Kỹ năng đàm phán từ lâu vẫn luôn được liệt vào danh sách chìa khóa vàng để thành công. Vậy kỹ năng đàm phán là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng đàm phán hiệu quả… Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu thêm về bí mật của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh nhé.
I. Kỹ năng đàm phán là gì?
Con người thực hiện đàm phán từ rất lâu, chẳng hạn từ thời cổ xưa, trước khi các nước xảy ra xâm chiếm họ thường có một buổi đàm phán giữa hai bên và đưa ra các thỏa thuận. Và ngày nay, đàm phán trở thành một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần hàng ngày rèn luyện.
Kỹ năng đàm phán chính là hoạt động giao tiếp giữa hai hay nhiều bên để đưa ra các thỏa thuận nhằm mong muốn chia sẻ quyền lợi giữa các bên để đi đến các thỏa thuận chung. Kỹ năng đàm phán hiệu quả là việc bạn bằng tài năng và sự khéo léo của mình mang lại cho bản thân hay người đại diện nhiều quyền lợi và đạt được mục đích.
Kỹ năng đàm phán là gì?
II. Kỹ năng đàm phán quan trọng giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực
Để hoạt động đàm phán của bạn thành công và để kỹ năng đàm phán trong bạn trở nên chuyên nghiệp thì dưới đây là 3 điều quan trọng bạn cần lưu ý.
1. Lựa chọn câu hỏi
Bạn đã từng nghe thấy câu nói chỉ bằng một câu hỏi là bạn biết đối phương là người thông minh như thế nào. Quả đúng như vậy, việc lựa chọn câu hỏi để hỏi là một điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh cũng vậy. Đôi lúc để tránh hỏi những câu không nên hỏi thì bạn cần thực hiện hoạt động xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn chúng. Bạn có thể sử dụng sổ tay và ghi chép một số câu hỏi bạn tâm đắc trong khi đàm phán thương lượng.
2. Sự kiên nhẫn
Hoạt động đàm phán thường gắn liền với sự kiên nhẫn. Đó là việc kiên nhẫn lắng nghe đối phương, kiên nhẫn để bóc tách các lớp ý nghĩa sau các lời nói đó. Đôi lúc bạn không may gặp phải những người không giỏi trong giao tiếp thì bạn hãy thể hiện kỹ năng đàm phán thương lượng chuyên nghiệp của mình bằng việc kiên nhẫn giải thích cho họ hiểu.
3. Chuẩn bị chính là chìa khóa
Đúng vậy, một sự chuẩn bị chu đáo luôn luôn được coi là chìa khóa thành công cho bất kỳ hoạt động nào không chỉ là các hoạt động thuộc kỹ năng đàm phán hợp đồng. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ lời ăn, tiếng nói đến phong thái, trang phục nhé.
III. Những kỹ năng đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
1. Xác định rõ mục tiêu của việc đàm phán
Cho dù là hoạt động gì, kinh doanh hay thỏa thuận… thì việc đặt ra các mục tiêu đều vô cùng quan trọng. Có mục tiêu, bạn biết bạn nên làm những hoạt động cụ thể gì để đạt được điều đó. Và một mục tiêu cụ thể chính là định hướng chiến lược để kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp của bạn phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
2. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Đối với kỹ năng đàm phán thương lượng, người đàm phán phải vô cùng nhanh nhạy và thông minh trong việc nhận biết mục tiêu của đối phương. Từ đó bạn có các chiến lược đàm phán để đạt được mục tiêu của mình.
3. Thương trường không phải chiến trường
Nếu như ở chiến trường thường chỉ có một bên thắng thì thương trường không phải như vậy. Khi cả hai cùng đạt được thỏa thuận cho dù phải có một bên chịu sự nhường nhịn thì bao giờ cũng đạt được kết quả tốt hơn. Trong kinh doanh, họ gọi đó là tư tưởng “win - win” trong kỹ năng đàm phán, đó là việc cả hai hợp tác vui vẻ và cũng nhận được những lợi ích mà mình cần.
4. Hãy là người “chèo thuyền”
Bạn có thể hiểu đó là bạn và đối tác đều là những con thuyền thắng cuộc trong cuộc chiến thương lương. Tuy nhiên, bạn hãy hướng tới mình là người “cầm lái, chuyền thuyền” và dẫn dắt cuộc đàm phán. Hãy luôn để mình ở trong tình thế chủ động để phát huy tác dụng cao nhất của kỹ năng đàm phán hiệu quả.
5. Không thành công cũng thành bạn
Đạt được mục tiêu của mình trong các cuộc đàm phán là điều bạn luôn mong muốn. Tuy nhiên có những lúc bạn cần phải nhượng bộ để hợp tác diễn ra tốt đẹp. Và hãy luôn ghi nhớ “không thành công cũng thành bạn” để có thể thực hiện các cuộc đàm phán tiếp theo thay vì kết thúc mối quan hệ hợp tác ngay từ đầu chỉ vì mình không đạt được một số điều không như ý.
IV. Những bài học xương máu về kỹ năng đàm phán thương lượng
1. Xây dựng sự tin tưởng
Bạn biết tác dụng của việc xây dựng sự tin tưởng đối với đối tác đàm phán phải không nhỉ? Chỉ là bạn chưa biết bằng cách nào. Đó là hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn thực hiện đàm phán, bạn nên nói những điều có căn cứ, có bằng chứng rõ ràng, tránh mơ hồ.
2. Phân tích tính 2 mặt của vấn đề
Kỹ năng đàm phán hiệu quả đó là việc bạn cần phân tích tính hai mặt của một vấn đề, đôi khi nêu ra cả hai mặt lại là cách để làm nổi bật bạn đang muốn hướng tới. Hãy chú ý điều này nhé.
3. Chú ý lợi ích cho người nghe
Lợi ích là thứ mà ai cũng mong muốn đạt được và người đàm phán giỏi là người biết vận dụng điều này. Để bạn có thể vận dụng tốt vào kỹ năng đàm phán của mình, hãy đặt ra nguyên tắc đặt mình vào vị trí của khách hàng.
4. Tạo cảm giác “khan hiếm” và chốt hạ
Bạn có thể tạo sự khan hiếm đối với sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách nói với khách hàng rằng đây là cơ hội duy nhất trong mùa hè này để có thể sở hữu chúng với mức giá hấp dẫn này hoặc chỉ còn có 10 sản phẩm duy nhất trong kho hàng và đã có khá nhiều người hỏi thông tin tư vấn.
V. Mách nhỏ những kỹ năng đàm phán hợp đồng nhất định thành công
Dưới đây là các kỹ năng đàm phán hợp đồng bạn cần bỏ túi để thành công trong việc thương lượng hợp đồng:
1. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng
Bí quyết để tạo ấn tượng đầu tốt với đối tác là bạn hãy vui vẻ, thân thiện và cởi mở trong cách trò chuyện sau đó mới nên đưa ra các đòi hỏi và yêu cầu sau để mọi thứ diễn ra tự nhiên hơn.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng
Hãy xác định rõ và nếu cần bạn nên viết ra các mục tiêu đàm phán của việc ra sổ tay, tránh vì quá thỏa hiệp mà bạn phải chịu nhiều thiệt thòi.
3. Lắng nghe và đặt câu hỏi đúng lúc
Kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp được thể hiện ở việc bạn lắng nghe người khác trình bày ý kiến của họ và quan trọng là hãy đặt các câu hỏi đúng lúc và đặt đúng câu hỏi.
4. Nghệ thuật giao tiếp và trình bày
Kỹ năng đàm phán thành công luôn đi kèm với đó là nghệ thuật giao tiếp tài tình. Bạn hãy thể hiện và trình bày quan điểm của mình rõ ràng, rành mạch, kết hợp tài tình giữa tính mềm dẻo và kinh định nếu cần nhé.
5. Thỏa hiệp khi cần thiết
Đôi khi bạn không thể chỉ chú ý khư khư đến lợi ích của mình. Như đã nói ở trên, bạn cần có tư tưởng “win - win” trong kỹ năng đàm phán kinh doanh chuyên nghiệp. Vậy nên khi cần hãy sẵn sàng thỏa hiệp với đối phương để duy trì mối quan hệ hợp tác nhé.
Kỹ năng đàm phán hợp đồng thành công
VI. Nghệ thuật trong đàm phán mức lương
Kỹ năng đàm phán lương là kỹ năng vô cùng quan trọng. Nhờ kỹ năng này bạn sẽ có cơ hội được nhà tuyển dụng đáp ứng mức lương bạn mong muốn. Dưới đây là một số nghệ thuật bạn nên chú ý.
1. Tìm hiểu thông tin về mặt bằng lương
Trước khi bạn muốn đưa ra yêu cầu đề nghị nào, bạn cũng nên tìm hiểu kiến thức liên quan tới chúng. Và khi bạn muốn đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng thì bạn cần biết rõ mặt bằng chung trong mức lương về vị trí bạn làm để có thể đưa ra con số hợp lý và thuyết phục nhất.
2. Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm thích hợp nhất để bạn đàm phán mức lương cho mình là lúc bạn đã hiểu rõ về vị trí công việc, khối lượng công việc và vai trò bạn cống hiến với công việc đó. Bên cạnh đó, hãy để nhà tuyển dụng biết kinh nghiệm, kỹ năng của bạn trước khi bạn thực hiện kỹ năng đàm phán lương nhé.
3. Thẳng thắn, khéo léo khi thương lượng lương
Kỹ năng đàm phán thương lượng khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa thẳng thắn và khéo léo. Thực ra khi bạn thẳng thắn về con số bạn mong muốn được đáp ứng thì cả hai bên sẽ đỡ mất nhiều thời gian với nhau hơn để tránh bạn đang làm dở và bỏ việc hay họ mất thời gian đào tạo bạn. Tuy nhiên dù thẳng thắn cũng nên sử dụng lời lẽ khéo léo nhé.
4. Năng lực quyết định mức lương
Yếu tố quan trọng để quyết định mức lương chính là năng lực của bạn. Bạn cần phải chứng minh được năng lực của mình để thành công trong việc đàm phán mức lương. Bạn có thể kiên quyết trong việc khẳng định giá trị của mình và sự cống hiến đối với vị trí công việc, nếu bạn có năng lực hãy tự tin làm điều này.
Như vậy, ở bài viết này bạn đã biết kỹ năng đàm phán là gì cùng các bí quyết và chìa khóa để thực hiện kỹ năng đàm phán hiệu quả. Còn trần trừ gì mà không bắt đầu luyện tập và ghi nhớ ngay từ bây giờ!