Thanh toán quốc tế là hoạt động khá phổ biến cho các công ty, doanh nghiệp. Dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng với các phương thức thanh toán khác nhau đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp.
Thanh toán quốc tế là hoạt động khá phổ biến cho các công ty, doanh nghiệp. Chính bởi nhu cầu ngày càng cao, dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng với các phương thức thanh toán khác nhau. Cùng 123job tìm hiểu về thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế mà các doanh nghiệp cần phải nắm vững ngay nhé.
I. Thanh toán quốc tế là gì?
Thanh toán quốc tế là gì? Thanh toán quốc tế (International payment) là một nghiệp vụ của ngân hàng giúp thanh toán các khoản mua bán, trao đổi giữa bên bán và bên mua đối với các ngành hàng trên quy mô quốc tế. Thanh toán quốc tế bao gồm các khoản tiền phát sinh dựa trên cơ sở những hoạt động kinh tế hoặc phi kinh tế.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người ta có thể thực hiện thanh toán quốc tế bằng việc sử dụng tiền mã hóa (có thể sử dụng hình thức mã hóa Ethereum hoặc bitcoin).
Phương thức thanh toán quốc tế là điều khoản không thể thiếu khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương. Bạn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng thương vụ và mối quan hệ giữa các bên liên quan để góp phần làm hạn chế những rủi ro trên thị trường kinh tế quốc tế.
Thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương là quá trình người mua và người bán thực hiện trao đổi sản phẩm, dịch vụ và hoàn thành thanh toán giá trị hợp đồng mua bán qua hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện thực tế quy định việc trao đổi hàng hóa giữa các bên diễn ra rất đa dạng, chính vì vậy, có rất nhiều các hình thức thanh toán quốc tế khác nhau. Mỗi phương thức thanh toán quốc tế lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định phương thức thanh toán quốc tế phù hợp với doanh nghiệp nhất nhé.
Các phương thức thanh toán quốc tế mà doanh nghiệp phải nắm vững
II. Các phương thức thanh toán quốc tế doanh nghiệp cần nắm vững
Có rất nhiều các phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, tuy nhiên, để lựa chọn được phương thức thanh toán quốc tế thích hợp nhất hãy căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Dưới đây 123job giới thiệu tới doanh nghiệp 6 phương thức thanh toán quốc tế, mỗi hình thức thanh toán khác nhau có độ an toàn là khác nhau và đương nhiên chi phí cho các giao dịch cũng khác nhau, tác động tới tài chính doanh nghiệp.
1. Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền trong tiếng anh là Remittance, đây là phương thức thanh toán mà ngân hàng thực hiện yêu cầu chuyển tiền theo lệnh chuyển tiền của khách hàng của họ (gọi là người yêu cầu chuyển tiền) đến tài khoản hưởng thụ nào đó.
Đây là hình thức thanh toán trả sau trong thanh toán quốc tế. Trong trường hợp thực hiện thanh toán quốc tế trả sau, người xuất khẩu hàng hóa (người bán) sẽ rơi vào tình huống bất lợi bởi rất có thể hàng hóa đã được họ chuyển đi nhưng vì một lý do nào đó, người mua (người nhập khẩu hàng hóa) vẫn chưa yêu cầu lệnh chuyển tiền đưa đến tình trạng người bán nhận thanh toán chậm.
Ngược lại, rủi ro sẽ bị đẩy về phía người mua nếu như lựa chọn thanh toán quốc tế theo hình thức trả trước. Khi người mua hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền nhưng vẫn chưa nhận được hàng do người bán chậm trễ trong việc giao hàng. Thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền là phương thức dễ gặp phải rủi ro cho cả bên mua và bên bán.
2. Phương thức nhờ thu hộ
Thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu hộ là phương pháp giúp làm hạn chế những nhược điểm của phương thức chuyển tiền. Đây là phương thức thu phiếu kèm theo các giấy tờ, chứng từ nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho bên sản xuất.
Sau khi hoàn thành đơn hàng và tiến hành xuất khẩu, bên bán tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền theo đúng hợp đồng thỏa thuận của bên mua trên cơ sở hóa đơn, chứng từ do bên bán lập ra.
Các thành phần tham gia chủ yếu trong quá trình thanh toán quốc tế theo phương thức này:
- Principal: Người ủy thác (bên xuất khẩu)
- Remitting bank: Ngân hàng được sự ủy thác (Ngân hàng tham gia phục vụ bên bán)
- Collecting bank: Ngân hàng đại lý cung cấp dịch vụ thay mặt cho ngân hàng phục vụ
- Drawee: Người đại diện bên nhập khẩu (bên mua)
Thanh toán quốc tế với phương thức nhờ thu hộ chia ra làm 2 loại:
Clean collection: Nhờ thu trơn (thu các chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại)
Các bước thực hiện:
- Bên cung ứng sản phẩm dịch vụ tiến hành giao hàng và gửi kèm chứng từ cho bên nhận
- Ký phát hối phiếu (lệnh chuyển tiền) và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng nhờ thu tiền từ bên nhận hàng
- Ngân hàng chuyển lệnh và chỉ thị đến ngân hàng đại lý của nước nhập khẩu
- Phía ngân hàng xuất trình lệnh thanh toán theo chỉ thị cho người thanh toán
- Bên nhận tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận lệnh
- Ngân hàng chuyển tiền hoặc lệnh đã được chấp nhận đến cho ngân hàng chuyển
- Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc lệnh đã được chấp nhận cho người bán.
Documentary collection: Nhờ thu chứng từ - Đây là phương thức được sử dụng phổ biến hơn trong thanh toán quốc tế.
Các bước thực hiện như sau:
- Bên bán, giao hàng cho bên mua
- Lập chứng từ có thể kèm theo hối phiếu hoặc không, gửi chỉ thị nhờ thu đến ngân hàng nhờ thu tiền từ bên nhập
- Ngân hàng chuyển chỉ thị và chứng từ đến ngân hàng đại lý nơi người nhập nhờ thu hộ
- Ngân hàng thu hộ thực hiện theo chỉ thị xuất trình chứng từ đến người mua hàng
- Người nhận tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận lệnh chuyển tiền để nhận chứng từ rồi nhận hàng
- Ngân hàng thu hộ thực hiện chuyển toàn bộ số tiền mà bên nhận thanh toán hoặc lệnh đã được chấp nhận gửi lại ngân hàng chuyển
- Ngân hàng chuyển lại tiền mà bên nhận thanh toán lại cho bên bán
Giữa nhờ thu chứng từ và nhờ thu trơn khi thanh toán quốc tế thì nhờ thu chứng từ sẽ đảm bảo được quyền lợi bên bán. Hình thức này ngân hàng đã thay thế người bán khống chế được chứng từ, người nhập khẩu bắt buộc phải thanh toán mới có được chứng từ để nhận hàng.
3. Phương thức thư tín dụng
Thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng trong tiếng anh là Letter of Credit L/C. Đây là văn bản được phát hành bởi ngân hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết thanh toán cho người bán khi họ xuất trình được chứng từ hợp lệ. Thư tín dụng này được gọi là thư tín dụng thương mại được hình thành dựa trên cơ sở của hợp đồng nhưng lại độc lập với bản hợp đồng.
4. Phương thức ghi sổ
Thanh toán quốc tế bằng phương thức ghi sổ (Open account) là phương thức để người bán tạo một tài khoản ghi nợ, người mua thanh toán cho người bán vào một thời điểm nhất định. Đây là phương pháp chỉ thực sự an toàn khi hai bên có được sự tin tưởng lẫn nhau. Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo hình thức ghi sổ nợ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Ngân hàng không trực tiếp tham gia vào việc mở tài khoản cũng như thực hiện các khoản thanh toán, công nợ, chỉ khi đến kỳ hạn thanh toán bên bán mới thông qua ngân hàng để thực hiện thanh toán.
Quy trình thực hiện thanh toán qua phương thức ghi sổ:
- Bên bán giao sản phẩm, dịch vụ của mình và gửi chứng từ sang cho bên mua
- Bên mua cập nhật vào tài khoản ghi nợ và báo nợ cho bên mua
- Đến kỳ hạn thanh toán bên mua thực hiện chuyển các khoản thanh toán qua thẻ thanh toán quốc tế cho bên bán.
Phương thức thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp
5. Phương thức thư ủy thác mua hàng
Thư ủy thác được thực hiện bởi ngân hàng nhà nước bên nhập hàng viết cho bên ngân hàng đại lý theo yêu cầu người nhận. Ngân hàng đại lý theo điều khoản trong thư ủy thác trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên nhập thu tiền của người nhập khẩu rồi giao lại chứng từ cho họ.
Hình thức thanh toán quốc tế qua thư ủy thác được áp dụng chủ yếu cho các hợp đồng thiết bị, máy móc và những sản phẩm liên quan đến công nghệ, kỹ thuật.
Cách thức thanh toán quốc tế:
- Bên nhập thông qua ngân hàng đại diện của mình thanh toán tiền cho bên ngân hàng xuất để bên đó phát hành A/P
- Người nhập yêu cầu ngân hàng đại diện phát hành thư ủy thác đến cho ngân hàng đại lý nước xuất hàng. Trên cơ sở đó, bên xuất khẩu phát hành một thư ủy thác cho bên xuất.
6. Phương thức bảo lãnh và tín dụng dự phòng
Thanh toán quốc tế qua tín dụng dự phòng và bảo lãnh thực chất là cách để đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ theo đúng hợp đồng. Khi thực hiện bảo lãnh phải cần có người bảo lãnh (bên thứ 3) cam kết về thanh toán và công nợ đối với 2 bên đại diện hợp đồng.
Thông thường, trong giao dịch trao đổi buôn bán ngoại thương thường có sự xuất hiện của người bảo lãnh: bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh tiền cọc, bảo lãnh hàng hóa, bảo lãnh thanh toán, …
Trên thực tế, hình thức thanh toán quốc tế nào cũng có những lợi ích nhất định. Doanh nghiệp bạn khi thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế cần lưu ý lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với điều kiện thực tế và loại hình giao dịch. Mặt hàng giao dịch là những sản phẩm công nghệ, máy móc thiết bị sẽ khác với những sản phẩm dịch vụ khác.
Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng là bản cam kết không độc lập, hủy ngang với những văn bản có tính chất ràng buộc khi được phát hành. Người phát hành thực hiện cam kết với người nhận thanh toán và xuất trình chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện thư tín dụng theo đúng nguyên tắc. Bên nguồn phát phải tiến hành thanh toán các chứng từ xuất trình qua việc chuyển thanh toán theo hình thức trả tiền ngay, cũng có thể chấp nhận lệnh chuyển tiền của bên hưởng thụ hay cam kết thanh toán sau hoặc chiết khấu.
Thư tín hoặc bảo lãnh sử dụng kết hợp với những phương thức thanh toán quốc tế khác để tăng cường sự an toàn cho cả bên mua và bên bán. Chính vì vậy, với các giao dịch quốc tế, nhất là những hàng hóa thể hiện giá trị kinh tế cao, doanh nghiệp nên xem xét áp dụng các phương pháp thanh toán thích hợp.
III. Kết luận
Thanh toán quốc tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thị trường kinh doanh. Bạn hãy thực sự hiểu rõ về thanh toán quốc tế và các hình thức thanh toán quốc tế khác nhau để có thể áp dụng chính xác vào doanh nghiệp của mình. Hy vọng với bài viết trên đây về thanh toán quốc tế, bạn sẽ có những kiến thức sâu hơn.
Xem thêm:
Vai trò của thị trường tài chính đối với sự phát triển của nền kinh tế
Làm giàu không khó bằng những hình thức đầu tư tài chính hiệu quả