vụ mới được đưa ra đều phải chuẩn bị một Sign - off process (quy trình rút lui), sẵn sàng ngừng cung cấp nếu không nhận được đa số phản hồi tích cực. Đến một thời điểm, khi công ty A đã gây dựng được thương hiệu vững chắc trong thị trường, thì nhân viên cũng bắt đầu cảm thấy mất thời gian, công sức và mệt mỏi dần với chính sách rút lui. Đây thực sự là kết quả đáng báo động đối với công ty A.
Việc xem xét và định hướng lại những sai lệch của giá trị cốt lõi là rất cần thiết
Từ ví dụ trên, bạn có thể thấy việc sai lệch trong giá trị cốt lõilà rất nguy hiểm với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy để những vấn đề đó được giảm xuống mức thấp nhất, bạn hãy xem xét và định hướng lại các suy nghĩ/hành vi không phù hợp khi đưa ragiá trị cốt lõi. Có hai cách hiệu quả nhất giúp bạn định hướng và xác định chính xác, đó là:
Hãy yêu cầu mỗi cá nhân đưa ra một hoặc nhiều hơn một vấn đề mà họ cho là không phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty.
Sắp xếp ngẫu nhiên nhân viên thành từng nhóm từ 3-6 người, yêu cầu có kỹ năng teamwork và đưa ra một vài sai lầm nghiêm trọng đối với từnggiá trị cốt lõicủa tổ chức.
Các cách làm này, sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng, có tiếng nói và kết quả mang lại sẽ khác biệt hoàn toàn so với những gì bạn tự suy diễn và áp đặt.
2. Bước 2: Tạo ra sự đồng thuận quan điểm và các cơ chế áp dụng giá trị cốt lõi phù hợp
Trước tiên, hãy cùng 123job phân tích một ví dụ về 3M (tên gọi cũ là Minnesota Mining and Manufacturing Company) - công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Hoa Kỳ, hiện nay đã có mặt ở 98 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Hay lướt qua một vài trang website của 3M, không khó để bạn nhận ra giá trị cốt lõi của họ, chính là “Lời cam kết cải thiện cuộc sống”, vô cùng nổi tiếng của 3M. Công ty 3M luôn để các nhà khoa học dành ra 15% thời gian làm việc, để họ có thể thử những gì họ muốn. 3M quản lý nhân sự bằng cách tạo ra và duy trì một lộ trình “nghề nghiệp kép”, họ cho phép nhân viên lựa chọn giữa việc trở thành một quản lý hoặc bỏ lại những vị trí quyền lực, tiếp tục cống hiến sáng tạo để đạt tới trình độ chuyên môn công việc cao hơn. Với những chính sách đó, 3M đã thực hiện thành công giá trị cốt lõi của mình.
Sự đồng thuận của nhân viên trong những quan điểm góp phần thực hiện thành công các giá trị cốt lõi
Vậy bạn đã rút ra được những điều gì từ ví dụ này? Câu trả lời chính là, bạn hãy làm một nhà quản trị thông minh trong cách thực thi giá trị cốt lõi của công ty. Nhìn vào thực tế, bạn khuyến khích các nhân viên nói lên những phát hiện về các hành vi và suy nghĩ giá trị cốt lõi, không bao giờ là thừa thãi. Bạn nên lập kế hoạch sau để đẩy mạnh tiếng nói của nhân viên:
Lập một hòm thư góp ý: Cam kết mọi ý tưởng, đề xuất đều được phản hồi trong khoảng thời gian nhất định, sẽ có cân nhắc và quyết định phù hợp nhất.
Có một số giải thưởng tinh thần hoặc vật chất: Dành cho những ý tưởng, đề xuất sáng tạo, thực tế và có cơ sở phân tích.
Cuộc họp định kỳ giữa ban lãnh đạo và nhân viên cấp dưới: Tự do nêu quan điểm, giải đáp thắc mắc và bỏ phiếu cho một số quan điểm tốt về giá trị cốt lõi của công ty.
3. Bước 3: Phân biệt giá trị cốt lõi và các chính sách áp dụng nó trên thực tế
Đây là một vấn đề quan trọng các doanh nghiệp cần lưu ý, bạn phải phân biệt được giá trị cốt lõi vượt thời gian với thực tiễn hoạt động, và một số chuẩn mực văn hóa khác. Trong đó, xét từng khía cạnh thì giá trị cốt lõi là một hằng số, không bao giờ nên thay đổi; những chuẩn mực văn hóa và thực tiễn áp dụng cần đổi mới thường xuyên, cải cách ngay nếu cần thiết. Khi đã phân biệt được hai khái niệm này, bạn cần xây dựng được bộ giá trị cốt lõi và giữ chúng cố định cho doanh nghiệp. Những yếu tố còn lại, xoay quanh chúng bao gồm các chính sách, cấu trúc, hệ thống, chiến lược, quy trình thực tế… tất cả đều cần độ mở nhất định để có thể thay đổi.
Bạn đã phân biệt đúng cácgiá trị cốt lõi và chính sách áp dụng chúng thực tế hay chưa?
Vậy khi áp dụng những giá trị cốt lõiđó vào thực tế, điều bạn quan tâm nhất là gì? Câu trả lời chính là nằm ở việc quản lý thời gian. Thay vì việc bạn dành quá nhiều thời gian để chọn ra một vài giá trị cốt lõi và cố gắng chỉnh sửa, cắt nhỏ chúng để phân tích, thì hãy để khoảng thì giờ và công sức quý báu đó thấu hiểu sâu sắc nhữnggiá trị cốt lõi, nhanh chóng đưa chúng thành lời tuyên bố và áp dụng vào thực tế doanh nghiệp.
V. Kết luận
Việc biết đến những giá trị cốt lõi, quả thật chẳng còn gì xa lạ với các nhà quản trị, thế nhưng để hiểu rõgiá trị cốt lõi là gì, tại sao phải cần xây dựng và ứng dụng như thế nào vào thực tiễn doanh nghiệp, thì cần có một cẩm nang chỉ hướng cho bạn. Hy vọng trong bài viết trên đây, 123job đã chia sẻ cho bạn cái nhìn bao quát nhất về giá trị cốt lõi, và cách thức xây dựng vào thực tiễn doanh nghiệp hiệu quả. Chúc bạn thành công!