Bạn đang muốn tạo ra một mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào? Hãy để 123job.vn giới thiệu cho bạn nhé!

Để có được một công việc tốt, phù hợp trong thời buổi hiện tại là khá khó vì ngành giáo dục - đào tạo có sự cạnh tranh cao, các ứng viên cần có nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm để làm việc trong môi trường khắt khe này. Chính vì vậy việc gửi đến nhà tuyển dụng một mẫu CV ngành giáo dục - đào tạo chuẩn chỉnh sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi khi ứng tuyển vị trí này. 

I. Khái quát về ngành giáo dục - đào tạo

Giáo dục - đào tạo là ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội, đất nước. Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Giáo dục nâng cao dân trí của mỗi đất nước, mỗi quốc gia nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc. 

Giáo dục - đào tạo là công việc đòi hỏi những kinh nghiệm và tính chất công việc đặc thù chính vì vậy mà CV của ngành giáo dục - đào tạo mới nhất có thể những yêu cầu riêng và có nhiều mẫu khác nhau dành cho các loại công việc như: Giảng viên đại học, giáo viên trung học, giáo viên mầm non, trợ giảng… Trong CV, không đơn thuần là việc bạn liệt kê những thông tin như một bản sơ yếu lý lịch, CV ở đây là cách bạn trình bày những điểm mạnh, sở trường, thành tích bạn đã đạt được, kinh nghiệm làm việc của bạn để thông qua đó nhà tuyển dụng ấn tượng và muốn gặp bạn phỏng vấn.

II. Cách viết CV ngành giáo dục

1. Thông tin cá nhân

Bạn cần nêu đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân như họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại, số điện thoại… để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn một cách dễ dàng. Thông tin cá nhân là những thứ liên quan đến bạn nên việc trình bày thông tin cá nhân vừa ngắn gọn, rõ ràng, chính xác cũng là cách bạn khẳng định giá trị của bản thân.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn hãy nêu rõ những mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn đạt được trong các khoảng thời gian nhất định như 5 năm, 10 năm… Bên cạnh đó, là một nhà giáo, điều quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn chính là đào tạo được những học sinh giỏi, những mầm non tương lai của đất nước trở thành những người tốt, có ích cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

3. Kinh nghiệm

Những kinh nghiệm của bạn có thể tích lũy từ những năm đầu đại học khi đi làm gia sư, kinh nghiệm tiếp theo đã giảng dạy tại trung tâm dạy học có tiếng…  Hãy nêu bật điều này ở phần kinh nghiệm công việc trong CV ngành giáo viên của bạn để nhà tuyển dụng thấy được năng lực làm việc của bạn. Hoặc bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm đi làm trước đó thì hãy mạnh dạn nêu lên những hoạt động bạn đã từng tham gia ở trường, các thành tích nghiên cứu khoa học từng làm… đây cũng là những điểm cộng trong CV xin việc của bạn.

4. Học vấn

Hãy nêu rõ trình độ học vấn của mình, bằng cấp bạn đã đạt được như bằng cử nhân tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, hay chứng chỉ Sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm… Với ngành giáo dục - đào tạo thì bằng cấp cực kỳ quan trọng, nó sẽ là minh chứng cho việc bạn có trình độ nghiệp vụ sư phạm, bạn đủ tư cách, năng lực để có thể dạy học. 

5. Thông tin khác

Bên cạnh việc liệt kê những bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn bạn đã đạt được như bằng cử nhân sư phạm thì hãy thêm vào đó cách chứng chỉ hoạt động xã hội, hoạt động giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ em, đó là những điểm cộng cho CV của bạn. Nếu bạn làm được những yêu cầu trên thì bạn đã tạo được một mẫu cv ngành Giáo dục - Đào tạo đẹp nhất rồi. 

  • Giải thưởng: Trong quá trình học tập tại trường Đại học nếu bạn có tham gia các khóa luận, các công trình nghiên cứu khoa học được giải thì đừng ngần ngại viết vào CV nhé. Đây sẽ là điểm sáng trong CV của bạn để nhà tuyển dụng cân nhắc giữa các ứng viên. Hoặc nếu bạn đã có kinh nghiệm đi dạy, đã từng đi thi các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, dù ở cấp nào đi chăng nữa thì đây cũng là dấu mốc quan trọng giúp bạn khẳng định năng lực của mình.
  • Sở thích: Nhà tuyển dụng đôi khi cũng sẽ hứng thú đối với sở thích của bạn như việc yêu sách, thích tìm hiểu thông tin và dành nhiều thời gian để nghiên cứu hơn là dành thời gian lướt facebook. Với một người làm trong ngành giáo dục đào tạo thì việc có sở thích về những vấn đề xã hội, du lịch thế giới hay đọc sách là những sở thích tốt, mang đến cho bạn sự sáng tạo, linh hoạt khi giảng dạy. Việc mở mang tri thức luôn là điều mà các thầy cô giáo cần để liên tục cập nhật cho học sinh, để theo kịp kiến thức thời đại.
  • Ngoại ngữ: Với xã hội phát triển, ngày càng hiện đại hóa thì thầy cô giáo không chỉ còn biết dạy học với ngôn ngữ tiếng Việt mà còn yêu cầu giỏi tiếng Anh hoặc nhiều ngôn ngữ khác. Việc bạn có cho mình khả năng giỏi ngoại ngữ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. 
  • Kỹ năng: Giáo viên cần có rất nhiều kỹ năng không chỉ kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, mà giáo viên cũng cần có sự linh hoạt, nhạy bén trong cách cư xử, dạy dỗ học sinh, cách tổ chức, quản lý lớp học sao cho hiệu quả… Ngoài ra giáo viên cũng cần có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để vừa có thời gian dành cho công việc giảng dạy, soạn giáo án, vừa có thời gian dành cho gia đình và bản thân. Việc sắp xếp, quản lý tốt thời gian sẽ khiến cho những giáo viên không quá mệt mỏi với công việc của mình mà vẫn có những khoảng khắc thư giãn, nghỉ ngơi.

Mẫu cv giáo viên dạy toán chuyên nghiệp nhấtMẫu cv giáo viên dạy toán chuyên nghiệp nhất

III. Những lưu ý khi viết CV ngành giáo dục - đào tạo

Một mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp cần có bố cục rõ ràng, trình bày đẹp mắt, đơn giản. Hãy ưu tiên những thông tin quan trọng và có khả năng làm nổi bật bạn lên trước để nhà tuyển dụng thấy được những ưu điểm của bạn và sự phù hợp đối với công việc bạn đang ứng tuyển.

1. Nói không với lỗi chính tả

Bạn tuyệt đối không cho phép cv xin việc giáo viên của mình mắc bất kỳ lỗi chính tả nào. Bản thân bạn là người ứng tuyển vị trí giáo viên thì bạn không thể mắc lỗi nghiêm trọng như vậy. Cho dù bạn là người có chuyên môn giỏi đến đâu mà trong cv của bạn dính 1 lỗi chính tả thôi thì toàn bộ ấn tượng của nhà tuyển dụng đối với bạn sẽ sụp đổ. Tất cả những câu văn được trình bày trong cv cần phải trau chuốt, rõ ràng, đầy đủ chủ ngữ, không cộc lốc, không thô tục.

2. Tránh dài dòng, lan man

Lưu ý tiếp theo mà bạn cần lưu ý đó chính là độ dài của cv xin việc. CV không nên viết quá dài và lan man, CV chỉ nên trình bày những vấn đề quan trọng, cần thiết, đủ ý. Bạn không nên liệt kê quá trình học tập từ các cấp 2, cấp 3 vào trong cv xin việc. Bạn cũng không nên liệt kê ra những kinh nghiệm và những kỹ năng không có liên quan đến công việc giáo viên mà các bạn đang ứng tuyển. Một bản cv xin việc tốt có độ dài không quá 2 trang A4.  Nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn nữa thì bạn có thể tự thiết kế mẫu cv xin việc cho chính mình bằng nhiều công cụ khác nhau như: thiết kế cv xin việc trên microsoft word hay Excel, Powerpoint. Hoặc bạn có thể tham khảo những mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo của 123job.vn để tạo ra một cv xin việc giáo viên chuyên nghiệp nhất nhé!

3. Cách chọn mẫu CV ngành giáo dục - đào tạo

Ngành giáo dục và đào tạo đôi khi sẽ có những sự khắt khe, chỉnh chu trong việc xét duyệt một cv xin việc giáo viên. Chính vì vậy mà cách chọn mẫu CV ngành giáo dục - đào tạo nhanh nhất là bạn nên tham khảo nhiều nguồn, điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân. Việc chọn màu sắc cho CV cũng rất quan trọng: màu xanh thể hiện sự đơn giản nhưng hơi khô khan, màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết, màu tím thể hiện cá tính,... Mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo thường sử dụng màu xanh, đỏ nhiều vì sự nhẹ nhàng, tinh tế. 

Để tạo ra một mẫu CV ngành giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp thì bạn cần phải có sự chỉnh chu trong câu từ, lựa chọn đưa những kinh nghiệm, sở thích, sở trường cá nhân phù hợp để nhà tuyển dụng có thể thấy được những điểm nổi trội mà lựa chọn bạn. Ngoài ra những kinh nghiệm bạn đưa ra cần trung thực để người tuyển dụng có thể thấy được khả năng thực chất của bạn.

Điều cuối cùng khi chọn mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo là bạn nên trình bày văn bản một cách rõ ràng, khoa học, đẹp mắt bằng cách sử dụng font chữ đơn giản, căn chỉnh, sắp xếp các phần vừa phải, bố cục cân đối giữa các phần, không nên cho thêm những họa tiết hoa văn quá đà, hình ảnh quá sexy, nhạy cảm của bản thân, hãy lựa chọn một chiếc ảnh chụp ngoại hình bạn với một tà áo dài hoặc 1 bộ váy công sở sẽ là điểm cộng cho CV của bạn.

4. Viết cv bằng tiếng Anh

Giáo viên tiếng AnhGiáo viên tiếng Anh

Đây là một bước đánh gục nhà tuyển dụng: Nếu như mang suy nghĩ rằng, CV xin việc giáo viên bằng tiếng Anh chỉ phù hợp trong môi trường quốc tế thì bạn đang lạc hậu trong kỷ nguyên kinh tế rồi đấy. Mẫu CV xin việc giáo viên tiếng Anh đang được nhiều trung tâm tổ chức giáo dục trong nước lựa chọn làm điều kiện để tuyển chọn giáo viên. Dĩ nhiên, phần lớn ứng viên ứng tuyển vào vị trí này đều có trình tiếng Anh “khủng”, vậy nên hãy tạo cho mình 1 cv bằng tiếng Anh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé! Bạn có thể tham khảo cách viết CV bằng tiếng Anh đạt chuẩn tại website 123job.vn để tạo ra một mẫu CV ứng ý nhất cho mình.

IV. 3 tiêu chí cần có của cv ngành giáo dục - đào tạo

1. Kết hợp các kỹ năng

Nghề giảng dạy là một trong những nghề quan trọng, vì giáo dục tạo nên con người, một nền giáo dục tốt sẽ khiến một thế hệ tương lai đất nước sáng ngời. Việc thầy cô có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt chưa đủ mà cần có nhiều kỹ năng kết hợp lại. Một người giáo viên cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy khi xử lý các tình huống, vấn đề với học sinh, biết cách tổ chức lớp học hiệu quả, là một tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo. Việc bạn nêu ra những kỹ năng mềm này trong CV ngành giáo dục - đào tạo là điều bạn nên thể hiện để chiếm trọn ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2. Độ dài phù hợp

Không nên viết quá dài dòng, lan man, liệt kê quá nhiều thông tin cá nhân hay kinh nghiệm của bản thân. Hãy đưa ra những thông tin ngắn gọn, chính xác, những thông tin liên quan trực tiếp đến công việc bạn sắp ứng tuyển, những thông tin có tính ấn tượng để nhà tuyển dụng nhớ về bạn. Cũng không nên trình bày quá ngắn gọn, sơ sài nếu bạn không muốn “trượt ngay từ vòng gửi xe”. Độ dài phù hợp cho CV xin việc ngành giáo dục - đào tạo là không quá 2 trang A4.

3. Trung thực

Hãy đưa ra những thông tin trung thực, khách quan nhất về bản thân trong CV ngành giáo viên, đây là đức tính cao quý của nghề giáo mà bạn cần có và cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết. Đừng liệt kê quá nhiều, cũng không nên cường điệu hóa những thành tích bạn đã đạt được, càng không nên thêm những thông tin mà bạn không làm ra. Qua vòng phỏng vấn những kỹ năng của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá nên đừng vội mừng khi bạn vẽ ra một bản CV quá hoàn hảo đánh lừa họ. Trung thực vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

V. Mẫu CV ngành giáo dục - đào tạo

Việc trình bày, tạo ra một mẫu CV đẹp mắt cho ngành giáo dục - đào tạo sẽ giúp bạn có được thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo các mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo qua trang web 123job.vn. Hoặc tham khảo cách viết mẫu cv bằng tiếng Việt cho ngành giáo dục - đào tạo mới nhất. Hãy lựa chọn những mẫu CV phù hợp nhất với công việc của bạn. 

VI. Kết luận

Trên đây là những điều cần lưu ý để bạn có một mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm và tạo ra những mẫu cv ngành giáo dục - đào tạo nhanh nhất, thuận tiện và đẹp nhất thông qua website 123job.vn. Chúc bạn thành công!