Bạn đang muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng chưa hiểu phong cách lãnh đạo là gì? Làm sao để xác định được phong cách lãnh đạo thích hợp? Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.
Thế giới của kinh doanh đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ về mọi khía cạnh, thị trường chẳng còn đất cho những giám đốc chỉ biết ngồi đợi khách hàng mua sản phẩm hay nhiều nhà lãnh đạo luôn chờ mong những cơ hội vàng sẽ đến. Vậy nên, nếu bạn đang muốn trở thành nhà lãnh đạo, quản lý tài ba, sẽ không thể thiếu phong cách lãnh đạo riêng cho bản thân. Chính vì lý do đó, bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ cho bạn cách thức xác định phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất.
I. Phong cách lãnh đạo là gì?
1. Phong cách lãnh đạo
Bạn muốn thành công trong kinh doanh phải xác định được phong cách lãnh đạo phù hợp
Phong cách của người lãnh đạo có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo chính là phương pháp, cách thức giúp người đứng đầu vạch ra định hướng, kế hoạch cũng như mục tiêu thực hiện. Phong cách lãnh đạo của bất kỳ người đứng đầu nào cũng đều phụ thuộc vào từng lĩnh vực và môi trường khác nhau. Tuy nhiên, bản chất cốt lõi của phong cách lãnh đạo vẫn được xây dựng trên đạo đức, phẩm chất của từng người, tạo động lực phát triển và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo vô cùng cần thiết để bạn có thể quản lý tốt đội, nhóm và thăng tiến trong công việc. Trình độ của mỗi nhân viên không giống nhau, bởi vậy, bạn cần lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp, không nên chỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo nhất định cho tất cả nhân viên. Thực tế, không ít người đã mắc phải sai lầm khi không nhận ra điều này, khiến cấp dưới không tin tưởng vào người lãnh đạo, dù vẫn nhận nhiệm vụ nhưng không sử dụng hết năng lực của mình. Chính vì vậy, muốn khai thác hết nhân lực trong công ty, người đứng đầu cần có kỹ năng lãnh đạo thông minh.
II. Tìm hiểu bản thân - Bạn thuộc phong cách lãnh đạo nào?
1. Người Lãnh đạo ủy quyền
Người có phong cách lãnh đạo ủy quyền thường rất ít tham gia vào quá trình đưa ra chiến lược, mà hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ nhân viên của mình. Nhưng họ vẫn nắm bắt được những gì đang diễn ra và đưa ra ý kiến khi cần thiết. Phong cách lãnh đạo này giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và tự hào về năng lực của chính bản thân. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ ra những khuyết điểm to lớn, khi nhân viên lạm dụng vào sự ủy quyền của lãnh đạo để tự ý đưa ra những quyết định vượt quá quyền hạn cho phép.
2. Người Lãnh đạo dẫn đường
Lãnh đạo dẫn đường chính là người đặt mục tiêu cao, đòi hỏi nhân viên của mình phải chạy về vạch đích một cách nhanh chóng và theo đúng hướng. Phong cách lãnh đạo này luôn có trong mình sự quyết tâm và khát khao chiến thắng rất lớn. Nhưng theo cách này, các nhà lãnh đạo sẽ tạo nhân viên cảm thấy luôn trong tình trạng căng thẳng và nhanh chóng bỏ việc giữa chừng. Vì vậy, phong cách lãnh đạo dẫn đường nên được áp dụng khi đội của bạn vừa tiếp nhận một dự án mới và cần được truyền lửa từ người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo dẫn đường rất thích hợp cho những người có quyết tâm cao
3. Người Lãnh đạo chuyên quyền
Chắc hẳn nghe tên các bạn cũng đã hình dung được phần nào phong cách lãnh đạo này rồi phải không? Người lãnh đạo chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, tất cả các quyết định, mà không một ai có thể tham gia ý kiến khi làm việc. Trong kinh doanh, phong cách lãnh đạo chuyên quyền rất phù hợp với những trường hợp khẩn cấp, các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt. Nhưng các nhân viên sẽ không cảm thấy không được tôn trọng và lắng nghe nếu bạn sử dụng thường xuyên phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
4. Người Lãnh đạo dân chủ
Đây là phong cách lãnh đạo có sự kết hợp giữa lãnh đạo ủy quyền và lãnh đạo chuyên quyền. Người lãnh đạo lúc này cần sử dụng kỹ năng lắng nghe để tiếp nhận ý kiến của toàn bộ nhân viên và đưa ra quyết định cuối cùng. Theo phong cách lãnh đạo dân chủ bạn vừa có không gian thể hiện năng lực lãnh đạo của mình, vừa tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Chỉ có điều, trong môi trường làm việc với tốc độ nhanh, thời gian ngắn, phong cách lãnh đạo này có thể khiến công việc bị trì trệ.
5. Người Lãnh đạo phục vụ
Lãnh đạo phục vụ là phong cách lãnh đạo rất lý tưởng cho các tổ chức phi lợi nhuận, hướng đến nhân quyền hoặc cho các đội, nhóm đang chưa có tinh thần cao trong công việc. Những người đứng đầu đặt vai trò của từng nhân viên ngang với mình, hướng nhân viên suy nghĩ theo tư duy lãnh đạo. Vì họ biết cả nhóm hoàn thành được công việc là nhờ sự đóng góp rất lớn của mỗi nhân viên, từ đó, nhân viên tự ý thức được rằng mình đang được trao quyền và có động lực mạnh mẽ để thể hiện hết năng lực của bản thân.
6. Người Lãnh đạo chuyển đổi
Cấp trên thuộc phong cách lãnh đạo này sẽ rất tâm lý, khiêm tốn và đáng tin cậy. Họ có tầm nhìn sâu rộng và truyền cảm hứng cho nhân viên để cùng phát triển tầm nhìn đó. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm nổi bật, bởi bạn có thể phát huy được toàn bộ năng lực của nhân viên và việc truyền cảm hứng cho cấp dưới trở nên dễ dàng. Chỉ khi, đội ngũ của bạn không đồng thuận, không thể gắn kết với bạn, phong cách chuyển đổi này sẽ trở nên khó khăn hơn.
7. Người Lãnh đạo giao dịch
Nhân viên làm tốt sẽ có thưởng - làm sai sẽ bị phạt, chính là phong cách lãnh đạo giao dịch. Hướng theo phong cách lãnhđạo này, bạn cần có những cơ chế thưởng phạt rõ ràng, công tâm, thực hiện bình đẳng đối với mọi nhân viên. Phong cách lãnh đạo giao dịch sẽ đảm bảo được tính rạch ròi trong công việc, cấp dưới sẽ chẳng thể phàn nàn hay kêu ca cách lãnh đạo của bạn vì tất cả đều có quy chế thưởng/phạt phân minh. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét hình thức thưởng/phạt thật kỹ, vì nhân viên có thể sẽ mất đi động lực nếu họ bị phạt khi phạm phải sai lầm nhất thời trong công việc.
Hướng theo phong cách lãnh đạo giao dịch bạn phải có quy chế thưởng/phạt rõ ràng
8. Người Lãnh đạo thuyết phục
Đối với phong cách lãnh đạo thuyết phục, người đứng đầu cần sở hữu tính cách thu hút sự chú ý của người khác. Đây là cách mà nhân viên sẽ nhận được nguồn cảm hứng, động lực và năng lượng tràn đầy khi bắt đầu công việc, từ lời nói động viên và sự quan tâm của sếp mình. Phong cách lãnh đạo thuyết phục mang đến rất nhiều lợi ích, bởi một khi nhân viên đã đồng lòng với bạn, họ sẽ quyết tâm cống hiến năng lực vì mục tiêu chung. Thế nhưng để hướng tới phong cách này không hề đơn giản, bởi lẽ, không phải ai cũng có sự thu hút tự nhiên. Vậy nên, ngay từ bây giờ bạn hãy rèn luyện thường xuyên những kỹ năng thuyết phục, kinh nghiệm, từng cử chỉ lời nói để theo đuổi thành công phong cách này.
III. Cách xác định một phong cách lãnh đạo thích hợp
Trong kinh doanh, chắc hẳn những người đứng đầu luôn muốn kiên định, thực hiện chỉ duy nhất một phong cách lãnh đạo, thế nhưng, để tìm kiếm thành công dễ dàng hơn, bạn phải dựa vào từng hoàn cảnh khác nhau để có phong cách lãnh đạo hợp lý. Có 2 yếu tố cần được chú ý khi chọn lựa theo phong cách này. Thứ nhất, phong các lãnh đạo phải phù hợp với tất cả mọi người làm việc trong tổ chức. Ban đầu có thể bạn chưa nhận được niềm tin tưởng của mọi nhân viên, nhưng sau một thời gian bạn chia sẻ, thay đổi suy nghĩ, thiểu số những người chưa đồng ý cũng sẽ không nghi ngờ bạn, phá vỡ những thói quen cũ để thích nghi với phong cách lãnh đạo mới. Thứ 2, phong cách của bạn phải tương ứng với mục tiêu, chiến lược và triết lý của tổ chức.
IV. Cách phát triển phong cách lãnh đạo cho người đứng đầu
1. Hiểu rõ bản thân
Bạn biết rõ bản thân mình là ai? Đang làm gì? Năng lực của bản thân ra sao? Mục đích mà bạn hướng tới như thế nào?... chính là điều quan trọng khi muốn chọn lựa, duy trì và phát triển phong cách lãnh đạo của bạn. Việc này được thể hiện qua hai khía cạnh. Thứ nhất, bạn nên trung thực và nhận thức rõ về năng lực của bản thân. Hãy sẵn sàng lắng nghe những lời nhận xét của người mà bạn tin cậy, một số cố vấn, hoặc từ chính nhân viên đồng hành cùng bạn, và quan trọng hơn là bạn phải tự đánh giá bản thân mình. Thứ hai, bạn nên biết thừa nhận và chân thành với niềm tin của mình. Nếu bạn thực sự tin vào một phong cách lãnh đạo nhất định, bạn sẽ có xu hướng thay đổi suy nghĩ và hành vi để phù hợp với phong cách đó.
Muốn lựa chọn phong cách lãnh đạo đúng đắn trước tiên bạn phải hiểu rõ bản thân mình
2. Tìm hiểu về nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức
Có một câu nói rất nổi tiếng với giới kinh doanh đó là “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Hay nói cụ thể hơn, bạn có thể chọn lọc những phong cách lãnh đạo để phù hợp với các tình huống trong thực tiễn, nhưng không bao giờ được bỏ qua nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể gắn bó với sứ mệnh của mình nếu người đứng đầu có phong cách lãnh đạo chưa đúng với nhu cầu của doanh nghiệp đó.
3. Luôn quan sát và học hỏi
Đa số những người lãnh đạo giỏi luôn ý thức được việc họ đang làm và sẵn sàng học hỏi để phát triển kỹ năng lãnh đạo. Bạn có thể tìm một người cố vấn hoặc học hỏi trực tiếp từ những nhà lãnh đạo tài ba khác. Bạn hãy tìm hiểu, quan sát thật kỹ và đặt ra những câu hỏi khác nhau để dễ dàng học hỏi hơn. Ví dụ, bạn nên biết phong cách lãnh đạo của họ là gì, chúng có hiệu quả hay không? Hãy quan sát cách họ điều hành công việc, bạn có thể học hỏi điều gì từ phong cách đó? Họxử lý tình huống như thế nào, quản lý rủi ro ra sao?...
4. Sử dụng các nghiên cứu về lãnh đạo
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu giúp bạn tham khảo về phong cách lãnh đạo, bao gồm cả kiến thức lý thuyết và hành động thực tiễn. Chúng cung cấp cho bạn các ý tưởng về phong cách và “đào sâu hơn” suy nghĩ của bạn về lãnh đạo giỏi.
5. Tự tin
Tin tưởng vào lựa chọn của mình, chính là chìa khóa thành công của mỗi nhà lãnh đạo. Nếu bạn đã suy nghĩ kỹ lưỡng và tự tin vào phong cách lãnh đạo của mình, thì người khác cũng sẽ đặt niềm tin vào bạn.
Biết tự tin vào sự lựa chọn của chính mình thành công sẽ sớm gõ cửa bạn
6. Chuẩn bị sẵn sàng để thay đổi
Đây chính là một trong những là yếu tố cốt lõi của bất kỹ nhà lãnh đạo nào. Cho dù bạn đã cố gắng đến đâu, thực hiện được bao nhiêu mục tiêu đi nữa thì cũng chưa là hoàn hảo, người đời đã có câu “trong cuộc sống không gì là hoàn hảo” và đối với kinh doanh cũng vậy. Vì thế, bạn cần nhận biết chính xác những gì bạn đang làm, lắng nghe và sẵn sàng sửa chữa khi cần thiết. Có như vậy, bạn mới trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, đáng để người khác phải nể phục.
V. Kết luận
Phong cách lãnh đạo là phương pháp, hình thức để đạt được mục tiêu của những người đứng đầu tổ chức. Trong kinh doanh, không ai có thể lường trước được mọi thứ sẽ diễn ra, bởi thế, tùy thuộc vào các tình huống khác nhau, bạn phải kiên định, thông minh, và tự tin chọn lựa một hay một vài phong cách lãnh đạo phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!