Với sự phát triển hội nhập toàn cầu như hiện nay thì các chức danh công việc cũng ưu tiên sử dụng tiếng anh để gọi hơn và một trong số đó là vị trí business development. Vậy để hiểu rõ hơn về business development hãy cùng 123job tìm hiểu ngay nhé !

Nhân viên Phát triển kinh doanh được ví như là “cầu nối” giữa bộ phận Marketing và Sales. Vì họ tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng (chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp) trở thành người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Để góp phần gia tăng lợi nhuận cho tổ chức, công ty, doanh nghiệp không thể bỏ qua công sức của business development.

I. Business development là gì?

Business development là bộ phận phát triển kinh doanh. Như tên gọi của nó thì công việc này sẽ đảm nhận vai trò đưa ra ý tưởng, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược để mở rộng thị trường nhằm làm tăng cao doanh số và lợi nhuận. Phát triển kinh doanh còn là việc tạo ra giá trị bền vững cho tổ chức từ những yếu tố khách hàng, thị trường và các mối quan hệ.

Có thể hiểu business development là công việc liên quan trực tiếp đến marketing vì công việc của những người này là luôn tạo mối quan hệ dài hạn giữa các đối tác khách hàng nhằm mở rộng thị trường. Những người này sẽ hướng đến chiến lược lâu dài như phát triển các mối quan hệ nằm trong định hướng tương lai của công ty. Do đó để sử dụng business development một cách hiệu quả nhất thì công ty phải có những định hướng chiến lược lâu dài để phát triển theo đúng định hướng mà các nhà quản lý đề ra.
 

business development

Business development là bộ phận phát triển kinh doanh

 

II. Những yêu cầu cần có đối với người làm trong ngành business development

Business development là công việc quan trọng của những nhà lãnh đạo vì đây là công việc ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của công ty, doanh nghiệp, tổ chức, có thể mở rộng kinh doanh và đứng vững được trên thị trường hay không đều nhờ vào ý tưởng chỉ đạo của business development manager. Vậy sẽ có một số những yêu cầu đối với công việc này như sau:

1. Về chuyên môn

  • Là nhà lãnh đạo trước tiên bạn phải nghiên cứu thị trường, nắm rõ được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những mối đe dọa nguy hại đến với công ty. Tiếp đó là nắm được tình hình chung của toàn ngành và nắm được dự báo phát triển trong ngành. Xem xét mức độ phát triển đối thủ cạnh tranh. 
  • Sau khi đã nắm được những thông tin tổng quan rồi cần phải nắm rõ được thông tin trong công ty mình đó là hồ sơ khách hàng tin cậy, điểm mạnh điểm yếu là gì để rồi phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu nhằm đưa công ty phát triển bền vững. Đề ra những mục tiêu dài hạn đặc biệt là phát triển các sáng kiến mới để có những giải pháp tối ưu cho công việc nhưng phải luôn chú ý tới chi phí sản xuất để đạt được lợi nhuận nhiều nhất.
  • Tiếp theo đó là khi mở rộng kinh doanh cần phải nắm bắt được những cơ hội mới trên thị trường mà chưa được khám phá, khi đi đầu bạn sẽ có lợi thế hơn bất kỳ công ty nào. Có thể là phát triển trên các vùng đất mới, hay kinh doanh ở lĩnh vực mới, hay là việc phát triển sản phẩm của mình để phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

2. Về kỹ năng

Là một nhân viên business development bạn cần có những kỹ năng cơ bản sau đây:

  • Kỹ năng giao tiếp: business development không chỉ tiếp xúc đàm phán với các đối tác trên thương trường, họ còn là bộ phận trực tiếp triển khai những ý tưởng kinh doanh đến với những thành viên trong công ty.
  • Kỹ  năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống: trong quá trình làm việc có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía khách hàng hay trong công việc… nhiệm vụ của business development là phải nhanh chóng đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề và đưa ra lời giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất, xử lý tình huống kịp thời.
  • Kỹ năng nắm bắt xu thế và đọc vị người đối diện: làm ở bộ phận phát triển kinh doanh chắc hẳn bạn phải có tầm nhìn lớn để mở rộng thị trường,  nắm bắt xu thế, tiếp đón đứng đầu. Ở đây chúng tôi nhắc đến khả năng đọc vị khách hàng, đó là một trong những kỹ năng quan trọng cần có của business development manager.

III. Công việc chính của nhân viên business development

  • Trách nhiệm cốt lõi của business development manager chính là phát triển công ty với những chiến lược kinh doanh đưa ra được những ý tưởng mới mang tính thực tiễn nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
  • Business development manager còn đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình trước khi chuyển giao những khách hàng này cho bộ phận bán hàng làm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng.
  • Business development manager được coi là “cầu nối” giữa bộ  phận bán hàng và marketing. Vì vậy cần có kiến thức chuyên môn về đối tượng, thị trường mục tiêu và tham gia vào chu trình bán hàng, marketing để hiểu rõ hai bộ phận này.

 Công việc chính của nhân viên phát triển kinh doanh business development

Nhân viên phát triển kinh doanh được ví như là “cầu nối” giữa bộ phận Marketing và Sales

IV. Chiến lược business development dành cho doanh nghiệp

Phát triển kinh doanh là điều cần thiết và quyết định đến sự “sống còn” của công ty, doanh nghiệp. Do đó việc tạo ra doanh thu và đem về lợi nhuận lớn chính là “chìa khóa vàng” giúp cho công ty phát triển mạnh mẽ, vậy cùng tìm hiểu những bí quyết để thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả.

1. Sử dụng mạng xã hội tạo ra sự kết nối

Với sự phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay không thể nào phủ nhận những lợi ích từ mạng xã hội mang lại trong quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được ví như là “bệ phóng” giúp các chiến dịch kinh doanh kết nối với khách hàng nhanh nhất. Đương nhiên cái gì cũng có hai mặt, lợi ích chắc chắn nhiều không kể hết nhưng cũng có thể không đem lại lợi ích hoặc gây thất thiệt nếu không sử dụng chúng đúng cách. Vậy việc sử dụng mạng xã hội có giúp ích cho công ty được hay không đều nhờ vào cái đầu thông thạo lợi dụng mạng xã hội của mỗi người phù hợp với công việc. Nhằm tiết kiệm chi phí mức tối đa mà vẫn mang về hiệu quả đứng đầu lợi thế cạnh tranh.

Các business development có thể thử nghiệm nhiều chiến dịch quảng bá khác nhau để tìm ra phương án phù hợp nhất với công ty mình và cần phải có đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện công việc này nhằm giải đáp những thắc mắc kịp thời cho khách hàng trong quá trình chiến dịch diễn ra.

2. Phát triển cơ sở khách hàng

Phát triển cơ sở khách hàng là công việc giúp cho lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty bạn ngày càng tăng lên. Bằng cách tiếp thu ý kiến khách hàng, tạo nhiều cuộc khảo sát đánh giá chất lượng để tìm hiểu mong muốn của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của họ.

Việc đó không chỉ giúp bạn có thể định hướng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn mà còn làm gắn kết khách hàng, lợi ích lâu dài không những giải quyết được nhu cầu sử dụng của khách mà còn làm tăng doanh thu liên tục cho công ty. Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu của khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ càng đòi hỏi chất lượng tốt hơn mỗi ngày.

3. Quản lý đầu tư chặt chẽ

Để mỗi công ty, tổ chức, doanh nghiệp phát triển thì việc cần thiết đó là không ngừng đầu tư lớn mạnh nhưng quá trình đầu tư phải hợp lý, đúng trọng tâm công việc tránh tình trạng gây lãng phí hoặc bị lợi dụng. Việc quản lý đầu tư thuộc sự chi phối của các nhà lãnh đạo, hãy gia tăng lợi nhuận và quyền lợi cho từng nhân viên bằng cách làm cho công ty phát triển vững mạnh.

4. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ

Để chiến lược business development diễn ra hiệu quả cần phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên nội bộ công ty và cả xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng vì họ chính là những người trực tiếp giúp bạn mang về lợi nhuận. Để làm tốt được công việc xây dựng các mối quan hệ này hãy cho khách hàng thấy được sự chân thành và biết lắng nghe giải đáp thắc mắc kịp thời để khách hàng thấy họ được tôn trọng và luôn được quan tâm.

V. Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ những thông tin về business development - nhân tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Mặc dù business development đòi hỏi sự kiên trì lâu dài mới có thể mang lại doanh thu lợi nhuận dài hạn cho công ty. Nhưng bằng sự linh hoạt, yêu thích và đam mê với công việc thì đó không phải là trở ngại. Chúc các bạn tạo ra những chiến lược kinh doanh hoàn hảo để đem về nhiều lợi nhuận.