Hầu hết trong các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức đều có vị trí Assistant Manager. Vậy để biết công việc của vị trí đó là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng 123job tìm hiểu nhé!

Assistant Manager luôn là mục tiêu nghề nghiệp hướng đến của nhiều người trên con đường xây dựng sự nghiệp phát triển. Đây là vị trí yêu cầu kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm rất cao. Một Assistant Manager ngoài việc am hiểu sâu rộng về nhiều các lĩnh vực chuyên môn thì họ còn phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn trong việc đàm phán, giao tiếp.

I. Assistant Manager là gì?

Assistant Managertrợ lý điều hành hay là trợ lý giám đốc. Họ là người đại diện cho lãnh đạo cấp trên tham gia các hoạt động khi không có mặt lãnh đạo, vị trí này được xem là cánh tay đắc lực cho các lãnh đạo. Để đảm nhận được vị trí Assistant Manager thì cần kiến thức sâu rộng, kỹ năng làm việc lớn. 

Chức vụ của Assistant Manager chỉ đứng sau các nhà lãnh đạo, như nói ở trên thì họ là người thay mặt lãnh đạo tham gia các hoạt động, sự kiện nên áp lực của họ rất lớn. Cũng giống như CEO, khi có sự cố xảy ra họ luôn là người “ đứng mũi chịu sào”. Nhưng được nhiều hơn cả là Assistant Manager sẽ học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm cả những kỹ năng xử lý tình huống trong công việc của cấp trên.

Assistant Manager được xem là cánh tay đắc lực cho các lãnh đạo.

Assistant Manager  được xem là cánh tay đắc lực cho các lãnh đạo.

II. Mô tả công việc của vị trí Assistant Manager 

Công việc chính của một Assistant Manager chỉ bao gồm 3 nhiệm vụ sau đây:

  •  Hỗ trợ CEO trong các công việc hành chính ở công ty.
  • Thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát tiến độ hoàn thành các công việc.
  •  Lĩnh hội và triển khai một cách rõ ràng, hiệu quả chỉ đạo từ cấp trên.

III. Những kỹ năng cần có của một Assistant Manager

Qua quá trình tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm, chúng tôi đưa cho bạn 4 kỹ năng cần thiết của Assistant Manager, ngoài ra bạn cần phải trau dồi thêm cho mình những kỹ năng khác phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc nhằm xây dựng lên văn hóa cho công ty.

1. Kỹ năng lãnh đạo

Cũng giống như các CEO, một Assistant Manager cần có khả năng lãnh đạo. Trong rất nhiều trường hợp họ luôn phải linh động thay mặt các sếp của mình đưa ra những quyết định về công việc, về giải quyết mâu thuẫn tranh chấp,... một cách thỏa đáng và kịp thời. Mỗi nhà lãnh đạo lại có một phong cách lãnh đạo riêng. Một mặt cho thấy phong cách lãnh đạo là bẩm sinh, nhưng phần lớn cho thấy kỹ năng lãnh đạo có thể học được.

Một số yếu tố để trở thành nhà lãnh đạo lôi cuốn là sự đảm bảo chắc chắn, có thể thiết lập được quy trình làm việc phù hợp và truyền đạt được các giá trị đến với nhân viên một cách cặn kẽ để nhân viên có thể hiểu rõ vấn đề. Tiếp theo là xác định được giá trị bản thân, sự chuẩn bị chu đáo mọi việc và cuối cùng là tránh được những cạm bẫy.

2. Kỹ năng ra quyết định

Thay mặt sếp ra quyết định là việc thường xuyên mà một Assistant Manager phải thực hiện. Để có thể làm tốt vai trò này họ phải có khả năng suy nghĩ phán đoán nhanh và quyết đoán khi ra quyết định. Bên cạnh đó họ phải có khả năng phân tích đánh giá tình hình một cách nhanh chóng, cân nhắc kỹ lưỡng về mặt lợi hại khi đưa ra các giải pháp và ra quyết định đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.

Đây là kỹ năng rất quan trọng để đánh giá năng lực của một Trợ lý điều hành trong tổ chức. Một trợ lý giỏi sẽ phải nhìn nhận phán đoán tình hình nhanh chóng để có thể hỗ trợ cấp trên phân tích rồi đưa ra các quyết định đúng đắn.

3. Khả năng chịu trách nhiệm

Một Trợ lý điều hành phải hiểu rõ cách vận hành của công ty, các sản phẩm, dịch vụ và quy trình làm việc. Điều này giúp bạn linh hoạt khi đưa ra các quyết định đúng đắn đảm bảo các hoạt động luôn được diễn ra suôn sẻ. Nhưng khi gặp sự cố xảy ra Assistant Manager phải chịu trách nhiệm xử lý, đưa ra các phương án thay thế giải quyết phù hợp để đảm bảo cho công việc đúng thời hạn, lợi ích của cả nhân viên và công ty không bị thiệt hại. Một người biết chịu trách nhiệm với những gì mình quyết định làm thì luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người khác và chắc chắn đó là tố chất của một nhà lãnh đạo.

4. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Kỹ năng cần có tiếp theo của Assistant Managerkỹ năng giao tiếp ứng xử. Phải đối xử với mọi người như nào để được lòng của mọi người và trở thành nhà lãnh đạo tài ba có thể khích lệ và tạo động lực cho nhân viên nâng cao năng suất làm việc. Công bằng và bình đẳng trong khâu quản lý nhân viên là tiêu chí quan trọng để nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của mọi người để nâng cao hiệu quả làm việc.

Assistant Manager là người không chỉ làm việc với cấp trên, họ còn là người trực tiếp làm việc với các nhân viên trong công ty, là người đại diện của công ty, là " chuyên gia tâm lý ” khi đi gặp khách hàng và sẽ là “kẻ săn đầu người” khai thác tiềm năng của ứng viên. Do vậy kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt rất cần để bạn có thể truyền tải thông tin và thông điệp hiệu quả đến cho người khác.
 

Kỹ năng cần có của Assistant Manager

Kỹ năng cần có của  Assistant Manager

IV. Cơ hội việc làm của Assistant Manager

1. Assistant HR Manager

Assistant HR Manager là phó giám đốc nhân sự hay trợ lý nhân sự, giống như tên gọi của mình nhiệm vụ chính của Assistant HR Manager là hỗ trợ giám đốc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự trong việc quản lý và điều hành công việc, đặc biệt là trong việc tuyển dụng nhân sự cấp cao. 

Ngoài ra công việc của những người này là giải quyết trực tiếp các khiếu nại của nhân viên, giải quyết các vấn đề đang gặp phải rắc rối, tuyển dụng và đào tạo ứng viên mới,... nhìn chung công việc không khác mấy với giám đốc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự chỉ khác nhau ở độ sâu về chuyên môn.

Vị trí Assistant HR Manager hiện nay ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp nào cũng tuyển vì yếu tố cốt lõi của công việc vẫn là yếu tố con người. Việc có được vị trí làm việc này có thể ứng tuyển trực tiếp lên vị trí hoặc cố gắng nỗ lực phát triển sự nghiệp lên từng bước một.

2. PR & Digital Assistant Manager

Khác với Assistant HR Manager, PR & Digital Assistant Manager là trợ lý thực hiện công việc liên quan đến quảng bá marketing. Công việc chính của những người này là quản lý thương hiệu, thực hiện quảng bá về công ty, thương hiệu, sản phẩm của mình trên các nền tảng công nghệ. Để đảm nhiệm được chức vụ này các bạn phải có kiến thức sâu rộng về chuyên ngành, nắm bắt nhanh chóng các thông tin và các xu hướng. Cơ hội nghề nghiệp về công việc này cũng rất rộng mở, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, vị trí công việc rất phù hợp với các bạn trẻ năng động, thích hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quảng bá.

3. Accounting Assistant Manager

Accounting Assistant Manager là trợ lý kế toán tài chính. Công việc của những người này là xác định những rủi ro tiềm ẩn liên quan trực tiếp tới tài chính mà công ty có thể gặp phải từ đó đề ra các phương án hoạt động phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững, làm tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty. Cơ hội làm việc của vị trí Accounting Assistant Manager rất rộng mở, các bạn có thể xin việc ở bất kỳ công ty nào và số lượng cẩn tuyển cho vị trí này cũng rất lớn.

V. Kết luận

Qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ về Assistant Manager, mô tả công việc, những kỹ năng cần có và cơ hội việc làm. Đây là vị trí công việc mà rất nhiều người mơ ước. Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với công việc này thì còn chần chừ gì nữa mà chưa hành động. Chúc các bạn thành công với đam mê của mình.