Sự phát triển bùng nổ của Internet trong thời đại số đem tới rất nhiều khái niệm mới mà con người cần học làm quen để dần thích nghi, một trong số đó là quản lý mật khẩu để giữ an toàn cho chính bản thân. Hãy cùng 123job tìm hiểu nhé!

Khi người dùng cài đặt mật khẩu ứng dụng hoặc tài khoản các loại, dãy này thường được yêu cầu phải có ít nhất 8 ký tự. Mật khẩu được cho là “mạnh” sẽ bao gồm chữ viết hoa/viết thường, các số, ký tự đặc biệt… Thậm chí ở một số ứng dụng, nhà quản trị không cho phép người dùng sử dụng cho mật khẩu những con số đã được kê khai là ngày sinh nhật, hoặc mật khẩu không được liên quan đến tên người dùng. Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều tài khoản trực tuyến được lập ra, phục vụ nhiều nhu cầu con người như tương tác xã hội, cập nhật tin tức, giao dịch tài chính… do đó mà quản lý mật khẩu cho mỗi tài khoản này và mức độ an toàn của nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở bài viết sau, 123job sẽ đem tới cho bạn những cách thức quản lý mật khẩu đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay, cùng xem nhé...

I. Các lỗi phổ biến khi sử dụng mật khẩu

Kỹ năng quản lý mật khẩu cũng quan trọng không kém những kỹ năng thông thường khác, bởi nó liên quan mật thiết tới sự an toàn của mỗi cá nhân. Và tất nhiên, muốn nắm được kỹ năng quan trọng này, chúng ta không thể phớt lờ những lỗi phổ biến, ngăn chúng ta không thể quản lý mật khẩu hiệu quả. Về cơ bản, có hai lỗi quản lý mật khẩu phổ biến sau:

  • Sử dụng mật khẩu quá đơn giản: Lý do đầu tiên mà người dùng phạm phải lỗi này là vì thói quen đặt mật khẩu dễ nhớ, tránh những phiền phức sau này như không kịp nhớ ra trong những tình huống cấp bách. Tuy nhiên, điều này đôi khi là “con dao hai lưỡi” bởi nó quá dễ nhớ và dễ đoán, nên cũng dễ bị kẻ xấu tìm ra và lợi dụng. Còn một lý do phổ biến cho lỗi này như người dùng chưa thực sự hiểu tầm quan trọng của việc đặt một mật khẩu “mạnh”. Khi đó, họ có xu hướng vẫn đặt dòng ký tự này liên quan tới ngày sinh, họ tên chính mình hoặc người thân… Chỉ cần một sự tìm hiểu đơn giản, kẻ xấu cũng có thể nhanh chóng “bẻ khóa” những dòng ký tự hết sức gần gũi này.
  • Do có quá nhiều tài khoản trực tuyến, nên khá nhiều người chọn quản lý mật khẩu bằng cách đặt cho chúng những dòng ký tự y hệt nhau. Đây được cho là bắt nguồn từ thói quen không muốn ghi nhớ nhiều, và việc phải nhớ quá nhiều những dòng chữ khác nhau có thể dẫn tới nhầm lẫn, mất thời gian trong việc thử đi thử lại các chuỗi ký tự. Tuy nhiên, theo cách này có thể dẫn tới “hiểm họa khổng lồ” cho việc quản lý mật khẩu, nếu kẻ xấu đã kiểm soát được một tài khoản, chúng có thể chiếm dụng dễ dàng hàng loạt tài khoản cá nhân khác.

II. Đổi mật khẩu định kỳ có thực sự tốt?

quan-ly-mat-khau-dinh-kyCó nên quản lý mật khẩu bằng cách thay đổi định kỳ?

Có khá nhiều tổ chức hiện nay đưa ra lời khuyên trong việc quản lý mật khẩu, một trong số đó là đổi mật khẩu định kỳ. Cách làm này sẽ ngăn chặn được việc kẻ xấu sử dụng tài khoản của bạn trong thời gian dài, ăn cắp các dữ liệu và thông tin cá nhân. Tuy nhiên, cách quản lý mật khẩu này chưa thực sự đem lại hiệu quả, thậm chí có nhiều người dùng phàn nàn rằng cách làm này đôi khi gây thêm kha khá phiền phức cho họ. 

Một cách làm khá hiệu quả khác mà bạn có thể sử dụng để quản lý mật khẩu thay vì  đổi định kỳ chính là chủ động đặt mật khẩu hai lớp. Đây cũng là cách quản lý mật khẩu mà khá nhiều tổ chức lớn, uy tín hiện nay khuyên dùng. Người dùng chỉ được yêu cầu thay đổi mật khẩu khi có những đe dọa bảo mật, trục trặc hệ thống, các tính năng mới được cập nhật...

III. Bí quyết quản lý mật khẩu đơn giản và hiệu quả 

Dân gian có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” - đừng để tới khi kẻ xấu đã đánh cắp được thông tin cá nhân, bạn mới hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý mật khẩu của mình. Hãy chủ động làm theo 3 cách dưới đây để ngăn chặn được những tình huống xấu nhất nhé:

1. Luôn đặt và sử dụng mật khẩu mạnh

quan-ly-mat-khau-bang-mat-khau-manh
Quản lý mật khẩu bằng mật khẩu mạnh

Đầu tiên, hãy loại bỏ thói quen suy nghĩ rằng đặt mật khẩu thật đơn giản và dễ nhớ là điều hiển nhiên - kẻ gian rất thích lợi dụng sơ hở này của bạn. Mật khẩu mạnh chính là vị cứu tinh cho bạn những lúc bạn không thể ngờ tới nhất đó.

Để quản lý mật khẩu, một mật khẩu mạnh thường nên có ít nhất 8 ký tự, bao gồm cả chữ viết hoa và viết thường, các con số và các ký tự đặc biệt như “@#$%^&...”. Để đặt một khẩu mạnh, bạn có thể bắt đầu từ một dòng có nghĩa, sau đó thay những ký tự nhỏ trong đó bằng chữ viết hoa, số, hoặc các ký tự đặc biệt. Để tránh quên mật khẩu ứng dụng, bạn có thể lưu chúng lại vào máy, rồi thỉnh thoảng mở phần “cài đặt” để xem mật khẩu đã lưu và cố gắng ghi nhớ chúng, phòng trường hợp phải sang thiết bị khác để đăng nhập. Ví dụ như đối với mật khẩu gmail - loại tài khoản mà bạn có thể thường xuyên phải sử dụng ở các hàng Photocopy, hãy tìm hiểu trên Internet cách hiển thị mật khẩu gmail để xem tất cả chúng chỉ bằng những thao tác đơn giản trên thiết bị cá nhân nhé.

2. Tạo mật khẩu riêng cho từng dịch vụ

Như đã nói ở trên, việc thiết lập một mật khẩu cho mọi tài khoản là việc hết sức nguy hiểm. Bạn có thể mất hoàn toàn các tài khoản quan trọng của mình chỉ trong nháy mắt. Do đó, hãy học cách tạo những mật khẩu riêng cho từng dịch vụ. Thậm chí, để quản lý mật khẩu quan trọng như tài khoản ngân hàng, gmail… bạn nên cân nhắc tới việc sử dụng mật khẩu hai lớp để tăng cường tính năng bảo mật nhé!

3. Thiết lập bảo vệ hai lớp trên máy tính khi lưu mật khẩu

Nhiều người dùng có thói quen lưu mật khẩu trong trình duyệt Chrome, Cốc Cốc… Tuy nhiên, điều này cần đặc biệt lưu ý không thực hiện trên các máy tính công cộng. Đối với những thiết bị cá nhân, bạn nên cẩn thận thiết lập quản lý mật khẩu hai lớp khi lưu mật khẩu. Việc làm này sẽ tránh cho bạn những hệ lụy đáng tiếc khi vô tình làm mất những thiết bị cá nhân đó.

IV. Nâng cao ý thức bảo mật

quan-ly-mat-khau-bang-cach-nang-cao-y-thuc-bao-matQuản lý mật khẩu bằng cách nâng cao ý thức bảo mật

Có thể nói, cho dù bạn đã có ý thức tạo mật khẩu mạnh hay thiết lập bảo vệ hai lớp cho việc quản lý mật khẩu, bạn vẫn có nguy cơ để lộ chúng ra ngoài nếu không chủ động nâng cao ý thức bảo mật - bởi con người là mắt xích yếu nhất trong một hệ thống bảo mật dù tinh vi cỡ nào. 

Một trong số những “mánh khóe” lừa đảo phổ biến nhất của kẻ gian là đánh vào tâm lý người dùng. Bằng sự nhẹ dạ và đôi khi là “cả nể”, bạn có thể vô tình cung cấp mã OTP, mật khẩu, hoặc xác minh lớp thứ 2 cho người khác biết. Điều này thực sự nguy hiểm, bởi chỉ cần như vậy thôi là kẻ gian đã có thể lợi dụng đăng nhập và thậm chí là thực hiện giao dịch phi pháp trên chính tài khoản của bạn rồi. Kẻ xấu có thể sử dụng những chiêu trò như gửi tin báo thiết bị đã nhiễm virus, hoặc bạn đã trúng giải thưởng lớn, từ đó yêu cầu bạn cung cấp các thông tin quan trọng để giải quyết vấn đề. Lời khuyên lớn cho bạn trong việc quản lý mật khẩu là không bao giờ được phép để lộ những thông tin nhạy cảm như mã OTP, mật khẩu… cho bất kỳ ai.

V. Kết luận

Trên đây là những cách quản lý mật khẩu đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng bạn đã có cho mình những quyết định hợp lý trong việc quản lý tài khoản để đảm bảo quyền lợi cá nhân, phòng trừ những nguy cơ không đáng có. Hãy đến với 123job ở những bài viết sau để tìm kiếm những thông tin bổ ích khác nhé!