Biết cách khai thác khéo léo, bạn có thể biến sở thích trở thành điểm cộng cho hồ sơ xin việc của mình. Vậy viết sở thích trong CV xin việc sao cho ấn tượng, ghi điểm trong mắt xanh mọi HR? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây của 123job.vn.

Nội dung sở thích trong CV không phải yêu cầu bắt buộc từ phía nhà tuyển dụng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu biết cách khai thác khéo léo, bạn có thể biến mục sở thích trong CV trở thành điểm cộng cho mình. Vậy viết sở thích trong CV xin việc sao cho ấn tượng, ghi điểm trong mắt xanh mọi HR? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của 123job.vn để có được câu trả lời phù hợp nhất với CV của mình nhé. 

1. Có nên thêm nội dung sở thích trong CV của bạn 

Trong quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên của nhà tuyển dụng, đánh giá mục sở thích trong CV không phải ưu tiên hàng đầu. Nội dung trên không phải yếu tố bắt buộc phải có trong CV xin việc. Vậy, câu hỏi đặt ra là có nên thêm nội dung sở thích trong CV của bạn hay không? 

Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và tình huống của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy CV của mình còn thiếu sót về kinh nghiệm làm việc hay kinh nghiệm làm việc, bổ sung sở thích trong CV khi đó là việc nên làm để đảm bảo CV hài hòa về bố cục và nội dung.

Một số ứng viên với mong muốn thể hiện màu sắc cá nhân nhiều hơn, bạn có thể thể hiện chúng qua mục sở thích của mình. Với ứng viên quan niệm rằng, sở thích, tính cách cá nhân liên quan trực tiếp tới định hướng công việc, cách ứng viên giải quyết vấn đề công việc, việc thêm sở thích trong CV là cách để bạn thể hiện chúng với HR. 

HR thường không bắt buộc ứng viên có nội dung sở thích trong CV. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhà tuyển dụng thường dành sự ưu tiên cho những ứng viên có sở thích liên quan, hỗ trợ trực tiếp tới nhiệm vụ công việc của vị trí tuyển dụng. Khi đó, một CV với nội dung sở thích được trình bày phù hợp sẽ giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển. 

Ví dụ: 

  • Với vị trí biên kịch, HR có thể ưu tiên ứng viên có sở thích đọc truyện, xem phim,... 
  • Với vị trí social media, HR sẽ ưu tiên ứng viên thích chụp ảnh, sử dụng mạng xã hội… 

sở thích trong cv

Sở thích trong CV

2. Nhà tuyển dụng thấy gì qua mục sở thích trong CV của ứng viên 

Trong quá trình đánh giá, sàng lọc CV của ứng viên, HR sẽ đánh giá trên những tiêu chí cơ bản sau: trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách/thái độ để lựa chọn CV phù hợp nhất. Với nội dung sở thích trong CV, qua đó nhà tuyển dụng có thêm cơ sở để đánh giá ứng viên ở những khía cạnh như: 

Tính cách của ứng viên

Qua sở thích trong CV, tính cách, cá tính của ứng viên sẽ được bộc lộ rõ ràng hơn cả. Ví dụ, nếu bạn thích tham gia hoạt động tình nguyên, các hoạt động gây quỹ… nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có lòng tốt, tinh thần làm việc nhóm và cống hiến cho công việc, cộng đồng. Sở thích du lịch, khám phá… có thể cho thấy bạn là người không ngần ngại khám phá, tiếp thu cái mới, trong công việc, bạn sẽ là người sẵn sàng tiếp nhận kỹ năng mới. 

Kỹ năng của ứng viên

Sở thích không chỉ thể hiện màu sắc cá tính cá nhân của mỗi người. Sở thích đi đôi với rèn luyện và duy trì trong dài lâu còn giúp ứng viên hình thành những kỹ năng cụ thể. Do đó, người tuyển dụng có thể đọc ra kỹ năng của ứng viên chỉ qua sở thích trong CV. Ví dụ, bạn đam mê làm đồ thủ công, vẽ, đánh đàn… thì khả năng cao ứng viên có kỹ năng đảm nhiệm tốt những công việc có yêu cầu tương tự. 

Trình độ của ứng viên

Bên cạnh những khía cạnh như tính cách, sở thích trong CV cũng có liên quan mật thiết tới trình độ của ứng viên. Chúng có thể thể hiện góc nhìn, quan điểm của ứng viên về một vấn đề nhất định và qua đó thể hiện trình độ ứng viên. Với sở thích đọc sách, khi đi sâu vào thể loại ứng viên quan tâm, nhà tuyển dụng sẽ thấy mối quan tâm, trình độ chuyên môn cũng như khả năng tư duy của ứng viên. 

sở thích trong cv

3. Nguyên tắc viết nội dung sở thích trong CV

Sở thích trong CV thể hiện những khía cạnh quan trọng về ứng viên. Do đó, nội dung đó có thể trở thành ưu điểm, cũng như khuyết điểm trong CV của bạn. Vậy, để đảm bảo nội dung sở thích trong CV là ưu điểm, bạn cần tuyên thủ những nguyên tắc viết sở thích trong CV xin việc sau đây: 

  • Đảm bảo sở thích trong CV cá nhân có mối liên hệ tới vị trí ứng tuyển. CV là hồ sơ năng lực, cũng là hồ sơ xin việc. Mọi nội dung trong CV nên được thể hiện với mục đích “tôi phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng”. Do đó, sở thích trong CV cần thể hiện sự liên quan tới vị trí ứng tuyển. Đó là lưu ý đầu tiên giúp hồ sơ của bạn thăng hạng trong vòng đầu tuyển dụng. 
  • Sở thích trong CV cần được trình bày rõ ràng, cụ thể, tránh ghi chung chung. Sở thích cụ thể càng thể hiện tính độc đáo, quan điểm cá nhân, và chúng làm bạn nổi bật hơn giữa vô số CV có chung sở thích. 
  • Thông tin sở thích trong CV khi được thêm vào cần làm nổi bật cá tính, kỹ năng, trình độ của ứng viên. Tận dụng mọi góc độ trong CV để thể hiện “tôi là ai” và sở thích trong CV là phương tiện hữu hiệu thể hiện những khía cạnh phù hợp của bản thân với công ty ứng tuyển. 
  • Trung thực trong việc đưa thông tin sở thích trong CV của bạn. Quá trình ứng tuyển không là quá trình lựa chọn ứng viên phù hợp (đối với nhà tuyển dụng) và cân nhắc môi trường phù hợp (đối với ứng viên). Sở thích trong CV là cơ hội để cả đôi bên cân nhắc sự phù hợp đó.
  • Không liệt kê quá nhiều sở thích cùng lúc trong hồ sơ xin việc. Việc đưa quá nhiều sở thích đôi khi khiến CV trở nên mơ hồ trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cân nhắc và lựa chọn những sở thích hữu ích nhất đối với vị trí bạn ứng tuyển để đưa chúng vào CV xin việc.

4. Hướng dẫn cách viết sở thích trong CV sao cho hiệu quả 

4.1. Nghiên cứu về công ty, vị trí đang ứng tuyển

Khi chuẩn bị CV, bạn cần nghiên cứu văn hóa công ty ứng tuyển. Văn hóa công ty sẽ thể hiện tinh thần, môi trường công ty, cũng như cá tính nhân sự mà công ty sẽ ưu tiên là gì? Với vị trí bạn đang ứng tuyển, hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu công việc cần ứng viên có cá tính, trình độ, kỹ năng ra sao. Đi sâu vào những khía cạnh trên sẽ là cơ sở, bước đệm để bạn hoàn thiện CV, nội dung sở thích trong CV cho thực sự nổi bật và phù hợp. 

4.2. Nghiên cứu khai thác sở thích của mình 

Mỗi người đều có vô số sở thích khác nhau, nhưng bạn đâu thể liệt kê tất cả hoặc ngẫu nhiên chúng vào CV của mình. Thay vào đó, bạn cần nghiên cứu, khai thác những sở thích của mình và đưa chúng vào CV một cách tự nhiên nhất.

  • Trước tiên hãy xem xét và liệt kê một lượt những sở thích mà mình có. 
  • Trong số đó, hãy đánh dấu lại những sở thích bạn đã duy trì lâu dài và vô hình nuôi dưỡng những kỹ năng nhất định trong bạn, hoặc nhóm sở thích mới nhưng có tiềm năng phát triển những kỹ năng cần thiết. 
  • Cuối cùng lọc ra những sở thích liên quan trực tiếp tới chuyên môn, vị trí mà bạn ứng tuyển. 
  • Với danh sách cuối, bạn cần tìm ra điểm liên quan giữa sở thích với vị trí ứng tuyển, hãy trả lời câu hỏi: sở thích đó giúp ích gì trong quá trình bạn làm việc?

4.3. Thể hiện sự liên kết sở thích cá nhân với yêu cầu, nhiệm vụ công việc

Dựa trên những căn cứ trước đó, bạn đã xác định được sở thích hữu ích cho vị trí ứng tuyển. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để trình bày chúng trong CV. Nguyên tắc bạn cần bám sát là thể hiện sự liên kết giữa sở thích cá nhân với yêu cầu, nhiệm vụ công việc. Ngoài ra, thay vì viết chung chung sở thích, hãy đi sâu vào sở thích của mình.

VD, với vị trí biên kịch hoạt hình cho trẻ, thay vì chỉ ghi sở thích là đọc sách, bạn nên ghi thể loại sách bạn thích đọc là gì (VD: Thích đọc sách: truyện cổ tích (truyện cổ Grim, truyện cổ Andersen…),...

4.5. Số lượng sở thích trong CV giới hạn là bao nhiêu 

Liệt kê quá nhiều sở thích sẽ làm nội dung trong CV dài dòng, gây mất tập trung. Thay vì liệt kê tràn làn, bạn nên giới hạn trình bày 2 - 3 sở thích trong CV của mình. Với mỗi sở thích được trình bày, bạn nên mô tả chi tiết chúng để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn tính cách, giá trị của những sở thích đó với bạn và vị trí tuyển dụng. 

4.6. Vị trí trình bày sở thích cá nhân phù hợp nhất

Nội dung sở thích trong CV nên đặt sau các phần quan trọng khác như mục tiêu nghề nghiệm, kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng… Cách sắp xếp này phù hợp với quá trình đánh giá của nhà tuyển dụng. Chúng cũng biến sở thích là thông tin bổ trợ cho những nội dung quan trọng đã trình bày trước. 

sở thích trong cv

5. Mẫu nội dung sở thích trong CV cho các ngành nghề.

5.1. Nhóm ngành marketing/truyền thông/quảng cáo 

Với nhóm ngành nghề marketing, truyền thông hay quảng cáo, nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có tinh thần năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu thông tin đa dạng, cũng như tính chất “đa năng” ở ứng viên. Với nhóm này, để sở thích trong CV thêm phần nổi bật, bạn nên ưu tiên những sở thích sau đây:

  • Sở thích biên tập nội dung viết lách: viết truyện, làm thơ, chơi chữ
  • Đọc tin tức trong nước và quốc tế: tin tức thị trường, thông tin các chiến dịch quảng cáo
  • Chụp/Chỉnh sửa ảnh và video
  • Đọc sách văn học, chuyên môn, khoa học xã hội. 

5.2. Nhóm ngành thiết kế, kiến trúc 

Với những nhóm ngành ưu tiên tính sáng tạo, thẩm mỹ, khéo léo như thiết kế và kiến trúc. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, mục sở thích trong CV của bạn nên có những nội dung sau: 

  • Vẽ tranh, ký họa
  • Sở thích chụp ảnh và chỉnh sửa
  • Đọc tạp chí thời trang, kiến trúc 
  • Nghiên cứu văn hóa
  • Nghiên cứu lịch sử kiến trúc thế giới và Việt Nam
  • Xem phim: Khoa học viễn tưởng,...

5.3. Nhóm ngành nghề kinh doanh, chăm sóc khách hàng

Khối ngành kinh doanh, chăm sóc khách hàng yêu cầu cao ở ứng viên tính khéo léo, nhanh nhạy và khả năng chịu áp lực trong công việc cao. Vì vậy, những nội dung sở thích trong CV phù hợp với nhóm ngành này bao gồm: 

  • Sở thích tham gia các hoạt động tình nguyện
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt nhóm, đoàn thể như tham gia văn nghệ 
  • Kinh doanh online

5.4. Nhóm ngành Giáo dục 

Với nhóm ngành đặc thù trên, chuyên môn vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu, tuy nhiên để trở thành người giáo viên ưu tú, những kỹ năng mềm là cần thiết để bạn vươn lên trong nghề. Những sở thích sau sẽ bổ trợ những kỹ năng mềm, đôi khi là cả kỹ năng chuyên môn và giúp CV bạn nổi bật hơn: 

  • Xem tin tức 
  • Đọc sách: văn học, khoa học, văn hóa - xã hội, lịch sử…
  • Xem phim tài liệu 
  • Nghiên cứu tâm lý học hành vi: tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên, phụ huynh

5.5. Nhóm ngành công nghệ thông tin/IT

Với nhóm ngành đề cao niềm đam mê, tính logic và cẩn thận như công nghệ thông tin. Những nội dung sở thích trong CV giúp bạn bạn ấn tượng hơn đối thủ cũng như giúp bạn phát triển hơn nữa trên hành trình của mình bao gồm:

  • Nghiên cứu ngôn ngữ lập trình
  • Thiết kế game
  • Lắp ráp mô hình 
  • Nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm công nghệ,...

sở thích trong cv

Lời kết 

Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cách viết sở thích trong CV sao cho hiệu quả nhất. Đừng quên áp dụng những chia sẻ của 123job.vn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin việc của mình để phần sở thích cá nhân trở thành điểm sáng và để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng bạn nhé!