Bảng cân đối kế toán là một tài liệu vô cùng quan trọng giúp đánh giá tổng quát về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế của công ty, doanh nghiệp.

Chúng ta đều không thể phủ nhận được những vai trò to lớn mà bảng cân đối kế toán mang lại tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lập bảng cân đối kế toán nhanh và chính xác. Cách lập bảng cân đối kế toán có chính xác thì mới đánh giá được chính xác tình hình tài chính của một công ty, doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ bật mí đến bạn đọc bảng cân đối kế toán là gì, cách lập bảng cân đối kế toán và download ngay về máy mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất nhé!

I. Bảng cân đối kế toán là gì?

1. Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp của công ty, doanh nghiệp, phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của công ty, doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?

Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?

2. Mục đích

  • Số liệu trên mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty, doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.
  • Căn cứ vào bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp.

II. Bảng cân đối kế toán bao gồm những gì?

Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 được chia ra làm 2 phần chính (có thể kết cấu theo kiểu hai bên hoặc một bên) bao gồm phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.

* Phần tài sản:

  • Về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên phần TÀI SẢN thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại công ty, doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như hàng hóa, TSCĐ, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc ở dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 
  • Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên phần TÀI SẢN phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền sử dụng, quyền quản lý của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán bao gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán bao gồm những gì?

* Phần nguồn vốn:

  • Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần NGUỒN VỐN thể hiện được quy mô, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
  • Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý hoặc sử dụng đối với Nhà nước (về số vốn của Nhà nước), với cấp trên, với cổ đông, với các nhà đầu tư, vốn liên doanh, với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng (về các khoản vốn vay), với khách hàng, với người lao động, với các đơn vị kinh tế khác. 

Ở cả hai phần trên bảng cân đối kế toán, ngoài cột chỉ tiêu thì còn có các cột phản ánh mã số, cột thuyết minh, cột số đầu kỳ và cột số cuối kỳ.

III. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Đối với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì sẽ tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hoặc thu hồi trong vòng thời gian không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hoặc thu hồi từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo thì được xếp vào loại dài hạn.

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường có thời gian dài hơn 12 tháng thì phải tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hoặc thu hồi trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường thì được xếp vào loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hoặc thu hồi trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường thì sẽ được xếp vào loại dài hạn.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

IV. Cách lập bảng cân đối kế toán

1. Lập và trình bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

a. Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.

b. Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Tài sản dài hạn là loại tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo ví dụ như: Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210), tài sản cố định ( Mã số 220), tài sản cố định hữu hình (Mã số 221), bất động sản đầu tư (Mã số 230), đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250), tài sản dài hạn khác (Mã số 260).

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260

c. Tổng cộng tài sản (Mã số 270)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị tài sản đang hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.

d. Nợ phải trả (Mã số 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp phải trả tại thwoif điểm báo cáo bao gồm có: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

e. Nợ ngắn hạn (Mã số 310)

Nợ ngắn hạn bao gồm: Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả cho người bán, phải trả cho người lao động, phải trả nội bộ, chi phí phải trả, doanh thu chưa thực hiện, dự phòng phải trả…

f. Nợ dài hạn

Nợ dài hạn bao gồm: Các khoản phải trả cho người bán, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác…

g. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối...

Cách lập bảng cân đối kế toán

Cách lập bảng cân đối kế toán

2. Lập và trình bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

a. Chỉ tiêu “ Chứng khoán kinh doanh” (Mã số 121)

Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phóng giảm giá chứng khoán kinh doanh” do số dự phòng được giảm giá sẽ ghi trực tiếp vào giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh.

b. Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (Mã số 140)

Số liệu chỉ tiêu này bao gồm các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thiết bị, phụ tùng, vật tư thay thế được phân loại là dài hạn trên BCĐKT của DN đang hoạt động liên tục.

Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì số dự phòng giảm giá đã được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

c. Các chỉ tiêu khác có liên quan đến TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư được phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các tài sản trên.

Doanh nghiệp không cần trình bày chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” do số khấu hao đã được trình bày trực tiếp vào giá trị sổ sách của tài sản. 

* Những căn cứ để lập bảng cân đối kế toán:

  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
  • Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán của năm trước.
  • Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp một cách chi tiết.

V. Download mẫu bảng cân đối kế toán

Download mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về bảng cân đối kế toán là gì, cách lập bảng cân đối kế toán, mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất dành cho các nhân viên kế toán thuế mà 123job muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về cách lập bảng cân đối kế toán và tải ngay về máy mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất hiện nay. 123job chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và đạt nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.